Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc (Đề số 27)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được ancol Y. X và Y lần lượt là?
A. tripanmitin và etylen glicol.
B. tripanmitin và glixerol.
C. tristearin và etylen glicol.
D. tristearin và glixerol.
Cacbohiđrat có nhiều trong mật ong là?
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. Xenlulozơ.
D. saccarozơ.
Metyl axetat có công thức cấu tạo là?
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ?
A. H2NC3H5(COOH)2.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. H2NCH2COOH.
X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là?
A. CH3NH2.
B. C6H5NH2.
C. H2N-CH2-COOH.
D. (C6H10O5)n.
Thủy phân este nào sau đây thu được ancol etylic (CH3CH2OH)?
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. HCOOCH2CH3.
D. CH3CH2COOCH3.
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. glucozơ.
B. tinh bột.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ.
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được C2H3O2Na và C2H6O. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3COOC2H5.
B. C2H3COOC2H5.
C. C2H3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Axit glutamic.
B. Anilin.
C. Etylamin.
D. Axit axetic.
Chất X có công thức CH3-NH2. Tên gọi của X là:
A. anilin.
B. etylamin.
C. metylamin.
D. propylamin.
Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột.
B. Saccarozơ.
B. Saccarozơ.
D. Glucozơ.
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Tinh bột.
B. Polietilen.
C. Tơ nilon-6.
D. Tơ visco.
Công thức của tripanmitin là:
A. C15H31COOH.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)C3H5.
Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen terephtalat), nilon- 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
X là amin no, đơn chức, mạch hở. Cho 4,72 gam X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Số đồng phân của X là.
A. 8.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch?
A. Metyl fomat.
B. Etylamin.
C. Metylamoni clorua.
D. Alanin.
Trong y học, cacbohidrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?
A. Glucozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su?
A. CH2=CH-CH=CH2.
B. CH2=CH2.
C. CH2=CHCl.
D. CH2=CH-CH3.
Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Gía trị của k là:
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Cho các chất sau: etyl axetat, vinyl fomat, tripanmitin, triolein, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là?
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 7.
Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng được với nhau không tạo thành kết tủa?
A. Ca(HCO3)2 và Ca(OH)2.
B. NaOH và H2SO4.
C. CuSO4 và KOH.
D. NaOH và Fe(NO3)2.
Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch?
A. NaNO3.
B. CuSO4.
C. AgNO3.
D. HCl.
Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là?
A. 2,7.
B. 8,1.
C. 4,05.
D. 1,36.
Cho 8,4 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là?
A. 6,40.
B. 7,68.
C. 9,2.
D. 9,36.
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 73) gam muối. Giá trị của m là:
A. 224,4.
B. 342,0.
C. 331,2.
D. 247,2.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức phân tử của đimetylamin là C2H7N.
B. Phân tử khối của propylamin là 57.
C. Ala-Gly-Ala có phản ứng màu biure.
D. Các amino axit có thể tham gia phản ứng trùng ngưng.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên của X là?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Thủy phân hoàn toàn 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 30,075.
B. 35,55.
C. 32,85.
D. 32,775.
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là:
A. 36,00.
B. 66,24.
C. 72,00.
D. 33,12.
Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X chứa sẵn 2 ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc sục vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là:
A. Có kết tủa trắng.
B. Có kết tủa màu vàng nhạt.
C. Có kết tủa màu đen.
D. Dung dịch Br2 bị nhạt màu.
Thủy phân 360 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
A. 360.
B. 300.
C. 270.
D. 265.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin là chất rắn.
(b) Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
(c) Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là một số chẵn.
(d) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
(e) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dung để dệt vải may áo ấm.
(f) Trong y học, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Số phát biểu đúng là?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 7 nguyên tử C.
(b) Một số este có mùi thơm được dung làm chất tạo mùi hương trong công nghiệp thực phẩm.
(c) Dung dịch saccarozơ không làm mất màu nước brom.
(d) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn hơn cao su thường.
(f) Các aminoaxit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
(g) Fructozơ có phản ứng cộng H2 tạo ra poliancol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 7.
Đốt cháy hoàn toàn 21,40 gam triglixerit X thu được CO2 và 22,50 gam H2O. Cho 25,68 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác 25,68 gam X tác dụng được tối đa với 0,09 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là?
A. 27,96.
B. 23,30.
C. 30,72.
D. 24,60.
Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 4,08 gam X cần tối đa 0,04 mol NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là?
A. 4,96.
B. 3,34.
C. 5,32.
D. 5,50.
Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là:
A. 19,2.
B. 18,8.
C. 14,8.
D. 22,2.
Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O2, thu được 32,22 gam H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là:
A. 14,42%.
B. 16,05%.
C. 13,04%.
D. 26,76%.
Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2 (đun nóng)
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác)
(d) X2 + CO → X5 (đun nóng, xúc tác)
(e) X4 + 2X5 ↔ X6 + 2H2O (H2SO4 đặc, đun nóng)
Cho biết X là este có công thức phân tử C10H10O4. X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là:
A. 118.
B. 132.
C. 104.
D. 146.
Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử Y là?
A. 49,31%.
B. 40,07%.
C. 41,09%.
D. 45,45%.
Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
* Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
* Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
* Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.