Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 chọn lọc (Đề số 29)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat.

B. propyl axetat.

C. metyl propionat.

D. metyl axetat.

Câu 2:

Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là:

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 3:

Amin ít tan trong nước là:

A. metylamin.

B. trimetylamin.

C. etylamin.

D. anilin.

Câu 4:

Tên gọi nào dưới đây không phải là của C6H5NH2?

A. Benzenamin.

B. Benzylamin.

C. Phenylamin.

D. Anilin.

Câu 5:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

A. 14.

B. 11.

C. 13.

D. 12.

Câu 6:

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?

A. Ancol metylic.

B. Glixerol.

C. Ancol etylic.

D. Etylen glicol.

Câu 7:

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là:

A. silic.

B. oxi.

C. sắt.

D. cacbon.

Câu 8:

Chất có nhiều trong quả chuối xanh là:

A. fructozơ.

B. tinh bột.

C. saccarozơ.

D. glucozơ.

Câu 9:

Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.

B. Dung dịch muối ăn.

C. Dung dịch etanol.

D. Dung dịch brom trong benzen.

Câu 10:

Phi kim X là chất rắn màu vàng ở nhiệt độ thường. X là:

A. iot.

B. cacbon.

C. lưu huỳnh. 

D. clo.

Câu 11:

Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với:

A. H2 (Ni, t0).

B. Cu(OH)2.

C. dung dịch Br2.

D. O2 (t0).

Câu 12:

Phenol có công thức phân tử là:

A. C6H5OH.

B. C3H5OH.

C. C4H5OH.

D. C2H5OH.

Câu 13:

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là:

A. C17H35COONa.

B. C2H5COONa.

C. C17H33COONa.

D. CH3COONa.

Câu 14:

Hiđrocacbon có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch ở nhiệt độ thường là?

A. hexan.

B. benzen.

C. stiren.

D. toluen.

Câu 15:

Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?

A. CH3COOC2H5.

B. HCOOC2H5.

C. C2H5COOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 16:

Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc:

A. β-glucozơ.

B. α-fructozơ.

C. β-fructozơ.

D. α-glucozơ.

Câu 17:

Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là:

A. CH3COOH.

B. C6H5COOH.

C. (COOH)2.

D. HCOOH.

Câu 18:

Cacbohiđrat nào sau đây có độ ngọt cao nhất?

A. glucozơ.

B. fructozơ.

C. saccarozơ.

D. amilopectin.

Câu 19:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3.

B. Al(OH)3.

C. NaHCO3.

D. (NH4)2CO3.

Câu 20:

Hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng bạc là:

A. axetilen.

B. etanal.

C. etanol.

D. metanol.

Câu 21:

Cho các phát biểu sau:

(1). Phenol (C6H5OH) và anilin(C6H5NH2) đều phản ứng với nước brom tạo kết tủa.

(2). Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ) tạo ra ancol bậc một.

(3). Axit fomic tác dụng với dung dịch KHCO3 tạo ra CO2.

(4). Etylen glicol, axit axetic và glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(5). Glucozơ và fructozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Halogen là những chất oxi hoá mạnh.

B. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.

C. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.

D. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.

Câu 23:

Cho các nhận định sau:

(1). Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.

(2). Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, xuất hiện kết tủa bạc.

(3). Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức màu xanh lam.

(4). Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ) thu được sản phẩm có cùng công thức phân tử.

(5). Glucozơ và fructozơ đều chứa nhóm chức anđehit.

(6). Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.

Số nhận định đúng là:

A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 3.

Câu 24:

Ancol nào sau đây thỏa mãn: có 3 nguyên tử cacbon bậc 1; có một nguyên tử cacbon bậc 2 và phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc?

A. 2-metylbutan-1-ol.

B. butan-1-ol.

C. 3-metylbutan-2-ol.

D. 2-metylpropan-1-ol.

Câu 25:

Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ar]3d54s2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc:

A. chu kì 4, nhóm IIA.

B. chu kì 4, nhóm VIIA.

C. chu kì 4, nhóm VIIB.

D. chu kì 4, nhóm VB.

Câu 26:

X là đồng phân của alanin. Đun nóng X với dung dịch NaOH tạo muối natri của axit cacboxylic Y và khí Z. Biết Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm, khi cháy tạo sản phẩm không làm đục nước vôi trong. Vậy Y, Z lần lượt là:

A. axit propionic và amoniac.

B. axit acrylic và amoniac.

C. glyxin và ancol metylic.

D. axit acrylic và metylamin.

Câu 27:

Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là:

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 28:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H8O2 khi tác dụng dung dịch NaOH tạo ra 2 muối Z, Y và nước. Biết Y có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 29:

Dung dịch X chứa glucozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Nếu đun nóng 100 ml dung dịch X với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ sinh ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được lượng kết tủa Ag là:

A. 51,84.

B. 69,12.

C. 34,56.

D. 38,88.

Câu 30:

Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,0.

B. 17,0.

C. 14,5.

D. 12,5.

Câu 31:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.

B. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.

C. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.

D. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 32:

Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 16,2.

B. 43,2.

C. 10,8.

D. 21,6.

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm 3 amino axit (chỉ có nhóm chức -COOH và –NH2 trong phân tử). 13,05 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Mặt khác,13,05 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 26,1 gam hỗn hợp X thì cần 25,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào Ba(OH)2 dư thì thu được 197 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 0,6.

B. 0,1.

C. 0,4.

D. 0,2.

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm: CH4; C2H2; C2H4 và C3H6, thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, 4,04 gam X phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 0,20.

B. 0,40.

C. 0,10.

D. 0,30.

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm metanal, axit etanoic, axit 2-hiđroxipropanoic cần dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc). Giá trị của m là:

A. 9.

B. 3.

C. 6.

D. 12.

Câu 36:

Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+1O4N) và Y (CnH2n+2O5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ, thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3(ở điều kiện thường là thể khí). Mặt khác, m gam E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m là:

A. 9,84.

B. 9,45.

C. 9,54.

D. 9,87.

Câu 37:

Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X+4AgNO3+6NH3+2H2OX1+2Ag+4NH4NO3

(b) X1+NaOHX2+2NH3+2H2O

(c) X2+2HClX3+2NaCl

(d) X3+CH3OHxt, t°X4+H2O

Biết X là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X2, sản phẩm thu được sản phẩm có 1 mol CO2. Phân tử khối của X4 là:

A. 118.

B. 60.

C. 104.

D. 120.

Câu 38:

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với.

A. 46,5%.

B. 43,5%.

C. 41,5%.

D. 48,0%.

Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác, a mol X làm mất màu vừa đủ 0,06 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 0,03.

B. 0,012.

C. 0,02.

D. 0,01.

Câu 40:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 12,96 gam Ag. Cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 10,04 gam.

B. 10,54 gam.

C. 13,66 gam.

D. 12,78 gam.