Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc , có lời giải ( Đề số 12 )
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham dự hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
A. Nhật Bản
B. Pháp
C. Ðức
D. Liên Xô
Một trong những thành tựu lớn nhất về kinh tế của Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX là
A. Đã hoàn thành công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế
B. Đã hoàn việc xây dựng nông trang tập thể hiện đại hóa nông thôn
C. Đã hoàn thành cơ khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa kinh tế nông thôn
D. Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép…
Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là do thực hiện cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng dận tộc dân chủ
B. Cách mạng trắng
C. Cách mạng xanh
D. Cách mạng chất xám
Nội dung nào không nói về sự phát triển kinh tế Mỹ nửa sau những năm 40 thế kỷ XX?
A. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới
B. Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của 5 nước cộng lại
C. Chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới
D. Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
Một trong những sự kiện quan trọng tiến tới nhất thể hóa châu Âu trong tháng 3-1995 là
A. Diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên
B. Bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân qua biên giới của nhau
C. Đồng tiền chung Châu Âu được phát hành
D. Kết nạp thêm 10 thành viên vào Liên minh châu Âu
Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
A. Liên Xô và Pháp
B. Liên Xô và Anh
C. Mỹ và Anh
D. Liên Xô và Mỹ
Cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ khi nào?
A. Những năm 40 của thế kì XX
B. Những năm 50 của thế kỉ XX
C. Những năm 60 của thế kỉ XX
D. Những năm 70 của thế kỉ XX
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp, tầng lớp nào bị bần cùng, không lối thoát?
A. Tầng lớp tư sản dân tộc
B. Tầng lớp tiểu tư sản
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp nông dân
Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?
A. Tiếng dân, Hữu Thanh, Chuông rè, Sự thật
B. Người cùng khổ, Nhân đạo, Bản án chế độ thực dân Pháp, Thanh niên
C. Người cùng khổ, Người nhà quê, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp
D. An Nam trẻ, Người cùng khổ, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có
A. Hội Đồng minh
B. Hội Phản đế
C. Hội Cứu quốc
D. Hội Phản phong
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942 hội Cứu quốc đã có khắp các châu ở
A. Bắc Cạn
B. Lạng Sơn
C. Cao Bằng
D. Thái Nguyên
Câu Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn (thành lâp 9-1945) được đổi thành
A.Việt Nam cứu quốc quân
B. Quân đội Quốc gia Việt Nam
C.Việt Nam giải phóng quân
D.Quân đội nhân dân Việt Nam
Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc tháng 10-1947 là gì?
A. Mở rộng vùng chiếm đóng lên vùng Trung du
B. Nhằm đánh phá căn cứ địa Việt Bắc của ta
C. Lấy lại vai trò của Pháp ở Đông Dương
D. Gây áp lực buộc ta phải đàm phán theo hướng có lợi cho chúng
“Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chiến dịch nào?
A. Chiến dịch việt Bắc năm 1947
B. Chiến dịch biên giới năm 1950
C. Chiến dịch Tây Nguyên năm 1954
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Ý nào sau đây là nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?
A. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng
B. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam
C. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước
Một trong những ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là
A. làm lung lay tận gốc chính quyền Sài Gòn
B. toàn dân nhất trí dồng lòng, không sợ hy sinh gian khổ
C. là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
D. làm nung lay hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
Chính sách nào của Mỹ - Diệm được thực hiện trong chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?
A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống
B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam
C. Mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thi hành “luật 10 - 59”
D. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”
Từ năm 1973 đến năm 1975, nhân dân Việt Nam chống lại chiến lược chiến tranh nào của Mỹ và tay sai?
A. Việt Nam hóa chiến tranh
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Chiến tranh một phía
Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam ngay sau khi giải phóng miền Nam là gì?
A. Thành lập chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng
B. Ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
C. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến
D. Quốc hữu hóa ngân hàng, các cơ sở sản xuất công nghiệp của Mĩ
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nướ
C. Làm thay đổi cục diện thế giới
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu
B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự
C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự
D. duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Mục đích thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là
A. thu hút vốn đầu tư, phương tiện, kĩ thuật của nước ngoài
B. xây dựng nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ
D. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, trở thành những nước công nghiệp mới
Một trong nguyên tắc cơ bản của Học thuyết Phucưđa (1977) của Chính phủ Nhật Bản là gì?
A. Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự
B. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô
C. Thực hiện ba cuộc cải cách kinh tế lớn
D. Củng cố tiềm lực quốc phòng giúp các nước Đông Nam Á
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới
B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu
C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát độngD. chiến lược Ngăn đe thực tế của MỹD. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mỹ
D. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mỹ
Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam là thấy được vai trò của giai cấp nào?
A. tư sản dân tộc
B. nông dân
C. vô sản
D. tiểu tư sản
Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương “chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân”?
A. Hội nghị tháng 11-1939
B. Hội nghị tháng 11-1940
C. Hội nghị tháng 11-1941
D. Hội nghị tháng 5-1941
Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang
B. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang
C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Luôngphabang
D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa
Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước đã hoàn thành?
A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi
B. Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973, chấm dứt chiến tranh Việt Nam
C. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975
D. Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 - 1976)
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng giá trị của chiến thắng Đường số 14 - Phước Long (tháng 1 - 1975)?
A. Trận trinh sát chiến lược
B. Trận nghi binh chiến lược
C. Trận mở màn chiến lược
D. Trận tập kích chiến lược
Xác định ý nghĩa tổng quan sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1976)?
A. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân
B. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác
C. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
D. Tạo điều kiện thuận lợi để miền Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỉ XXI, Việt Nam có thuận lợi
gì ?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
Điểm tương đồng trong tư tưởng cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc so với các vị tiền bối ở Việt Nam là
A. xuất phát từ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, cứu dân
B. sang phương Tây tìm đường cứu nước
C. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
D. lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản
Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình
B. Đây là cuộc cách mạng bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu
C. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu sắc
D. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo lực
Xác định nguyên nhân quyết định dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
A. Có sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia
B. Nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận thống nhất
C. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối đúng đắn, sáng tạo
D. Nhờ có hậu phương không ngừng được lớn mạnh vững chắc về mọi mặt
Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
A. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức
B. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn
C. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn
Điểm khác biệt giữa công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) với công cuộc cải tổ của Liên xô (1985) là gì?
A . Việt Nam lấy kinh tế làm trọng tâm, Liên xô lấy chính trị làm trọng tâm
B. Việt Nam lấy giáo dục làm trọng tâm, Liên Xô lấy chính trị làm trọng tâm
C. Việt Nam lấy chính trị làm trọng tâm, Liên Xô lấy kinh tế làm trọng tâm
D. Việt Nam lấy quân sự làm trọng tâm, của Liên xô lấy kinh tế làm trọng tâm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Đánh giá như thế nào cho đúng về kế hoạch Đờ-Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
A. phản ánh nỗ lực cao nhất của Pháp-Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh Đông Dương
B. đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn
C. phản ánh nỗ lực cao nhất của Pháp-Mĩ nhằm kéo dài chiến tranh Đông Dương
D. phản ánh thế thua không gì cứu vãn nổi của Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương
Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là
A. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của các lực lượng vũ trang
B. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ
C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng
D. quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi
Bài học lịch sử: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng như thế nào trong giai đoạn cách mạng (1954-1975)?
A. Thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng
B. Đề ra và thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân
C. Giành độc lập dân tộc sau đó xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội sau đó giành độc lập dân tộc