Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc ,có lời giải ( Đề số 14 )

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hội nghị Ian-ta (2-1945) phân chia vùng chiếm đóng của quân đội Liên Xô ở châu Á là

A. miền Bắc Triều Tiên

B. Các nước Đông Dương

C. Các nước Đông Nam Á

D. Mông Cổ

Câu 2:

Đâu không phải là thành tựu lớn nhất về kinh tế của Liên Xô trong thời gian từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX

A. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp điện vũ trụ điện hạt nhân

B. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất

C. Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép…

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ

Câu 3:

Trong thời kỳ cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy lĩnh vực nào làm trọng tâm?

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa

D. Quân sự

Câu 4:

Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tổ chức ASEAN không có nội dung nào sau đây?

A. Tất cả các nước đã giành được độc lập

B. Các nước còn gặp nhiều khó khăn

C. Các nước đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế

D. Mĩ muốn gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây nói về sự phát triển kinh tế Mỹ nửa sau những năm 40 thế kỷ XX?

A. Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới

B. Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

C. Trải qua những đợt suy thoái nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới

D. Chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới

Câu 6:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đề ra Chiến lược toàn cầu dựa trên sức mạnh vượt trội nào?

A. Kinh tế, giáo dục

B. Khoa học- kỹ thuật

C. Văn hóa, y tế

D. Kinh tế, tài chính, quân sự

Câu 7:

Sự thiết lập trật tự thế giới mới hai cực Xô - Mỹ trong những năm 1945 - 1949 là nhân tố hàng đầu chi phối

A. sự ra đời của hai nhà nước Đức

B. hệ thống chủ nghĩa xã hội được mở rộng

C. quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991

D. sự ra đời hoạt động của Liên Hợp quốc

Câu 8:

Đâu là nhà xuất bản của tiểu tư sản trí thức Việt Nam đã thành lập trong giai đoạn 1919 - 1925?

A. Phục Việt

B. Hưng Nam

C. Tiếng dân

D. Nam Đồng thư xã

Câu 9:

Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)
trong bối cảnh nào?

A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo

B. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa

C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo

D. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước

Câu 10:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là

A. chống đế quốc, chống phong kiến

B. tập hợp lực lượng thành lập mặt trận đoàn kết

C. giành độc lập dân tộc, chia ruộng đất cho dân cày

D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, dân sinh, dân chủ

Câu 11:

Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn

B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ

D. Cứu quốc quân với du kích Bắc Sơn

Câu 12:

Tháng 10-1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

A. Khẳng định vị thế của Pháp trước các nước đồng minh

B. Tăng cường sức mạnh của Pháp ở vùng Trung du Bắc Việt Nam

C. Buộc ta phải đàm phán theo hướng có lợi cho chúng

D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Câu 13:

Quân đội nước nào dưới đây được đồng minh giao nhiệm vụ giải giáp quân phiệt Nhật Bản ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

A. Quân Mỹ

B. Quân Anh

C. Quân Pháp

D. Quân Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 14:

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam đã thực hiện quyền công dân thông qua sự kiện nào dưới đây?

A. Đi học bổ túc văn hóa

B. Đi bầu cử đại biểu Quốc hội (1946)

C. tham gia lớp bình dân học vụ

D. tham gia tuần lễ vàng

Câu 15:

Thắng lợi nào đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Hòa Bình

B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954

D. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết

 

Câu 16:

Đến giữa tháng 5 - 1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Rút hết toàn bộ căn cứ quân sự, quân đội, nhân viên quân sự ở Đông Dương

B. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc - Nam Việt Nam

C. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương

D. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực

Câu 17:

Một trong những ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là

A. dẫn tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

B. “Đồng khởi” đã lan nhanh ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ

C. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ

D. Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pa - ri

 

Câu 18:

Phong trào thi đua của nông dân miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là phong trào

A. “Sóng duyên hải”

B. “Ba đảm đang”

C. Vững tay cày, hay tay súng”

D. “Ba sẵn sàng”

Câu 19:

Trong những năm 1996 - 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là

A. gạo, cà phê và thủy sản

B. gạo, hàng dệt may và nông sản

C. gạo, cà phê và điều

D. gạo, hàng dệt may và thủy sản

Câu 20:

Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3-1921 Lê nin và Đảng Bôn sê vích đã

A. ban hành hành “Sắc lệnh hoà bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”

B. ban hành “Chính sách cộng sản thời chiến”

C. ban hành “Chính sách kinh tế mới”

D. thực hiện cải cách Chính phủ

Câu 21:

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Phi được mệnh danh là

A. “Lục địa ngủ kỹ”

B. “Lục địa bùng cháy”

C. “Lục địa mới trỗi dậy”

D. “Người khổng lồ thức tỉnh”

Câu 22:

Một trong nguyên tắc cơ bản của Học thuyết Phucưđa (1977) của Chính phủ Nhật Bản là gì?

A. Đẩy mạnh hợp tác với tổ chức ASEAN

B. Đẩy mạnh hợp tác với tổ chức ASEAN trên cơ sở hợp tác quân sự

C. Củng cố tiềm lực kinh tế, quốc phòng giúp đỡ các nước Đông Nam Á

D. Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc quân sự - kinh tế

Câu 23:

Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ là do

A. khoa học trở thành cốt lõi

B. kỹ thuật trở thành cốt lõi

C. thông tin trở thành cốt lõi

D. công nghệ trở thành cốt lõi

Câu 24:

Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập

B. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp

C. Phát triển cân đối giữa các ngành

D. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp

Câu 25:

Cách mạng Việt Nam có thể tranh thủ những yếu tố thuận lợi nào để phát động đấu tranh dân chủ công khai trong những năm 1936 -1939?

A. Chủ nghĩa phát xít đã thể hiện rõ bản chất phản động của chúng

B. Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII

C. Chính sách tiến bộ của Chính phủ Mặt trận dân nhân Pháp ở thuộc địa

D. Phong trào chống chiến tranh phát xít phát triển mạnh mẽ trên thế giới

Câu 26:

Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là để thực hiện âm mưu gì?

A. cùng áp đặt ách thống trị để chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam

B. lật đổ chính quyền cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản

C. giải giáp quân đội Nhật để diệt trừ tận gốc chủ nghĩa phát xít

D. giúp thực dân Anh mở rộng thuộc địa từ Ấn Độ sang Đông Dương

 

Câu 27:

Thắng lợi của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 có ý nghĩa như thế nào?

A. Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

B. Làm cho quân Pháp rơi vào thế bị động đối phó với quân đội Việt Nam

C. Đã đập tan âm mưu thay chân Pháp và xâm lược Đông Dương của Mỹ

D. Khẳng định quyền chủ động hoàn toàn của quân đội ta trên chiến trường

Câu 28:

Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975 để Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?

A. Mỹ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn

B. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

C. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

D. Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Câu 29:

Sau chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân dân ta ở miền Nam (1 - 1975), chính quyền Mỹ đã có động thái nào?

A. Phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa

B. Nhanh chóng rút toàn bộ người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam

C. Đưa quân đội ứng phó thay cho quân đội Sài Gòn

D. Phối hợp với quân đội Sài Sòn phản công tái chiếm

Câu 30:

Từ thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) cho thấy nhân tố quyết định là do

A. nắm bắt được thời cơ, vượt qua thử thách, đưa đất nước tiến lên

B. coi giáo dục và đào tạo, khoa học kĩ thuật là quốc sách hàng đầu.

C. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, phát huy nội lực trong nước

Câu 31:

Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là gì?

A. Vượt qua đại dịch Covid - 19

B. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên

C. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng

D. Chiến tranh và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới

Câu 32:

Đặc điểm khách quan quy định sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

A. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân

B. Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền

C. Có ý thức tổ chức chặt chẽ, tính kỷ luật cao

D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất

Câu 33:

Hãy xác định thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam

B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương

C. Quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật đến khi quân Đồng minh rút khỏi Việt Nam

D. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đến khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh

Câu 34:

Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ (1945 - 1975) ở Việt Nam có điểm chung nào?

A. đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao

B. phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị

C. tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị

D. hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích

Câu 35:

Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì Đảng

A. tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

B. lãnh đạo xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh

C. có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ

D. kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại

Câu 36:

Xác định bản chất các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là

A. chủ nghĩa thực dân cũ

B. chủ nghĩa thực dân mới

C. chủ nghĩa thực dụng

D. khai hóa văn minh

Câu 37:

Đóng góp to lớn của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc yêu nước và cách mạng

B. Xác định mục tiêu đấu tranh mới giành độc lập, xây dựng chế độ tư bản

C. Sáng tạo nhiều hình thức đấu tranh mới như bạo động, cải cách, thành lập hội…

D. Làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân sang lập trường tư sản

Câu 38:

Trong quá trình phát triển, việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. ASEAN đưa ra những nguyên tắc hoạt động không phù hợp với một số nước

B. ở Đông Nam Á có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc

C. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau

D. có sự tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe

Câu 39:

Nội dung nào dưới đây là khái quát đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

B. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tranh thủ sự ủng hộ của của quốc tế

C. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của của quốc tế

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 40:

Nhận xét đúng về một nội dung của phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?

A. “Vì miền Nam ruột thịt,..mỗi người làm việc bằng hai”

B. Đảm đang tải đạn đáp ứng nhu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu

C. Đảm đang phục vụ chiến đấu khi cần thiết

D. Đảm đang việc nước, giỏi việc nhà