Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải ( Đề số 26 )
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội ở nước Nga (1917) được V.I.Lenin đề ra trong
A. Chính sách kinh tế mới (NEP)
B. Chính sách cộng sản thời chiến
C. Tác phẩm Quốc gia và cách mạng
D. Luận cương tháng Tư
Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là quốc gia
A. Tự do trong Liên bang Đông Dương
B. Độc lập trong liên bang Đông Dương
C. Độc lập, theo chế độ quân chủ chuyên chế
D. Độc lập, theo chế độ quân chủ lập hiến
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. Kém phát triển và suy thái
B. Tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ
C. Có sự phục hồi và phát triển
D. Lâm vào trì trệ, khủng hoàng
Từ những năm 70 của thế kì XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng xanh
B. Cách mạng chất xám
C. Cách mạng trắng
D. Cách mạng công nghiệp
Quốc gia nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thế gới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ
B. Pháp
C. Nhật
D. Anh
Người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt Trăng (năm 1969) là
A. Gagarin
B. Armstrong
C. Collins
D. Aldrin
Năm 1923, một số địa chủ và tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào đấu tranh nào dưới đây?
A. Tẩy chay tư sản Hoa kiều
B. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”
C. Chống độc quyền cảng Sài Gon
D. Đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu
Năm 1925, tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản ở Pháp?
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
B. “Nhật kí trong tù”
C. “Đường Kách mệnh”
D. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) được triệu tập tại
A. Pác Pó (Cao Bằng)
B. Bắc Sơn (Lạng Sơn)
C. Bà Điểm (Gia Định)
D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ năm 1949, chính phủ Pháp bắt đầu nhận viện trợ của nước nào?
A. Nhật Bản
B. Anh
C. Mĩ
D. Hà Lan
Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào
A. “Ngày đồng tâm”
B. “Hũ gạo cứu đói”.
C. “Tuần lễ vàng”
D. “Nhường cơm sẻ áo”
Từ năm 1965 đến năm 1968, ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã thực hiện chiến lược
A. Chiến tranh đặc biệt
B. Chiến tranh đơn phương
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh cục bộ
Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh đơn phương
Tháng 12/1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới đất nước toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là đổi mới về
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Tư tưởng
D. Văn hóa
Thực chất Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là hội nghị
A. Bàn về vấn đề liên quan đến hòa bình thế giới
B. Hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô
C. Đàm phán giữa khối Đồng Minh và phe phát xít
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
A. Thông qua quyết định kết nạp Mianma vào ASEAN
B. Tuyên bố xây dựng Cộng đồng ASEAN thống nhất, vững mạnh
C. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN
D. Thông qua quyết định kết nạp Brunay vào ASEAN
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nexon Mandela?
A. Namibia tuyên bố độc lập
B. Nước Cộng hòa Dimbabue ra đời
C. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi bị xóa bỏ
D. Cách mạng Anggola và Modambich thành công
Sự liên minh chặt chẽ về quân sự của các nước Tây Âu với Mĩ được biểu hiện ở việc
A. Thực hiện bao vây, cấm vận Liên Xô
B. Tham gia vào khối quân sự NATO
C. Trở lại xâm lược thuộc địa cũ
D. Liên minh với nhau để tấn công Liên Xô
Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là
A. Mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác
B. Điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp
C. Cơ hội thuận lợi để bước đầu xây dựng cơ sở của Hội ở Việt Nam
D. Phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ
Vì sao nói: Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng máy Ba Son (tháng 8/1928) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Có mục tiêu kinh tế rõ ràng, tinh thần quyết liệt, có quy mô rộng lớn
B. Đấu tranh quyết liệt, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ
C. Quy mô rộng lớn, buộc Pháp phải nhượng bộ mọi yêu sách về kinh tế
D. Đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
Trong thời kì 1939 – 1945, lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương có sự phát triển từ
A. Đồng bằng tiến về các thành trị
B. Thành trị về đồng bằng
C. Miền núi xuống miền xuôi
D. Miền xuôi lên miền ngược
Từ ngày 2/9/1975 đến trước ngày 6/3/1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc
A. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa quân Đồng minh
B. Việt Nam cần tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
C. Trung Hoa Dân quốc không đưa ra các yêu sách về quyền lợi chính trị
D. Dự đoán về khả năng: quân Trung Hoa Dân quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài
Thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã
A. Làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngôi Đình Diệm
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh xâm lược
C. Làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
D. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
Trong những năm 1970 – 1971, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia và Lào nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?
A. Thiết lập trở lại Liên bang Đông Duơng
B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á
D. Gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Đông Dương
Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
D. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 – 1975) ở Việt Nam là
A. Hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc
B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
C. Sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới
D. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và linh hoạt của Đảng
Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô trong những năm 1921 – 1925 là
A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
B. Khôi phục kinh tế
C. Tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc
D. Xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức Liên hợp quốc được thành lập xuất phát từ
A. Yêu cầu của Liên Xô và các nước Đông Âu
B. Nhu cầu duy trì hòa bình bền vững của nhân loại
C. Ảnh hưởng của Chương trình 14 điểm của Mĩ
D. Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa phong trào Cần Vương (1885 – 1896)?
A. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của quần chúng
B. Tương quan lực lượng giữa các nghĩa quân với thực dân Pháp quá chênh lệch
C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiết sự liên kết thành một phong trào thống nhất
D. Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn; chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử
Nội dung nào dưới đây không phải biể hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây (đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
A. Hiệp định về cơ sở trong quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết
B. Hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết
C. Hoa Kì, Canada và 33 nước châu Âu cùng kí kế Định ước Henxinki
D. Liên Xô và Mĩ kí thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do
A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác
B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn nhất
C. Tổng bộ H.ội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất
D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng
Ở Việt Nam, khởi nghĩa từng phần được xác định là khoang thời gian nào?
A. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp đến trước khi lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
B. Trước khi Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
C. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến khi đại diện quân Đồng minh kéo vào Đông Dương
D. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương
Điều khoảng nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với xự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Việt Nam?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị
C. Công nhận ở miền Nam Việt Nam tồn tại hai chính quyền
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh
Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam(1919 – 1929) so với cuộc khai thức thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là gì?
A. Tập trung vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp
B. Thực hiện tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách Đông Dương
C. Đầu tư ồ ạt với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế
D. Chú trọng phát triển giao thông vận tải để phục vụ nhu cầu quân sự
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
A. Nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu
B. Kết cục của cuộc đấu tranh
C. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu
D. Tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục
So với Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có sự khác biệt cơ bản về
A. Lực lượng lãnh đạo
B. Động lực cách mạng
C. Khuynh hướng chính trị
D. Tính chất điển hình
Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX có điểm giống nhau cơ bản về
A. Nguyên nhân trực tiếp
B. Nguyên nhân sâu xa
C. Tính chất phi nghĩa xuyên suốt
D. Lực lượng tham chiến
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 và các chiến phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều
A. Trải qua quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây
B. chủ trương cầu viện nước ngoài để giành độc lập dân tộc
C. có sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường vô sản
D. Xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân
Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh khướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản
A. Chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa
B. Chưa được giác ngộ về chính trị
C. Nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị
D. Chỉ đầu tranh đòi quyền lợi giai cấp
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phát huy bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
B. Tận dụng mọi khả năng đấu tranh công khai và hợp pháp
C. Tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân
D. Sử dụng đấu tranh chính trị trong mọi tình huống