Đề thi thử 2019 - Đề số 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong 3 năm từ năm 1918 đến năm 1920 là giai đoạn nước Nga Xô viết phải hoàn thành nhiệm vụ gì?

A. Chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

B. Chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.

C. Hoàn chỉnh bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị trên toàn lãnh thổ.

D. Đập tan âm mưu của các thế lực nội phản.

Câu 2:

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng của quân Đồng minh ở

A. bán đảo Triều Tiên.

B. nước Đức.

C. châu Âu.

D. Đông Dương

Câu 3:

Công cuộc cải tổ của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm?

A. 6 năm (1985-1991).

B. 4 năm (1985-1989).

C. 5 năm (1985-1990).

D. 7 năm (1985-1992).

Câu 4:

Hãy chỉ ra mục đích của Mĩ khi đề xướng thiết lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ tháng 8 - 1961?

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba tới các nước Mĩ Latinh.

B. Nhằm biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

C. Thúc đẩy sự hợp tác ở các nước Mĩ Latinh.

D. Nhằm viện trợ cho các nước Mĩ Latinh.

Câu 5:

Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ chín.

B. Thứ mười.

C. Thứ bẩy.

D. Thứ tám.

Câu 6:

Vì sao năm 1960 đi vào lịch sử các nước châu Phi với tên gọi là "năm châu Phi"?

A. Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập.

B. Là năm châu Phi hoàn thành việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A pác thai.

C. Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.

D. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. chủ nghĩa thực dân cũ.

D. địa chủ phong kiến.

Câu 8:

Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết vào thời gian nào?

A. Ngày 8 - 9 - 1951.

B. Ngày 9 - 8 - 1952.

C. Ngày 8 - 9 - 1952.

D. Ngày 9 - 8 - 1951.

Câu 9:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Tham gia khối quân sự NATO. 

B. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.

C. Có những hoạt động chống Liên Xô. 

D. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.

Câu 10:

Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?

A. Việc sản xuất, buôn bán vũ khí trên thế giới chấm dứt.

B. Quan hệ Mĩ và Liên Xô được cải thiện.

C. Xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.

D. Các khối, quốc gia đối đầu không còn tồn tại.

Câu 11:

Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì ?

A. "Chủ nghĩa khủng bố" hoành hành.

B. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

D. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là

A. do Liên Xô không tôn trọng nguyên tắc thỏa hiệp giữa các bên.

B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

C. do Mĩ tìm kiếm cơ hội hợp tác với quốc gia khác.

D. do tình hình thế giới thay đổi.

Câu 13:

Tại sao nền sản xuất và thương mại của nước ta trong giai đoạn này lại kém phát triển?

A. Chính sách độc quyền công thương của Nhà nước.

B. Nhà nước chỉ đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

C. Sự bành trướng của các thương nhân nước ngoài.

D. Không có tài nguyên và điều kiện cho nền sản xuất và thương mại phát triển.

Câu 14:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải bao hàm những nhiệm vụ nào?

A. Chống sự nhu nhược của triều đình Huế.

B. Chống thực dân Pháp xâm lược.

C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.

D. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.

Câu 15:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình cảnh của nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?

A. Tiếp tục bị mất đất, nghèo đói.

B. Phải đóng thuế, mua công trái.

C. Phải nhổ lúa trồng đay.

D. Phải cung cấp lương thực cho Pháp.

Câu 16:

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

A. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

B. lực lượng chính là binh lính.

C. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

D. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.

Câu 17:

Việt Nam Quốc dân Đảng lấy lực lượng nào làm chủ lực ?

A. Trung và tiểu địa chủ phong kiến.

B. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp đã giác ngộ cách mạng.

C. Công nhân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.

D. Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, trí thức trẻ.

Câu 18:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm

A. thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

B. phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.

C. đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.

D. cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

Câu 19:

Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của

A. địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản mại bản.

B. đế quốc, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

C. phong kiến, tư sản Việt Nam, tiểu tư sản.

D. đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản.

Câu 20:

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là

A. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12 -1920).

B. sự thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tác động đến hệ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.

C. đưa Bản yêu sách đến Hội nghi Vécxai (18 - 6 -1919).

D. đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

Câu 21:

Cuộc biểu tình tiêu biểu của nông dân diễn ra vào năm 1930 là

A. cuộc biểu tình của nông dân ThÁi Bình.

B. cuộc biểu tình của nông dân Hà Nam.

C. cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên - Nghệ An.

D. cuộc biểu tình của nông dân huyện Nam Đàn.

Câu 22:

Trong giai đoạn 1930 - 1931, các cuộc đấu tranh đánh dấu bước ngoặt của phong trào, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới diễn ra vào thời điểm nào sau đây?

A. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra vào tháng 2-1930.

B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày 1-5-1930.

C. Các cuộc biểu tình của nông dân và bãi công của công nhân Nghệ An - Hà Tĩnh vào tháng 9, tháng 10 năm 1930.

D. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra vào tháng 3, tháng 4 năm 1930.

Câu 23:

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là

A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa

B. khởi nghĩa vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.

C. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao.

D. chiến tranh du kích kết hợp khởi nghĩa từng phần.

Câu 24:

Yếu tố nào là nguyên nhân khách quan làm nên thành công của cách mạng tháng Tám?

A. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. Chiến thắng của Liên Xô và Đồng minh với phe phát xít.

C. Liên Xô tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản.

D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Câu 25:

Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

A. Ở hải ngoại.

B. Ở Trung Kì.

C. Ở Nam Kì.

D. Ở Bắc Kì.

Câu 26:

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì

A. Xô viết đã chia ruộng đất cho dân cày.

B. Xô viết là hình thái sơ khai của chính quyền của dân, do dân và vì dân.

C. lần đầu tiên hình thức này xuất hiện ở Việt Nam.

D. đã xuất hiện nhiều cuộc biểu tình của nông dân với quy mô lớn.

Câu 27:

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?

A. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).

B. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).

C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.

D. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930).

Câu 28:

Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm

B. Nạn đói, nạn dốt, nội phản.

C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản.

D. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.

Câu 29:

Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị, ở thành phố nào ta kìm chân địch trong thời gian lâu nhất?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hải Phòng, Huế, Nam Định.

C. Vinh.

D. Hà Nội.

Câu 30:

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào?

A. Là cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo.

B. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đứng lên chống Pháp xâm lược.

C. Thể hiện bản chất "vì dân" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 31:

Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?

A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.

B. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

C. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.

D. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.

Câu 32:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?

A. Núi Thành (Quảng Nam).

B. Bình Giã (Bà Rịa)

C. Vạn Tường (Quảng Ngãi)

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 33:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là

A. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc.

B. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 34:

Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc?

A. Bị thất bại trong "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam.

B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.

D. Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc cuối năm 1968.

Câu 35:

Từ sau năm 1960 đến trước năm 1969, cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Mặt trận Liên Việt.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 36:

Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là 

A. đấu tranh chính trị.

B. phá ấp chiến lược.

C. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.

D. đấu tranh vũ trang.

Câu 37:

"Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... " Bác Hồ phát biểu câu này ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Hà Nội - 2/9/1945.

B. Đền Hùng - 19/9/1954.

C. Pácpó -28/1/1941.

D. Tân Trào - 13/8/1945.

Câu 38:

Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?

A. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

B. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam.

C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyên giao khu vực.

Câu 39:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963 là gì?

A. Mĩ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.

B. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.

C. Do Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn.

D. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình.

Câu 40:

Mục tiêu ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội V.

B. Đại hội IV.

C. Đại hội VII.

D. Đại hội VI.