Đề thi thử 2019 - Đề số 7

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với mục tiêu gì?

A. Làm cơ sở để cải tạo nền nông nghiệp.

B. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

C. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.

D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Câu 2:

Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh?

A. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới.

B. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.

C. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.

D. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

Câu 3:

Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc những thiếu sót sai lầm chủ yếu nào?

A. Thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.

B. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh.

C. Không chú trọng phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. Mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Câu 4:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển khác trước?

A. Vùng giải phóng được mở rộng.

B. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

D. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

Câu 5:

Cuộc khởi nghĩa của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay diễn ra vào thời gian nào?

A. 22 - 2 - 1946.

B. 19 - 2 - 1946.

C. 19 - 2 - 1947.

D. 19 - 3 - 1946.

Câu 6:

Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 7/1/1984.

B. Ngày 30/4/1999.

C. Ngày 23/7/1997.

D. Ngày 28/7/1995.

Câu 7:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là

A. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chủ nghĩa Apácthai.

D. chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 8:

Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là tổ chức nào?

A. EU.

B. EEC.

C. AU.

D. ASEAN.

Câu 9:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. hợp tác với các nước tư bản cùng phát triển.

C. củng cố và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

D. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại.

Câu 10:

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào

A. phát triển kinh tế.     

B. phát triển văn hóa.

C. phát triển vũ khí hạt nhân.

D. phát triển lĩnh vực phần mềm.

Câu 11:

Quan hệ giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức được cải thiện sau sự kiện nào?

A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. Bức tường Béclin sụp đổ.

C. Cuối năm 1972, hai nước ký Hiệp định tại Bon.

D. Hai nước Đức tái thống nhất (10-1990).

Câu 12:

Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ

A. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

C. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 13:

Chính sách nào của nhà Nguyễn đã khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài ?

A. Chính sách "Mở cửa".

B. Chính sách độc quyền công thương.

C. Chính sách "Bế quan tỏa cảng"

D. Chính sách "Cấm đạo, diệt đạo".

Câu 14:

Nguyễn Phúc Ưng Lịch là tên thật của vị vua nào thời Nguyễn?

A. Đồng Khánh.

B. Kiến Phúc.

C. Hàm Nghi.

D. Duy Tân.

Câu 15:

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

A. lực lượng chính là binh lính.

B. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

C. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

D. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.

Câu 16:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã có tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?

A. Vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến.

B. Du nhập vào Việt Nam phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. Kinh tế Việt Nam được phát triển nhanh.

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam nhưng phương thức bóc lột phong kiến vẫn được duy trì.

Câu 17:

Tên gọi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện nào?

A. Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp.

B. Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

C. Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vécxai.

D. Bút danh khi Người viết báo tại Pháp.

Câu 18:

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam

A. con đường cách mạng vô sản. 

B. chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. lí luận giải phóng dân tộc

D. lí luận đấu tranh giai cấp.

Câu 19:

Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ?

A. Cộng sản đoàn.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

C. Tâm tâm xã.    

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 20:

Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới ?

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. Quốc tế Cộng sản.

C. Liên hợp quốc.

D. Hội Quốc liên.

Câu 21:

Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 6-1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).

B. Tháng 7-1935 tại I-an-ta (Liên Xô).

C. Tháng 7-1935 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).

D. Tháng 3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).

Câu 22:

Từ tháng 5 đến tháng 8/1930, trung tâm của cao trào cách mạng 1930 - 1931 chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Ở hải ngoại.

B. Ở Miền Bắc.

C. Ở Miền Nam.

D. Ở Miền Trung.

Câu 23:

Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến thẳng tay thi hành một chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn:

A. 1930 - 1931.

B. 1934 - 1935.

C. 1933 - 1934.

D. 1931 - 1932.

Câu 24:

Một trong những chủ trương sáng tạo lần đầu tiên được đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) là gì?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng.

C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

D. Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.

Câu 25:

Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.  

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.

Câu 26:

Trong bản Tạm ước 14/9/1946, ta đã nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào?

A. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc.

B. Một số quyền lợi về kinh tế, quân sự.

C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.

D. Một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

Câu 27:

Ngày 30 - 10 - 1947 đã ghi dấu chiến thắng nào trong Chiến dịch Việt Bắc của quân ta?

A. Trận Sông Lô.

B. Trận Khoan Bộ (Đoan Hùng).

C. Trận Khe Lau.

D. Trận đèo Bông Lau.

Câu 28:

Quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai đã đòi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thực thi những yêu sách nào?

A. Đòi giải tán Chính phủ, giải tán quân đội, xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin, đòi nắm quyền chi phối mọi mặt của đất nước ta.

B. Đòi cải tổ chính phủ, dành cho chúng một số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, những người Cộng sản phải ra khỏi Chính phủ.

C. Đòi cải tổ chính phủ, dành tất cả số ghế trong Quốc hội, đòi Việt Nam phải tiến lên chế độ dân chủ tư sản.

D. Đòi cải tổ chính phủ, đòi phải cung cấp quân đội và vũ khí đưa sang Trung Quốc, đòi nắm quyền chi phối ngoại giao.

Câu 29:

Âm mưu của Mĩ trong đông - xuân 1953 -1954 là

A. viện trợ quân sự cho Pháp để phân chia thành quả thắng lợi sau khi kết thúc chiến tranh.

B. viện trợ cho Pháp để xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn.

C. thông qua viện trợ, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh và chuẩn bị thay thế Pháp.

D. viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp.

Câu 30:

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời và mang đến thắng lợi cho quân ta. Quyết định đó là

A. chuyển từ "đánh lâu dài" sang "đánh nhanh, thắng nhanh"

B. chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh lâu dài"

C. chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc"

D. chuyển từ "đánh chắc, tiến chắc" sang "đánh lâu dài"

Câu 31:

Những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ có nguyên nhân chủ yếu là gì?

A. Ảnh hưởng của cách giải quyết vấn đề Triều Tiên trước đó.

B. Thắng lợi quân sự của Việt Nam chưa đủ mạnh để gây sức ép trên bàn ngoại giao.

C. Việt Nam chưa thực sự có tiếng nói trên bàn đàm phán và quan hệ quốc tế.

D. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế, có sự tham gia và chi phối của các nước lớn và xu thế chung. Ảnh hưởng của cách giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Câu 32:

Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954:

A. về thời gian rút quân.

B. khu vực đóng quân của hai bên.

 

C. về quyền dân tộc cơ bản.

D. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.

Câu 33:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã nhận định như thế nào về tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm?

A. Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị đồng thời kết hợp với lực lượng vũ trang.

B. Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là đấu tranh hòa bình giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu.

C. Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang.

D. Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu kết hợp với lực lượng chính trị.

Câu 34:

Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian :

1. Giải phóng Buôn Ma Thuột.

2. Chiến thắng Phước Long.

3. Giải phóng Huế.

4. Giải phóng Sài Gòn.

A. 3, 1, 2, 4.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 2, 1, 3, 4.

D. 2, 3, 1, 4.

Câu 35:

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là gì?

A. Khôi phục kinh tế.

B. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Tiếp tục cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 36:

Kết quả lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì?

A. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.

C. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20–12–1960).

D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.

Câu 37:

Việc giải phóng tỉnh Thừa Thiên đã đẩy quân đội Sài Gòn vào tình thế nào?

A. Bị cô lập ở Đà Nẵng.

B. Bị cô lập ở Sài Gòn.

C. Bị cô lập ở Quảng Ngãi.

D. Bị cô lập ở Quảng Nam.

Câu 38:

Hành động nào sau đây của Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1957 đã làm cho nhân dân ta hết sức bất bình?

A. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Thực hiện chế độ "Gia đình trị".

C. Tiến hành bầu cử riêng rẽ, phế truất Bảo Đại, lên làm tổng thống.

D. Tuyên bố tại Oa-sinh-tơn: "Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17".

Câu 39:

Chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm giống nhau nào dưới đây?

A. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng 

B. Đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.

C. Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.

D. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.

Câu 40:

Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là

A. tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam.

C. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.

D. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.