Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biểu đồ dưới đây là biểu đồ tỉ giá USD/VND từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2020.

Biểu đồ dưới đây là biểu đồ tỉ giá USD/VND từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2020.   Nguồn: SBV, Vietcombank Tỷ giá bán đạt cao nhất trong khoảng thời gian nào dưới đây? (ảnh 1)

Nguồn: SBV, Vietcombank

Tỷ giá bán đạt cao nhất trong khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Tháng 2/2020 đến tháng 4/2020.
B. Tháng 8/2018 đến tháng 10/2018.  
C. Tháng 8/2020 đến tháng 12/2020.
D. Tháng 4/2019 đến tháng 6/2019.
Câu 2:

Một chất điểm chuyển động có phương trình S = 2t4 + 6t2 - 3t + 1 với t tính bằng giây (s) và S tính bằng mét (m). Hỏi gia tốc của chuyển động tại thời điểm t = 3 (s) bằng bao nhiêu?

A. 88 (m/s2).
B. 228 (m/s2).
C. 64 (m/s2).
D. 76 (m/s2).
Câu 3:

Với a là số thực dương khác 1 và b là số thực dương tùy ý, logaa2 b bằng

A. 2logab

B. 2+logab

C. 1+2logab

D. 2logab

Câu 4:
Tìm số nghiệm của hệ phương trình x1x=y1y2x2xy1=0

A. 0

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 5:

Gọi  là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình 2z2 - z + 3 = 0. Điểm biểu của z1 trên mặt phẳng tọa độ là

A. 14;234

B. 14;234

C. 14;234

D. 14;234

Câu 6:

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P) qua điểm A(1;1;1) và vuông góc với đường thẳng OA có phương trình là

A. (P):xy+z=0

B. (P):x+y+z=0

C. (P):x+y+z3=0

D. (P):x+yz3=0

Câu 7:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt cầu (S) có tâm I(-1;4;2) và có thể thể tích bằng 256π3. Khi đó phương trình mặt cầu (S) là

A. (x+1)2+(y4)2+(z2)2=16

B. (x+1)2+(y4)2+(z2)2=4

C. (x1)2+(y+4)2+(z+2)2=4

D. (x1)2+(y+4)2+(z+2)2=4

Câu 8:
Tìm tập nghiệm của bất phương trình 2x1x12>0

A. (1,+)

B. ,34(3,+)

C. 34,1

D. 34,+\{1}

Câu 9:
Tổng các nghiệm phương trình cos3x+sin3x+2sin2x=1 thuộc (0;2π)

A. π

B. 

C. 

D. 

Câu 10:

Cho dãy số (un) có u1 =-1; d=2; Sn =483. Tính số các số hạng của cấp số cộng.

A. n = 20.
B. n = 21.
C. n = 22.
D. n = 23.
Câu 11:

Biết F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x)=e2xF(0)=32. Giá trị F12

A. 12e+12

B. 12e+2

C. 2e + 1

D. 12e+1

Câu 12:

Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y=x21x2 trên tập D=(;1]1;32. Tính giá trị của biểu thức T = m.M

A. T=19

B. T=32

C. T = 0

D. T=32

Câu 13:

Một chiếc xe đua đang chạy 180 km/h. Tay đua nhấn ga để về đích kể từ đó xe chạy với gia tốc a(t) = 2t + 1 (m/s2). Hỏi rằng 5s sau khi nhấn ga thì xe chạy với vận tốc bao nhiêu km/h?

A. 200.
B. 243.
C. 288.
D. 300.
Câu 14:

Sinh nhật lần thứ 17 của An vào ngày 01 tháng 5 năm 2021. Bạn An muốn mua một chiếc máy ảnh giá 3850000 đồng để làm quà sinh nhật cho chính mình nên An quyết định bỏ nhiều hơn ngày trước 1000 đồng. Hỏi đến ngày sinh nhật của mình, An có bao nhiêu tiền (tính ống heo 1000 đồng vào ngày 01 tháng 02 năm 2018 . Trong các ngày tiếp theo, ngày sau bỏ ống đến ngày 30 tháng 4 năm 2018)?

A. 4095000 đồng
B. 89000 đồng.
C. 4005000 đồng.
D. 3960000 đồng
Câu 15:

Giải bất phương trình log3(2x1)>3

A. x > 4

B. x > 14

C. x < 2

D. 2 < x < 14

Câu 16:

Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường cho bởi hàm số sau: y=x2, y=127x2, y=27x

A. S = 27ln2

B. S = 27ln3

C. S = 28ln3

D. S = 29ln2

Câu 17:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m[2022;2022] để hàm số y=x2+1mx1 đồng biến trên R
A. 2021.
B. 2023.
C. 2020.
D. 2022.
Câu 18:

Cho z=x+(x1)i,x. Có bao nhiêu số thực x thỏa mãn z2 là số thuần ảo?

A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. vô số.
Câu 19:
Cho số phức z thỏa mãn: |z1|=|z2+3i|. Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là
A. Đường tròn tâm I(1;2), bán kính R = 1.
B. Đường thẳng có phương trình 2x6y+12=0
C. Đường thẳng có phương trình x3y6=0
D. Đường thẳng có phương trình x5y6=0
Câu 20:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d: 2x - y + 3 = 0 và : x + 3y - 2 = 0. Phương trình đường thẳng d' đối xứng với d qua A là

A. 11x+13y2=0

B. 11x2y+13=0

C. 13x11y+2=0

D. 11x+2y13=0

Câu 21:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 - 2x + 8y + 4 = 0 và đường thẳng : x - y + 1 = 0. Qua điểm M thuộc đường thẳng A, kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (C) với A, B là tiếp điểm. Tính tổng các hoành độ điểm M sao cho diện tích tam giác IAB đạt giá trị lớn nhất (với I là tâm của đường tròn (C).

A. -1

B. -4

C. 2

D. 3

Câu 22:

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(-2;1;0), B(2;-1;2). Phương trình của mặt cầu có đường kính AB là

A. x2+y2+(z1)2=24

B. x2+y2+(z1)2=6

C. x2+y2+(z1)2=6

D. x2+y2+(z1)2=24

Câu 23:

Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương cạnh bằng 2 là

A. 48π

B. 2π3

C. 8π3

D. 12π

Câu 24:

Một người dùng một cái ca hình bán cầu (Một nửa hình cầu) có bán kính là 3 (cm) để múc nước đổ vào một cái thùng hình trụ chiều cao 10 (cm) và bán kính đáy bằng 6 (cm). Hỏi người ấy sau bao nhiêu lần đổ thì nước đầy thùng? (Biết mỗi lần đổ, nước trong ca luôn đầy)

Một người dùng một cái ca hình bán cầu (Một nửa hình cầu) có bán kính là 3 (cm) để múc nước đổ vào một cái thùng hình trụ chiều cao 10 (cm)  (ảnh 1)
A. 10 lần.
B. 24 lần.
C. 12 lần.
D. 20 lần.
Câu 25:

Cho hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh A. Hình chiếu vuông góc của A′ xuống (ABC) là trung điểm của AB. Mặt bên (ACC′A′) tạo với đáy góc 45°. Tính thể tích khối lăng trụ này.

A. 3a316

B. a333

C. 2a333

D. a316

Câu 26:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, các cạnh bên bằng a2. Gọi M là trung điểm của SD. Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (ABM).

A. 315a216

B. 35a216

C. 35a28

D. 15a216

Câu 27:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình cầu (S):x2+y2+z22x4y6z2=0. Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa Oy cắt mặt cầu (S) theo thiết diện là đường tròn có chu vi bằng 8π

A. (α):3x+z+2=0

B. (α):3x+z=0

C. (α):x3z=0

D. (α):3xz=0

Câu 28:

Trong không gian với hệ tọa độ. Chạy cho đường thẳng (d):x+12=y11=z23 và mặt phẳng (P):xyz1=0. Viết phương trình đường thẳng (A) đi qua điểm A(1;-2), biết (Δ)//(P)(Δ) cắt d.

A. x11=y11=z+21

B. x12=y11=z+23

C. x18=y13=z+25

D. x12=y11=z+21

Câu 29:

Cho hàm số đa thức f(x) có đạo hàm trên R. Biết F(-2) = 0 và đồ thị của hàm số y = f'(x) như hình vẽ bên. Hàm số y=4f(x)x2+4 có bao nhiêu cực tiểu

Cho hàm số đa thức f(x) có đạo hàm trên R. Biết F(-2) = 0 và đồ thị của hàm số y = f'(x) như hình vẽ bên. Hàm số y = trị tuyệt đối 4fx - x2 + 4 có bao nhiêu cực tiểu (ảnh 1)

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 30:

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S):x2+y2+z2+2x4y2z=0 và điểm M(0;1;0). Mặt phẳng (P) đi qua M và cắt (S) theo đường tròn (C) có chu vi nhỏ nhất. Gọi Nx0;y0;z0 là điểm thuộc đường tròn (C) sao cho ON=6. Tính y0.

A. -2

B. 2

C. -1

D. 3

Câu 31:

Cho hàm số f(x)=x4+mx+mx+1 (m là tham số thực). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của m sao cho max[0;1]f(x)3min[0;1]f(x)=310. Tổng các phần tử của S bằng

A. 1

B. 2

C. -2

D. -1

Câu 32:

Số giá trị nguyên của tham số m để phương trình x+1=3m2x2+1 có hai nghiệm thực phân biệt là

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 33:

Cho hàm số y = f(x) tha mãfx3+3x+1=3x+2 , x. Tích phân I=15xf'(x)dx có kết qu dạng ab. Tính a + b

A. 35

B. 36

C. 37

D. 15

Câu 34:

Một tổ có 10 học sinh trong đó có 2 học sinh A và B hay nói chuyện với nhau. Trong một giờ ngoại khóa, 10 học sinh này được xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang. Xác suất để xếp được hàng mà giữa 2 bạn A và B luôn có đúng 3 bạn khác bằng

A. 115

B. 15

C. 215

D. 110

Câu 35:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. Mặt phẳng (α) đi qua A, B và trung điểm M của SC. Mặt phẳng (α) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích lần lượt là V1, V2 với V1<V2. Tính V1 V2

A. V1V2=35

B. V1 V2=13

C. V1 V2=14

D. V1 V2=38

Câu 36:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 37:
Nhận định nào sau đây KHÔNG có trong đoạn trích?
A. Gia đình là tác nhân quan trọng nhất để hình thành một quốc gia
B. Một khi đã thiết tha yêu một ngôi nhà, con người ta mới sâu sắc yêu nước, yêu quê hương
C. Nơi nào ta sinh ra và lớn lên thì nơi đấy là nơi đáng sống nhất, đáng quý trọng nhất
D. Lòng yêu quê hương đất nước luôn là một cảm thức trong sáng tự nhiên, cần phải giáo dục
Câu 38:
Trong đoạn trích, cụm từ “nhà ơi” được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
A. Người dân mất nơi để sinh sống, quê hương, đất nước
B. Khi người dân nhớ về nơi mình từng sinh ra và lớn lên
C. Cặp vợ chồng chung thủy, lúc hạnh phúc nhất gọi nhau
D. Những người dân Tràng An khi nhắc về Hà Nội
Câu 39:
Theo đoạn trích, tại sao Kinh Thành ngun ngút cháy mấy lần?
A. Do những trận hỏa hoạn bắt nguồn từ người dân
B. Do lựa chọn ngẫu nhiên từ lịch sử, nhu cầu xã hội
C. Do phải đối đầu với nhiều thế lực ngoại xâm
D. Do tràn đầy sự nhiệt huyết rực cháy của con người
Câu 40:

Chủ đề của đoạn trích là gì?

A. Nơi đáng sống là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên
B. Tình cảm cá nhân, gia đình gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước
C. Hà Nội là nơi đáng sống, ước mơ của người Tràng An xưa cũ
D. Những sự kiện lịch sử xảy ra ở Hà Nội và suy nghĩ của tác giả
Câu 41:
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Tình cảm của tác giả đối với Việt Bắc
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc
C. Vẻ đẹp của quá khứ giữa “ta” và “mình”
D. Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Bắc
Câu 42:
Trong đoạn trích, chủ yếu con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp nào?
A. Giản dị, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
B. Dũng cảm, cùng đánh giặc với bộ đội, bảo vệ đất nước.
C. Đơn sơ, gắn liền với cuộc sống tình gân – dân trong thời kì kháng chiến
D. Giản dị, gắn liền với cuộc sống lao động và thiên nhiên Việt Bắc
Câu 43:
Câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” thể hiện ý nghĩa gì?
A. Thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt
B. Sự vận động nhanh chóng của thời gian, của cuộc sống
C. Âm thanh nhộn nhịp của thiên nhiên Việt Bắc
D. Sự thân thiết giữa con người và thiên nhiên ở Việt Bắc
Câu 44:

Hai câu thơ “Ta về mình có nhớ ta / Ta về ta nhớ những hoa cùng người” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh, ẩn dụ
B. Đối lập, liệt kê
C. Hoán dụ, điệp từ
D. Điệp từ, điệp cấu trúc
Câu 45:
Giọng thơ của đoạn thơ trên mang âm hưởng gì?
A. Ngọt ngào, trữ tình
B. Hùng vĩ, lớn lao
C. Bi tráng, hào hùng
D. Khích lệ, động viên
Câu 46:
Theo đoạn trích, đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh là hệ quả của việc làm nào?
A. Con người không biết vì người khác, Quốc gia không phòng chống dịch hiệu quả
B. Quốc gia không phòng chống dịch hiệu quả làm đại dịch hoành hành, tàn phá
C. Con người không biết vì mình, vì người khác khiến các quốc gia lây lan nhau
D. Con người không biết vì mình, vì người khác, quốc gia không phòng chống dịch hiệu quả
Câu 47:
Từ “vị thế” (được in đậm trong đoạn trích) thể được thay thế bằng tử nào sau đây?
A. địa vị
B. tầng lớp
C. điểm đứng
D. nơi chốn
Câu 48:
Trong đoạn trích, cụm từ “chúa tể muôn loài ẩn dụ cho điều gì?
A. Thiên nhiên, sinh thái
B. Động vật hoang dã
C. Động vật hung dữ
D. Những khó khăn trong cuộc sống
Câu 49:
Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người.
B. Con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên, vì mình, vì người để ổn định trạng thái cân bằng sinh thái
C. Phương thức đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại
D. Sức tàn phá của virus Covid
Câu 50:
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách ngôn ngữ khoa học
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 51:

Từ “phóng lên” trong câu “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.” có nghĩa giống với từ nào sau đây?

A. Vượt qua
B. Vươn lên
C. Đi nhanh
D. Chy
Câu 52:

Câu văn “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.” có ý nghĩa gì?

A. Cây xà nu có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của người dân Tây Nguyên
B. Cây xà nu rất kiên cường vượt qua mọi khó khăn
C. Cây xà nu phát triển nhanh chóng
D. Cây xà nu sinh sôi rất nhanh chóng, có sức sống vô cùng mãnh liệt
Câu 53:
Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Sức sống mãnh liệt của cây xà nu
B. Xà nu là một loài cây “ham ánh sáng”
C. Xà nu đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo vệ làng quê
D. Xà nu là đại diện của con người Tây Nguyên
Câu 54:

Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành ở phương diện nổi bật nào?

A. Sử dụng ngôi kể hợp lí và điểm nhìn linh hoạt, tạo hứng thú cho người đọc
B. Làm nổi bật vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc của Tây Nguyên bằng ngôn từ
C. Bút pháp miêu tả tài tình, lựa chọn hình ảnh đại diện đặc sắc, có chiều sâu
D. Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, lột tả tính cách nhân vật độc đáo
Câu 55:
Từ “ngã gục" trong đoạn trích có nghĩa là gì?
A. không còn khả năng sinh sống phát triển
B. rơi xuống vực sâu, không có điểm tựa
C. khuỵu xuống, không đi tiếp được
D. hấp tấp, vội vàng, không chắc chắn
Câu 56:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách

Ban chủ nhiệm! Chúng ta hãy cùng thảo luận để đưa ra sự nhất quán trong vấn đề này!

A. Ban chủ nhiệm
B. Chúng ta
C. thảo luận
D. nhất quán
Câu 57:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách

Con người thơ Tú Xương muốn đúng đắnđời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền.

A. con người
B. đúng đắn
C. đời sống
D. lưu đăng
Câu 58:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách

Chống tiêu cực trong thi cử bên cạnh đánh giá đúng chất lượng giáo dục còn có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán cơn bệnh trong giáo dục để trị tận căn.

A. tiêu cực
B. đánh giá
C. chuẩn đoán
D. tận căn
Câu 59:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và những hi vọng về một tương lai sáng lạng của họ.

A. miêu tả
B. khẳng định
C. hi vọng
D. sáng lạng
Câu 60:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách

Thông tin Vedan xả chất thải bị bắt quả tang, tôi nghe phong phanh qua đông nghiệp vào buổi chiều trước, khi VTV phát sóng (chiều thứ bảy 13/9/2008).

A. chất thải
B. quả tang
C. phong phanh
D. phát sóng
Câu 61:
Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. Thiên lương
B. Thiên đường
C. Thiên thư
D. Thiên độ
Câu 62:
Bài thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc văn học trung đại Việt Nam?
A. Hầu trời
B. Tự tình
D. Truyền kì mạn lục
D. Truyền kì mạn lục
Câu 63:
Nhà thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945?
A. Xuân Diệu
B. Hàn Mặc Tử
C. Nguyễn Bính
D. Hồ Xuân Hương
Câu 64:
Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. nông dân
B. công nhân
C. công dân
D. công bằng
Câu 65:
Tác phẩm nào KHÔNG cùng nhóm với các tác phẩm còn lại?
A. Người lái đò sông Đà
B. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
C. Thượng kinh kí sự
D. Hai đứa trẻ
Câu 66:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức ……….. cái ác; cái ……….. khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.

A. phản động – khát vọng
B. phản công – ước mơ
C. phản kháng – khát vọng
D. phản ứng – khát khao
Câu 67:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, ……….. .Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn cách nhìn nhận cuộc sống và con người.

A. tiểu thuyết
B. hồi kí
C. truyện ngắn
D. bút kí
Câu 68:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

……….. .là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, của những tình cảm trong quan hệ chính trị với cộng đồng (nội dung trữ tình chính trị). Thơ ông có giọng tâm tình ngọt ngào, phong cách đậm đà màu sắc dân tộc.

A. Xuân Diệu
B. Chế Lan Viên
C. Tố Hữu
D. Hữu Thỉnh
Câu 69:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

………..Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt.

A. Văn học hiện đại
B. Văn học dân gian
C. Văn học đương đại
D. Văn học trung đại
Câu 70:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

“Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu, là một hành vi chính trị, có đối tượng và mục đích rõ ràng. Khi viết, nhà văn phải tự hỏi viết về ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết định viết cái gì và viết như thế nào”.

Đoạn văn trên đây nói về ................... của Hồ Chí Minh.

A. mục đích sáng tác
B. quan điểm sáng tác
C. phương pháp sáng tác
D. nội dung sáng tác
Câu 71:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đổi bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

(Ch người tử tù – Nguyễn Tuân)

Cụm từ “biệt nhỡn liên tài” được in đậm trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

A. Sự cảm thông, thương xót cho người tài bị đối xử bất công
B. Cái nhìn kính trọng đặc biệt với người tài
C. Chỉ người có nhiều tài năng và khí phách hơn người
D. Chỉ người có sở thích sưu tầm câu đối
Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh được bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ổng đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.

(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Trận thủy chiến giữa ông lái đò và sông Đà
B. Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của con sông Đà
C. Sự tài tình, dũng cảm của ông lái đò
D. Vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn của con sông Đà
Câu 73:

Đọc đoạn trích sau dây và trả lời câu hỏi:

Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cấn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Câu nói “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” của Chí Phèo trong đoạn trích trên mang hàm ý gì?

A. Chí Phèo vui mừng vì sau bao ngày chìm đắm trong men rượu, nay hắn đã tỉnh lại
B. Chí Phèo vui sướng hạnh phúc vì được xã hội đón nhận
C. Chí Phèo đang hạnh phúc và khát khao được kéo dài hạnh phúc với Thị Nở
D. Chí Phèo vui mừng vì Thị Nở đồng ý giúp hắn trở thành người lương thiện
Câu 74:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng ti.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc...

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Đoạn trích thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Mị?

A. Khát khao tự do
B. Hay chần chừ
C. Dũng cảm
D. Liều lĩnh
Câu 75:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nướC. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lú bán nước và lũ cướp nước.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?

A. Bình luận
B. Phân tích
C. Giải thích
D. Chứng minh
Câu 76:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thắng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

Đặc điểm tính cách nào ở nhân vật Việt được thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Lộc ngộc, hồn nhiên
B. Dũng cảm, kiên cường
C. Giàu tình yêu thương
D. Yêu nước, căm thù giặc
Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

                                                  Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

                                                  Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

                                                  Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

                                                            (Tràng giang – Huy Cận)

Cụm từ nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo, tài hoa của Huy Cận trong cách dùng từ ngữ?

A. Sâu chót vót
B. Gió đìu hiu
C. Bến cô liêu
D. Lơ thơ cồn nhỏ
Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đâu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Nó nói:

- Qua chỗ nước êm thằng Mỹ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ.

Nhưng lần đó, Tnú tới một thác sông Đắc – năng, vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong ngậm vào miệng, định vượt thác thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt. Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Trú?

A. Mưu trí, dũng cảm
B. Hiên ngang, quyết liệt
C. Yêu thương, tình nghĩa
D. Cố chấp, bảo thủ
Câu 79:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn
B. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn
C. Lời tuyên bố độc lập của dân tộc
D. Biểu dương sức mạnh của dân tộc ta
Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

                                                                (Việt Bắc – Tố Hữu)

Mười lăm năm ấy” là khoảng thời gian nào?

A. Từ Cách mạng tháng Tám đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
B. Từ thời kì kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
C. Từ khi giặc Pháp đến xâm lược đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
D. Từ khi bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
Câu 81:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                                                  Phải biết gắn bó và san sẻ

                                                  Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                                                  Làm nên Đất Nước muôn đời....

                                                                (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ “hóa thân” trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

A. hòa nhập làm một với Đất Nước
B. Đóng vai Đất Nước
C. Đóng góp, cống hiến cho Đất Nước
D. Hi sinh thân mình cho Đất Nước
Câu 82:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Ta muốn ôm

                                                  Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.

                                                  Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

                                                  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

                                                  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

                                                  Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

                                                  Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng,

                                                  Cho no nê thanh sắc của thời tươi

                                                  - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                                                                (Vội vàng – Xuân Diệu)

Từ “tình yêu” được in đậm trong đoạn trích trên được hiểu là gì?

A. Tình yêu nam nữ
B. Tình yêu cuộc sống
C. Tình yêu thiên nhiên
D. Tình yêu gia đình
Câu 83:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ T Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là “Kiều”, rất “Kiều” trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy".

(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Trong đoạn trích trên, vẻ đẹp của sông Hương được khám phá từ góc nhìn nào?

A. Âm nhạc
B. Thơ ca
C. Lịch sử
D. Địa lí
Câu 84:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                                  Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                                                  Mặt trời chân lí chói qua tim

                                                  Hồn tôi là một vườn hoa lá

                                                  Rất đậm hương và rộn tiếng chim

                                                                                      (Từ ấy – Tố Hữu)

Đoạn trích trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

A. Niềm hân hoan, vui mừng khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn khi được hòa nhập với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng, hân hoan khi lần đầu đến với thi ca
D. Niềm vui sướng, phấn khởi đón chào mùa hạ
Câu 85:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giảm mãi thành đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc những người chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.

(Thuốc – Lỗ Tấn)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 86:

Sắp xếp các thông tin ở cột I với cột II sau đây để xác định đúng tiến trình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Sắp xếp các thông tin ở cột I với cột II sau đây để xác định đúng tiến trình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. (ảnh 1)
A. 1, 3, 2, 4.
B. 2, 1, 3, 4.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 1, 2, 4, 3.
Câu 87:

So với giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888), giai đoạn thứ hai của phong trào Cần vương (1888 - 1896) có điểm khác biệt về

A. thành phần lãnh đạo.
B. mục tiêu đấu tranh.
C. lực lượng tham gia
D. hình thức đấu tranh
Câu 88:

Phong trào Đông du (1905 - 1908) do Hội Duy tân tổ chức đã đưa thanh niên Việt Nam sang học tập ở quốc gia nào?

A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Pháp
D. Thái Lan
Câu 89:
Trước khi tiến hành cuộc Duy tân Minh trị (1868), Nhật Bản theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Cộng hòa đại nghị.
D. Cộng hòa quý tộc.
Câu 90:

Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX?

A. Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện phát triển kinh tế.
B. Làm giàu từ buôn bán vũ khí trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Hợp tác hiệu quả trong liên minh quân sự khu vực.
D. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
Câu 91:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 92:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930 là

A. tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. xây dựng lí luận chính trị giải phóng dân tộc.
C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
D. đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của cách mạng.
Câu 93:

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)  đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
D. Chiến thắng trong Đông - Xuân 1953 - 1954.
Câu 94:

Từ sau ngày 30 - 4 - 1975, để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống lại những lực lượng nào sau đây?

A. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B. Quân Khơme đỏ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân Khơme đỏ và quân Trung Quốc.
D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 95:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam?

A. Tách rời với mặt trận chính trị và mặt trận ngoại giao.
B. Chỉ tác động một chiều lên các mặt trận chính trị và kinh tế.
C. Là mặt trận thứ yếu, sau các mặt trận chính trị và ngoại giao.
D. Là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi về ngoại giao.
Câu 96:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Địa hình và khí hậu.
B. Biển và khoáng sản.
C. Sông ngòi và khí hậu.
D. Địa hình và sông ngòi.
Câu 97:
Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
D. Thông qua các hiệp ước.
Câu 98:

Nguyên nhân nào sau đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?

A. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí.
B. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng.
C. Nâng cao nhận thức của người dân về rừng.
D. Ban hành sách Đỏ, cấm khai thác gỗ quý.
Câu 99:
Biển Đông ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của khí hậu?
A. Mang lại cho nước ta nhiệt độ cao, nóng quanh năm.
B. Mang lại cho nước ta các loại gió hoạt động theo mùa.
C. Mang lại tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
D. Mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn.
Câu 100:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người?

A. Bà Rịa
B. Thủ Dầu Một
C. Tây Ninh
D. Biên Hòa
Câu 101:

Cho bảng số liệu:

SỐ CA MẮC VÀ TỬ VONG DO COVID-19 CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM (Đơn vị:Người)

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ người tử vong do Covid-19 ở một số tỉnh của Việt Nam? (ảnh 1)

(Nguồn: Bộ Y tế, số liệu cập nhật đến ngày 15/10/2021)

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ người tử vong do Covid-19 ở một số tỉnh của Việt Nam?

A. Tiền Giang thấp hơn Long An.
B. Long An thấp hơn Bình Dương.
C. Bình Dương cao hơn Đồng Nai.
D. Đồng Nai cao hơn Tiền Giang.
Câu 102:
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất về loại cây trồng nào sau đây?
A. Cà phê
B. Cao su
C. Tiêu
D. Điều
Câu 103:
Các loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta từ Đổi mới đến nay là
A. thương mại, viễn thông
B. bưu chính, giao thông vận tải
C. viễn thông, tư vấn đầu tư
D. giao thông vận tải, thương mại
Câu 104:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tinh nào sau đây ở Bắc Trung Bộ trồng cây hồ tiêu?

A. Quảng Trị
B. Nghệ An
C. Quảng Bình
D. Hà Tĩnh
Câu 105:

Tài nguyên quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển sản xuất lương thực là

A. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. nhiều loài thực vật có giá trị.
C. khí hậu có tính chất cận xích đạo.
D. đất phù sa với diện tích lớn.
Câu 106:

Trong không khí có 4 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = NI. Khi đặt tại O điện tích Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E. Khi đưa điện tích Q đến I thì độ lớn cường độ điện trường tại N là

A. 45 E.
B. 9 E.
C. 2,5 E.
D. 3,6 E.
Câu 107:

Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ B tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn?

A. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ   tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn? (ảnh 2)
C. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ   tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn? (ảnh 3)
C. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ   tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn? (ảnh 4)
D. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của vectơ cảm ứng từ   tại điểm M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn? (ảnh 5)
Câu 108:

Đường đi của tia sáng qua thấu kính ở các hình vẽ nào sau đây là sai?

Đường đi của tia sáng qua thấu kính ở các hình vẽ nào sau đây là sai? (ảnh 1)
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 109:

Một hành khách đi về phía cửa vào nhà ga Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thì thấy hai tấm cửa kính đang khép lại. Nhưng khi anh ta lại gần thì hai tấm cửa kính tự động tách xa nhau, khi anh ta đi vào trong nhà ga thi hai tấm cửa kính lại khép lại như cũ. Thiết bị đóng – mở cửa nhà ga ở đây đang hoạt động dựa trên hiện tượng

A. quang điện ngoài.
B. quang điện trong.
C. quang phát quang.
D. giao thoa ánh sáng.
Câu 110:

Máy bay là phương tiện đi lại được nhiều người lựa chọn với những chuyến công tác, du lịch xa. Khi đi máy bay chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc của hàng không trong đó trước khi lên máy bay mỗi hành khách cần làm công tác kiểm tra hành lí. Để kiểm tra hành lí của hành khách trước khi lên máy bay, người ta dùng tia

Máy bay là phương tiện đi lại được nhiều người lựa chọn với những chuyến công tác, du lịch xa. Khi đi máy bay chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc của hàng không trong đó trước  (ảnh 1)
A. tử ngoại. 
B. gama.
C. laze.
D. Ronghen.
Câu 111:

Hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hòa cùng biên độ A = 10 cm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trên hai trục O1x1 và O2x2 vuông góc với nhau như hình vẽ. Con lắc thứ nhất có vị trí cân bằng là O1, dao động theo phương trình x1=10cos(ωt)cm. Con lắc thứ hai có vị trí cân bằng là O2, dao động theo phương trình x2=10cos(ωt+φ)cm. Biết O1O2 = 5 cm. Để các vật (có kích thước nhỏ) không va chạm vào các lò xo trong quá trình dao động thì giá trị φ có thể là

Hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hòa cùng biên độ A = 10 cm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trên hai trục O1x1 và O2x2 vuông góc với nhau như hình vẽ.  (ảnh 1)

A. φ=π4

B. φ=2π3

C. φ=π

D. φ=π2

Câu 112:

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất. Gọi L là khoảng cách giữa A và B ở thời điểm t. Biết rằng giá trị của L2 phụ thuộc vào thời gian được mô tả bởi đồ thị như hình bên. Điểm N trên dây có vị trí cân bằng là trung điểm của AB khi dây duỗi thẳng. Gia tốc dao động của N có giá trị lớn nhất bằng

A. 5π2 m/s2
B. 2,5π2 m/s2
C. 2,52π2 m/s2
D. 102π2 m/s2
Câu 113:

Số hạt nhân phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ giảm dần theo thời gian theo quy luật được mô tả như đồ thị hình bên. Tại thời điểm t = 32 ngày, số hạt nhân phóng xạ còn lại là

Số hạt nhân phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ giảm dần theo thời gian theo quy luật được mô tả như đồ thị hình bên. Tại thời điểm t = 32 ngày, số hạt nhân phóng xạ còn lại là (ảnh 1)
A. 28.1024 ngày.
B. 30.1024 ngày.
C. 4.1024 ngày.
D. 2.1024 ngày.
Câu 114:

Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm trái đất đi qua kinh tuyến số 0. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km; khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24h; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/ kg2. Sóng cực ngắn f > 30 MHz phát từ vệ tinh truyền thẳng đến các điểm nằm trên xích đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào?

A. Từ kinh độ 85°20' Đ đến kinh độ 85°20' T.
B. Từ kinh độ 79°20' Đ đến kinh đô 79°20' T.
C. Từ kinh độ 81°20' Đ đến kinh độ 81°20' T.
D. Từ kinh độ 83°20' T đến kinh độ 83°20' Đ.
Câu 115:

Axit malic (2 – hiđroxi butanđioic) có trong quả táo. Cho m gam axit malic tác dụng với Na dư, thu được V1 lít khí H2. Mặt khác, cho m gam axit malic tác dụng với NaHCO3 dư, thu được V2 lít khí CO2 (Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2

A. 2V1 = V2
B. 4V1 = 3V2.
C. V1 = V2
D. 2V1 = 3V2
Câu 116:

Thí nghiệm sau mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Thí nghiệm sau mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:   Cho các phát biểu sau: (a) X là Fe nóng chảy và Y là Al2O3 nóng chảy. (b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3. (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau:

(a) X là Fe nóng chảy và Y là Al2O3 nóng chảy.

(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.

(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.

(d) Phản ứng giữa Al và Fe2O3 là phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt độ cao nhất lên đến 1000°C.

(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray. Số phát biểu đúng là

A. 5

B.3

C. 4

D. 2

Câu 117:

Để xác định nồng độ các chất có trong dung dịch A gồm Na2SO4 và H2SO4 người ta làm như sau:

Thí nghiệm 1: Lấy 25 ml dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư, thu được 0,932 gam kết tủa trắng.

Thí nghiệm 2: Lấy 25 ml dung dịch A nhỏ sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein. Thêm từ từ vào A dung dịch NaOH 0,01M cho đến khi dung dịch chuyển màu hồng bền thì dừng lại, thấy hết 200 ml dung dịch. (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; Ba=137).

Nồng độ của H2SO4 và Na2SO4 trong dung dịch A lần lượt là

A. 0,04M và 0,12M.
B. 0,06M và 0,18M.
C. 0,12M và 0,04M.
D. 0,18M và 0,06M.
Câu 118:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, metyl axetat và anđehit axetic (trong đó ancol etylic chiếm 50% theo số mol), thu được 6,272 lít khí CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, cho 13,2 gam X tác dụng với AgNO3 trong NH3 (lấy dư), thu được P gam Ag. (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Ag=108). Giá trị của P là

A. 10,8.
B. 8,64.
C. 6,48.
D. 5,40.
Câu 119:

Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm:

Cho các phát biểu: (a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol etylic, axit axetic và axit sunfuric đặC.  (b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là etyl axetat. (c) Trong bình 1 có thể thay axit axetic bằng giấm để làm tăng hiệu suất phản ứng.  (ảnh 1)

Cho các phát biểu:

(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol etylic, axit axetic và axit sunfuric đặC.

(b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là etyl axetat.

(c) Trong bình 1 có thể thay axit axetic bằng giấm để làm tăng hiệu suất phản ứng.

(d) Chất lỏng trong phễu chiết được phân thành 3 lớp.

(e) Thêm đá bọt vào bình 1 để làm sôi đều hỗn hợp.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 120:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. C6H5NH2.
B. C2H5NHC3H7.
C. C2H5NH2.
D. (CH3)3N.
Câu 121:

Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16). Giá trị của m là

A. 32,2.
B. 46,3.
C. 41,2.
D. 35,5.
Câu 122:

Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với Y tạo thành kết tủa;

- Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa;

- X tác dụng với Z có khí thoát ra.

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:

A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.
B. AICI3, AgNO3, KHSO4.
C. KHCO3, Ba(OH)2 ,K2SO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, HCI.
Câu 123:

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO.
B. Fe2O3 và FeO.
C. Fe2O3.
D. FeO và Fe.
Câu 124:
Sinh sản trinh sinh gặp ở nhóm động vật nào dưới đây?
A. Ong mật
B. Giun dẹp
C. Giun đất
D. Châu chấu
Câu 125:
Ở cá xương, dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như liên tục là nhờ
A. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng.
B. cách sắp xếp của mao mạch mang song song và cùng chiều dòng nước.
C. thành mao mạch mỏng và ẩm ướt.
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn.
Câu 126:

Vào mùa đông ở Việt Nam, người ta thường thắp đèn vào ban đêm ở vườn thanh long. Hành động này có mục đích như thế nào?

A. Điều chỉnh quang chu kì, kích thích cây thanh long ra hoa.
B. Điều chỉnh nhiệt độ giảm xuống, giúp cây thanh long sinh trưởng bình thường.
C. Điều chỉnh ánh sáng, kìm hãm sự ra hoa của cây thanh long.
D. Điều chỉnh ánh sáng, tăng mạnh hô hấp ở cây thanh long.
Câu 127:
Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò nào sau đây?
A. Giúp tARN dịch chuyển trên mARN.
B. Gắn các axit amin với tARN tạo thành phức hệ axit amin-tARN.
C. Làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
D. Loại bỏ axit amin mở đầu để tạo thành chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh.
Câu 128:
Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Thành phần loài.
B. Kích thước quần thể.
C. Mật độ cá thể.
D. Nhóm tuổi.
Câu 129:

Một alen lặn gây chết có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể lưỡng bội do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 130:

Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, xa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có tần số kiểu gen là 0,4 AA: 0,4Aa: 0,2aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ Fı, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lý thuyết ở tuổi sau sinh sản của thế hệ Fs, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 17

B. 113

C. 225

D. 213

Câu 131:

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.  (ảnh 1)

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 132:

Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau đây, có bao nhiêu thể ba?

I. AaaBbDdEe.

II. ABbDdEe.

III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEe.

V. AaBbDdEEe.

VI. AaBbDddEe.

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4