Đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 14)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra CH3COONa và C2H5OH là
A. CH3COOCH3
B. C2H5COOH
C. HCOOC2H5
D. CH3COOC2H5
Kết tủa xuất hiện khi nhỏ nước brom vào
A. ancol etỵlic
B. benzen
C. dung dịch anilin
D. axit axetic
Polime nào sau đây có dạng phân nhánh?
A. Poli (vinyl clorua)
B. Amilopectin
C. Polietilen
D. Poli (metyl metacrylat)
Cho các chất sau: CH3 - CH2 - CHO (1), CH2 = CH- CHO (2), (CH3)2CH - CHO (3), CH2 = CH - CH2 - OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t°) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Để tách khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng
A. NaOH và H2SO4 đặc
B. Na2CO3 và P2O5
C. H2SO4 đặc và KOH
D. NaHCO3 và P2O5
Thạch cao nào dùng để đúc tượng là
A. thạch cao sống
B. thạch cao nung
C. thạch cao khan
D. thạch cao tự nhiên
Mô tả chưa chính xác về tính chất vật lí của nhôm là
A. màu trắng bạc
B. kim loại nhẹ
C. mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng
D. dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
Phát biểu không đúng?
A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO đều có tính chất lưỡng tính
B. Hợp chất CrO có tính khử đặc trưng còn hợp chất CrO3 có tính oxi hóa mạnh
C. CrO tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch KOH
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này sẽ chuyển thành muối cromat
Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
B. Al tác dụng với CuO nung nóng
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
Ở 20°C phản ứng aA + bB cC +dD kết thúc sau 40 phút. Nếu thực hiện phản ứng ở 50°C thì phản ứng sẽ kết thúc sau bao lâu? Biết rằng, cứ tăng thêm 10°C thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 2 lần
A. 40 phút
B. 20 phút
C. 10 phút
D. 5 phút
Hiđrocacbon A là đồng đẳng của axetilen, A là hợp chất nào dưới đây?
A. C3H6
B. C4H6
C. C5H7
D. C6H8
Đun nóng một ancol (rượu) X với H2SO4 đậm đặc, ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa nhóm chức hiđroxyl
B. protit luôn chứa nitơ
C. protit luôn là chất hữu cơ no
D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn
Hoà tan hoàn toàn 6,2 gam hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Li và Na
B. Na và K
C. Kvà Rb
D. Rb và Cs
Cho m gam Fe tan hoàn toàn trong lượng dư HNO3, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được là 1,12 lít (đktc). Giá trị m là
A. 2,8gam
B. 4,2 gam
C. 5,6 gam
D. 7,0 gam
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây
A. dung dịch FeCl3 dư
B. dung dịch AgNO3 dư
C. dung dịch HCl đặc
D. dung dịch HNO3 dư
Hòa tan hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. K2CO3
B. Fe(OH)3
C. Al(OH)3
D. BaCO3
Hỗn hợp A gồm Na và Al hòa tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2 và còn lại dung dịch B gồm NaAlO2 và NaOH dư. B tác dụng với lượng tối đa dung dịch HCl chứa b mol HCl. Tỉ số a:b có giá trị là
A. 1: 4
B. 1 : 2
C. 1 : 3
D. 1 : 1
Cho 19,5 gam benzen tác dụng với 48 gam brom (lỏng), có bột sắt làm xúc tác, thu được 27,475 gam brom benzen. Hiệu suất của phản ứng brom hóa benzen trên là
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam anđehit A thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Vậy công thức cấu tạo thu gọn của A là
A. C2H5CHO
B. C2H4(CHO)2
C. CH3CHO
D. (CHO)2
Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 1,242 gam
B. 1,380 gam
C. 2,484 gam
D. 2,760 gam
Cho 6,825 gam hỗn hợp Y gồm hai este no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 7,7 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp và 4,025 gam một ancol. Khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp A là
A. 1,275 gam
B. 2,20 gam
C. 4,625 gam
D. 5,55 gam
Để tăng tính đàn hồi cho cao su người ta thêm vào hóa chất
A. C
B. S
C. Na
D. SO2
Chất nào sau đây có thể làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch
A.NaOH
B. Ca(OH)2
C. AgNO3
D. Ba(NO3)2
Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2, thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,44 gam
B. 1,62 gam
C. 1,80 gam
D. 3,60 gam
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị.
Tỉ lệ a : b là:
A. 4 : 3
B. 2 : 3
C. 1 : 1
D. 2 : l
Trộn 100 ml dung dịch A (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch B (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1
B. 2
C. 12
D. 13
Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). Kim loại M là
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Zn
Cho 26,08 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 27,52 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 4,48 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 41,48%.
B. 48,15%.
C. 51,85%.
D. 60,12%.
Cho 0,24 mol Fe và 0,03 mol Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 3,36 gam kim loại dư. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 48,6 gam
B. 58,08 gam
C. 56,97 gam
D. 65,34 gam
Cho hình vẽ mô tả quá trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm
A. Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
B. Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
C. Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
D. Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
Nhỏ rất từ từ 250 ml dung dịch X chứa (Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M) vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,35M khuấy đều thoát ra V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào Y được m gam kết tủa. Giá trị V và m là
A. 2,464 lít và 24,465 gam
B. 3,36 lít và 7,88 gam
C. 2,464 lít và 52,0,45 gam
D. 3,36 lít và 32,345 gam
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các - amino axit có công thức dạng H2N - CxHy - COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của - amino axit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z gần với giá trị nào nhất sau đây
A. 38,80 gam
B. 42,03 gam
C. 45,20 gam
D. 48,9667 gam
Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,34 gam
B. 2,70 gam
C. 3,24 gam
D. 3,65 gam
Hỗn hợp X gồm a gam Al và a gam các oxit của sắt. Đun nóng hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z; 37,184 lít H2 (đktc) và dung dịch T. Cho chất rắn Z tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 16,128 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Cô cạn dung dịch muối này thu được 2,326a gam muối khan. Giá trị của a gần nhất với
A. 37,8 gam
B. 40,5 gam
C. 43,2 gam
D. 45,9 gam
Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng, dư; giải phóng 8,064 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn khan không tan. Giá trị của a là
A. 7,92 gam
B. 8,64 gam
C. 9,52 gam
D. 9,76 gam
Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặt khác, nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa. Biết chất tan trong X chứa hỗn hợp các muối. Giá trị của m là
A. 58,48 gam
B. 63,88 gam
C. 64,96 gam
D. 95,2 gam