Đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng:
Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. metỵl axetat.
D. propyl axetat.
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là các chất
A. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Số proton, số nơtron và số khối cửa lần lượt là:
A. 8; 9 và 17.
B. 17; 8 và 9.
C. 8; 8 và 17.
D. 17; 9 và 8.
Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. CH3NHCH3.
B. CH3CH(CH3)NH2.
C. H2N(CH2)6NH2.
D. C6H5NH2.
Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.
B. Bột than.
C. Nước.
D. Bột lưu huỳnh.
Polipeptit là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng:
A. alanin.
B. axit glutamic.
C. glyxin.
D. axit - amino propionic.
Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Fe.
B. Na.
C. Ba.
D. K.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là:
A. FeSO4.
B. Fe(OH)3.
C. Fe2O3.
D. Fe2(SO4)3.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 10. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2. Số khối của nguyên tử X là:
A. 10.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3?
A. 21,3 gam
B. 14,2 gam.
C. 13,2 gam.
D. 23,1 gam.
Cho phản ứng:
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là:
A. K2Cr2O7 và FeSO4.
B. K2Cr2O7 và H2SO4.
C. H2SO4 và FeSO4.
D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Cho hình vẽ thu khí như sau:
Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?
A. Chỉ có khí H2.
B. H2, N2, NH3.
C. O2, N2, H2, Cl2, CO2.
D. Tất cả các khí trên.
Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25° có nghĩa là:
A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.
C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất.
D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
Cho các chất sau: K2Cr2O7, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Cu, AgNO3, Fe(NO3)2, Al(OH)3. Số chất tác dụng với dung dịch HCl (điểu kiện thích hợp) là:
A.4.
B.6.
C.5.
D.7.
Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được hiđrocacbon đơn giản nhất. CTCT của X là
A. CH3COONH3CH3
B. CH3CH2COONH4
C. HCOONH3CH2CH3.
D. HCOONH2(CH3)2.
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là:
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Mg.
Cho các dung dịch chứa các chất hữu cơ mạch hở sau: glucozơ, mantozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan - 1,3 - điol, etilen glicol, sobitol, axit oxalic. Số hợp chất đa chức trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là:
A. l00ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.
D. 600ml.
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là:
A. 5,60 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 2,24 lít.
Hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Với mô hình đó ta có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, SO2, HCl, N2?
A. HCl, SO2, NH3.
B. H2, N2, C2H2.
C. H2, N2, NH3.
D. N2, H2.
Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no liến tiếp tác dụng hết với H2 tạo 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol. Tổng số mol 2 ancol là:
A. 0,2 mol.
B. 0,4 mol.
C. 0,3 mol.
D. 0,5 mol.
Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?
A. Chu kì 4, nhóm VA.
B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA.
D. Chu kì 4, nhóm IIIB.
Cho 21,8 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol một ancol Y. Lượng NaOH dư được trung hoà hết bởi 0,2 mol HCl. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3 - C(COOCH3)3.
B. (C2H5COO)3C2H5.
C. (HCOO)3C3H5.
D. (CH3COO)3C3H5.
Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là:
A. 13,66% Al; 82,29%Fe và 4,05%Cr.
B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29%Cr.
C. 4,05% Al; 82,29%Fe và 13,66%Cr.
D. 4,05% Al; 13,66%Fe và 82,29%Cr.
Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là:
A. 60 gam.
B. 58 gam.
C. 30 gam.
D. 48 gam.
Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ và làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là:
A. 12,8 gam.
B. 8,2 gam.
C. 6,4 gam.
D. 9,6 gam.
Cho 20,4 gam HCOOC6H4CH3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,25M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là:
A. 35,7 gam.
B. 24,3 gam.
C. 19,8 gam.
D. 18,3 gam.
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là:
A.1,2.
B.1,0.
C.12,8.
D.13,0.
Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4gam.
B. 40,02 gam.
C. 51,75 gam.
D. 33,12 gam.
Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Cồn.
B. Giấm ăn.
C. Muối ăn.
D. Xút.
Hỗn hợp X gồm các chất: phenol, axit axetic, etyl axetat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với kim loại K dư thì thu được 2,464 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong Y lớn hơn khối lượng hỗn hợp X ban đầu là:
A. 5,32 gam.
B. 4,36 gam.
C. 4,98 gam.
D. 4,84 gam.
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Khối lượng của Y là:
A. 16 gam.
B. 32gam.
C. 8gam.
D. 24gam.
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, no mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 7,168 lít CO2 và 5,22 gam nước. Mặt khác 8,58 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,28 gam Ag. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M là:
A. 12,08 gam.
B. 11,04 gam.
C. 12,08 gam.
D. 9,06 gam.
Dẫn khí CO dư đi qua 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeCO3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được Fe và hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp khí này vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa. Đem hoà tan hoàn toàn lượng Fe thu được trong 400ml dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m là:
A. 59,1 gam.
B. 68,95 gam.
C. 88,65 gam.
D. 78,8 gam.
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và A12O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
A. 23,4 gam.
B. 27,3 gam.
C. 10,4 gam.
D. 54,6 gam.
X và Y lán lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 9,99 gam.
B. 87,3 gam.
C. 94,5 gam.
D. 107,1 gam.
Hòa tan hoàn toàn 50,24 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, CuS, FeS2, Cu2S trong HNO3 đặc, nóng thu được 104,832 lít (đktc) hỗn hợp khí NO2 và SO2 có tổng khối lượng là 216 gam và dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 178,58 gam kết tủa. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với X là:
A. 5,2 mol.
B. 3,8 mol.
C. 4,2 mol.
D. 4,8 mol.