Đề thi thử THPT môn Hóa năm 2022 có đáp án (Mới nhất) - Đề 7

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag.
B. Al.
C. Fe.
D. Cr.
Câu 2:
Công thức của axit oleic là
A. C2H5COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. C17H33COOH.
Câu 3:
Số nguyên tử cacbon trong phân tử Alanin là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 5:
Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. CuSO4.
B. AgNO3.
C. NaNO3.
D. HCl.
Câu 6:
Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là
A. O2.
B. CO2.
C. H2S.
D. N2.
Câu 7:
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. Tơ lapsan.
B. polietilen.
C. poli(metyl metacrylat).
D. poli(vinyl clorua).
Câu 8:
Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaCl2.
B. CaSO3.
C. Ca(HCO3)2.
D. CaCO3.
Câu 9:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+.
B. Ag+.
C. Pb2+.
D. Mg2+.
Câu 10:
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. HCl.
B. KCl.
C. K2SO4.
D. KNO3.
Câu 11:
Este X được tạo bởi ancol metylic và axit axetic. Công thức của X là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 12:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Fe.
B. Al.
C. Ca.
D. Na.
Câu 13:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Cu.
B. Fe.
C. Ag.
D. K.
Câu 14:
Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6.
B. (C6H10O5)n.
C. C12H22O11.
D. C2H4O2.
Câu 15:
Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Propen.
B. Benzen.
C. Metan.
D. Etan.
Câu 16:
Phân supephotphat kép có công thức hóa học là:
A. KNO3.
B. Ca(H2PO4)2.
C. Ca(H2PO4)2.2CaSO4.
D. (NH2)2CO.
Câu 17:
Công thức của sắt(II) hiđroxit là
A. Fe(OH)3.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. Fe(OH)2.
Câu 18:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH.
B. NaCl.
C. HCl.
D. HNO3.
Câu 19:
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. HCl.
B. NaOH.
C. Al2O3.
D. AICI3.
Câu 20:
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Mg.
B. Au.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 21:
Cho dãy các chất: metyl axetat, benzyl axetat, tristearin, vinyl acrylat, phenyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là:
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 22:
Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam Cu. Giá trị của m là:
A. 2,8.
B. 5,6.
C. 11,2.
D. 8,4.
Câu 23:
Trong quá trình sản xuất đường glucozơ thường còn lẫn 10% tạp chất (tạp chất này không tham gia phản ứng tráng bạc). Lấy a gam đường glucozơ trên cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được Trong 10,8 gam Ag. Giá trị của a là
A. 18.
B. 9.
C. 20.
D. 10.
Câu 24:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO, CuO và Fe3O4 bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 5,85) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 26% khối lượng. Giá trị của m là:
A. 28.
B. 10.
C. 20.
D. 40.
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam este X, thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C4H8O2.
C. C4H6O2.
D. C2H4O2.
Câu 26:
Cho các chuyển hoá sau:
(1) X + H2O (H+, t°) →Y
(2) Y + AgNO3 + NH3 (t°) →amoni gluconat. X, Y lần lượt là:
A. tinh bột và glucozơ.
B. tinh bột và fructozơ.
C. xenlulozơ và saccarozơ.
D. xenlulozơ và fructozơ.
Câu 27:
Cho 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung địch X. Cho HCl dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là:
A. 0,55.
B. 0,50.
C. 0,75.
D. 0,65.
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Polietilen (PE) dùng để sản xuất chất dẻo.
B. Poli(hexametylen-ađipamit) dùng để sản xuất cao su.
C. Poli(metyl metacrylat) trong suốt mà không giòn.
D.Poli(butađien-stiren) dùng để sản xuất cao su Buna-S.

 

Câu 29:
Chất X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra dung dịch chứa hai muối, chất Y (lượng dư) tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra dung dịch chứa một muối. Công thức của X, Y là
A. Fe3O4, Cu.
B. Fe(OH)3, Cu.
C. Fe3O4, Fe.
D. FeO, Zn.
Câu 30:
Cho 4,05 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,025.
B. 19,600.
C. 26,700.
D. 13,350.
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Fomandehit được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa ure-fomandehit.
(b) Mỡ lợn có chứa chủ yếu chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon không no).
(c) Trong cơ thể, glucozơ bị oxi hóa chậm nhờ enzim tạo thành CO2 và H2O.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 và NaOH vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím.
(e) PVC là chất dẻo được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 32:
Tiến hành cracking 17,4 gam C4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và C4H10 chưa cracking. Cho toàn bộ A vào dung dịch brom thấy nhạt màu và khối lượng tăng 8,4 gam đồng thời có V lít khí hỗn hợp B (đktc) thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của m
A. 46,4.
B. 54,4.
C. 42,6.
D. 26,2.
Câu 33:
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là
A. 30,4.
B. 20,1.
C. 21,9.
D. 22,8.
Câu 34:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 :1).
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(f) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 35:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ông nghiệm bằng nước cất.
+ Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO3 1% , sau đó thêm từng giọt NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.
+ Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
Nhận định nào sau đây sai?
A. Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
B. Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]+.
C.Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng.
D.Trong bước 1 có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm do thủy tinh bị NaOH ăn mòn.
Câu 36:
Cho 19,55 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO, Mg, MgCO3 vào dung dịch chứa 108,8 gam KHSO4 và 9,45 gam HNO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 125,75 gam và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí, tỉ khối của Z so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp X là
A. 26,60%.
B. 33,25%.
C. 19,95%.
D. 16,62%.
Câu 37:

Chia 119,85 gam hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO thành hai phần:
Phần 1: Cho vào nước dư, thu được 3,36 lít khí H2 và dung dịch Y.
Phần 2: Cho vào nước dư, thu được dung dịch Z. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Y hoặc dung dịch Z, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào số mol khí CO2 ở cả hai dung dịch Y và dung dịch Z được biểu diễn theo đồ thị sau:

Media VietJack

Nếu lấy phần 2 cho vào 250 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và HCl 2,4M, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết khối lượng phần 2 lớn hơn khối lượng phần 1. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 66,5.
B. 65,0.
C. 61,5.
D. 67,8.
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 tham gia phản ứng tối đa là:
A. 0,33.
B. 0,40.
C. 0,26.
D. 0,30.
Câu 39:
Cho 40,1 gam hỗn hợp X gồm Y (C5H16O3N2) và Z (C5H14O4N2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được 7,84 lít một amin no đơn chức ở thể khí (đktc) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có 2 muối có số cacbon bằng nhau). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất gần nhất với giá trị
A. 28,86.
B. 20,10.
C. 39,10.
D. 29,10.
Câu 40:
Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY); ancol no, ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 0,75 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Khối lượng của hai axit cacboxylic có trong 12 gam M là 8,75 gam.
B. Số mol este T trong 24 gam M là 0,05 mol.
C. Giá trị của m là 30,8.
D. H trong X là 4,35%.