Đề thi thử THPT QG 2019 Môn Địa Lý Ôn luyện đề thi mẫu (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện ở vùng núi

A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. 

B. Đông Bắc và Tây Bắc. 

C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. 

D. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 2:

Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác ở nước ta là

A. Cửu Long và Sông Hồng. 

B. Nam Côn Sơn và Cửu Long, 

C. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. 

D. Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng.

Câu 3:

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. 

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. 

C. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên. 

D. Xâm thực và bồi tụ khá phổ biến.

Câu 4:

Thiên nhiên dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm là

A. Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng. 

B. Thềm lục địa rộng và nông. 

C. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. 

D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

Câu 5:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão nước ta

A. Bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X. 

B. Bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XII. 

C. Bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng IX. 

D. Bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tập trung ở các vùng

A. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. 

B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, 

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1

A. Hải Phòng. 

B. Huế. 

C. Cần Thơ. 

D. Đà Nẵng.

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007) cao tập trung chủ yếu ở hai vùng

A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ. 

B. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. 

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. 

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9:

Mọi nơi ở bề mặt trái đất đều lần lượt được Mặt trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm là do

A. Trái đất có dạng hình khối cầu. 

B. Trái đất tự quay quanh trục. 

C. Trái đất chuyển động quanh Mặt trời. 

D. Trục Trái đất ngiêng với mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 10:

Quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó là

A. Quá trình vận chuyển. 

B. Quá trình phong hóa. 

C. Quá trình bóc mòn. 

D. Quá trình bồi tụ.

Câu 11:

Trên lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở

A. Trên khắp lưu vực sông. 

B. Thượng lưu sông. 

C. Trung lưu sông. 

D. Hạ lưu sông.

Câu 12:

Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa có kiểu thảm thực vật chính là

A. Thảo nguyên. 

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. 

C. Rừng cận nhiệt ẩm. 

D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 13:

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết

A. Nguồn lao động và dân số không hoạt động kinh tế.

B. Nguồn lao động phân theo các nhóm tuổi khác nhau. 

C. Dân số hoạt động hay không hoạt động kinh tế. 

D. Nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

Câu 14:

Đồng nhất với một điểm dân cư, gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sn là đặc điểm của

A. Khu công nghiệp tập trung. 

B. Trung tâm công nghiệp. 

C. Vùng công nghiệp.

D. Điểm công nghiệp.

Câu 15:

Môi trường tự nhiên có đặc điểm là

 

A. Xuất hiện trên bề mặt Trái đất phụ thuộc vào con người. 

B. Sẽ bị phá hủy nếu không có bàn tay chăm sóc của con người.

C. Kết quả của lao động con người. 

D. Phát triển theo quy luật tự nhiên.

Câu 16:

Được gọi là xuất siêu khi

 

A. Giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. 

B. Giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. 

C. Giá trị hàng xuất khẩu bằng giá trị hàng nhập khẩu.

D. Giá trị hàng xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu.

Câu 17:

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

(Đơn vị: triệu lượt người)

Năm

2005

2010

2015

Đường bộ

1173,4

2132,3

3104,7

Đường thủy

156,9

157,5

163,5

Đường hàng không

6,5

14,2

31,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê. Hà Nội, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về s lượt khách vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không của nước ta giai đoạn 2005 - 2015?

A. Số lượt khách vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không tăng, đường thủy giảm. 

B. Số lượt khách vận chuyển bằng đường thủy tăng nhiều hơn đường hàng không. 

C. Số lượt khách vận chuyển bằng đường hàng không tăng nhanh nhất. 

D. Số lượt khách vận chuyển bằng đường bộ tăng chậm nhất.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (năm 2007)

A. Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Nam, Bình Thuận. 

B. Bình Định. Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, 

C. Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận. Đà Nẵng, Bình Định. 

D. Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ titan là

A. Thái Nguyên. 

B. Bắc Kạn. 

C. Sơn La. 

D. Tuyên Quang.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Phúc Yên. 

B. Hạ Long. 

C. Bắc Ninh. 

D. Hải Phòng.

Câu 21:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

 

A. Sản lượng vải, quần áo, giày, dép da của nước ta. 

B. Cơ cấu sản lượng vải, quần áo, giày, dép da của nước ta. 

C. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng vải, quần áo, giày, dép da của nước ta. 

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng vải, quần áo, giày, dép da của nước ta.

Câu 22:

Trong phương hướng giải quyết việc làm, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu, hướng cần thực hiện là

A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. 

B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. 

C. Đa dạng hóa trong đào tạo các ngành nghề. 

D. Tăng cường hợp tác liên kết.

Câu 23:

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp ở nước ta đang chuyển đổi theo hướng

A. Tăng tỉ trọng của các loại sản phẩm chất lượng thấp, giảm các loại sản phẩm cao cấp và trung bình. 

B. Tăng tỉ trọng của các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình, giảm các loại sản phẩm cao cấp. 

C. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp và trung bình, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp. 

D. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình.

Câu 24:

Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta được thuận lợi hơn nhờ

A. Xây dựng hệ thống các cảng cá, đóng thêm tàu thuyền. 

B. Các dịch vụ về giống, kĩ thuật phát triển rộng khắp, 

C. Sự cải thiện môi trường và nguồn lợi thủy hải sản. 

D. Phát triển dịch vụ thủy sản, mở rộng chế biến thủy sản.

Câu 25:

Ý nghĩa kinh tế của rừng nước ta được thể hiện ở việc

A. Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn. 

B. Bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật. 

C. Cung cấp các lâm sản (gỗ, củi,...), thực phẩm và các dược liệu. 

D. Chống xói mòn đất, đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

Câu 26:

Than bùn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

B. Đồng bằng sông Hồng, 

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA LIÊN BANG NGA VÀ TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM

Quốc gia

Tng sản phẩm trong nưc (triệu USD)

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (USD)

2010

2015

2010

2015

Liên bang Nga

1524916

1331208

10675

9093

Trung Quốc

6100620

11007721

4561

8028

 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga và Trung Quốc năm 2010 và năm 2015?

A. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đẩu người giảm ở Liên bang Nga. 

B. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc lớn hơn Liên bang Nga. 

C. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng ở Trung Quốc. 

D. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người.

Câu 28:

Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước 

A. Phát triển. 

B. Công nghiệp mới. 

C. Đang phát triển. 

D. Châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu 29:

Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo đạo

A. Hồi. 

B. Thiên chúa. 

C. Do Thái. 

D. Phật.

Câu 30:

Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 tổ chức nào đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)?

A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. 

B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. 

C. Cộng đồng châu Âu (EC). 

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Câu 31:

Tổng kim ngạch ngoại thương của LB Nga 

A. Giảm, là nước nhập siêu. 

B. Tăng, là nước xuất siêu. 

C. Tăng, là nước nhập siêu. 

D. Giảm, là nước xuất siêu.

Câu 32:

Miền Tây Trung Quốc có đặc điểm là 

A. Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu. 

B. Nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. 

C. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. 

D. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Câu 33:

Ở Đông Nam Á, cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở

A. In-đô-nê-xi-a. 

B. Việt Nam. 

C. Thái Lan. 

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 34:

Cho biểu đồ:

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của LB Nga, Hoa Kì và Trung Quốc. 

B. Giá trị tổng sản phẩm trong nước của LB Nga, Hoa Kì và Trung Quốc. 

C. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của LB Nga, Hoa Kì và Trung Quốc. 

D. Sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của LB Nga, Hoa Kì và Trung Quốc.

Câu 35:

Tuyến đường biển quan trọng nhất ở nước ta là 

A. Sài Gòn - Cà Mau.

B. Phan Rang - Sài Gòn. 

C. Đà Nẵng - Quy Nhơn. 

D. Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 36:

Một trong những thế mạnh nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Khai thác, chế biến dầu mỏ và khai thác thủy năng. 

B. Khai thác, chế biến bột nhôm và hoạt động thủy sản. 

C. Khai thác, chế biến lâm sản và trồng đay, cói. 

D. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

Câu 37:

Ưu tiên trong phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Phát triển cơ sở năng lượng. 

B. Khai thác khoáng sản. 

C. Hình thành nhiều trung tâm công nghiệp mới. 

D. Chú trọng công nghiệp sản xuất ô tô, điện tử - viễn thông.

Câu 38:

Tây Nguyên có thể trồng cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè...) khá thuận lợi là do vùng này có

A. Nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào. 

B. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

 C. Các cao nguyên trên l000m khí hậu rất mát mẻ. 

D. Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.

Câu 39:

Vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta hiện nay là

A. Xây dựng đường ống dẫn dầu tới khắp các vùng. 

B. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường. 

C. Không để việc xuất khẩu dầu thô ra nước ngoài. 

D. Nhanh chóng xây dựng các nhà máy lọc cho mỗi vùng.

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

Tổng số

Chia ra

Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài

Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2005

42774,9

4967,4

36694,7

1112,8

2010

49048,5

5107,4

42214,6

1726,5

2012

51422,4

5353,7

44365,4

1703,3

2015

52840,0

5185,9

45450,9

2203,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.

 B. Biểu đồ miền. 

C. Biểu đồ đường. 

D. Biểu đồ cột.