Đề thi thử THPT QG 2019 Môn Địa Lý Ôn luyện đề thi mẫu (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là 

A. Có địa hình cao nhất nước ta. 

B. Gồm các khối núi và cao nguyên badan

C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. 

D. Có 3 dải địa hình hướng tây bắc - đông nam.

Câu 2:

Loại thiên tai xảy ra ở vùng biển nước ta không phải là

A. Bão. 

B. Sạt lở bờ biển, 

C. Cát bay, cát chảy. 

D. Lũ quét.

Câu 3:

Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi là

A. Sự thành tạo nên những đồng bằng ở giữa núi. 

B. Sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông. 

C. Sự hình thành địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. 

D. Sự hình thành các bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng.

Câu 4:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm là

A. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. 

B. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

 C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. 

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

Câu 5:

Vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão

A. Đồng bằng sông cửu Long. 

B. Đông Nam Bộ.

 C. Bắc Trung Bộ. . 

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây ở nước ta là đô thị loại 2?

A. Việt Trì, Hạ Long, Nha Trang, Cần Thơ. 

B. Thái Nguyên, Sơn La, Quy Nhơn, Biên Hoà. 

C. Nam Định, Hưng Yên, Vinh, Kon Tum. '

 D. Thanh Hóa, Lạng Sơn, Đà Lạt, Vĩnh Long.

Câu 7:

phần lớn diện tích đất phi nông nghiệp tập trung ở các vùng

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. 

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. 

C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp (năm 2007) cao nhất ở nước ta là

A. Nghệ An, Yên Bái. 

B. Lạng Sơn, Nghệ An. 

C. Yên Bái, Lạng Sơn. 

D. Nghệ An, Yên Bái.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ngành công nghiệp chế biến nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Hải Dương (năm 2007)?

A. Lương thực. 

B. Sản phẩm chăn nuôi, 

C. Rượu, bia, nước giải khát.

 D. Đường sữa, bánh kẹo.

Câu 10:

Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là 

A. Chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. 

B. Chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. 

C. Chuyển động không có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. 

D. Chuyển động không có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến.

Câu 11:

Địa hình xâm thực do dòng chảy thường xuyên là 

A. Các rãnh nông. 

B. Bề mặt đá rỗ tổ ong. 

C. Khe rãnh xói mòn.

D. Các thung lũng sông, suối.

Câu 12:

Sông Nin chảy theo hướng 

A. Tây-đông. 

B. Nam - bắc. 

C. Tây bắc - đông nam. 

D. Đông bắc - tây nam.

Câu 13:

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn) có nhóm đất chính là

A. Đỏ vàng.

B. Nâu và xám. 

C. Đen. 

D. Pôtdôn.

Câu 14:

Nhân tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự phân bố dân cư là

A. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chuyển cư. 

B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế. 

C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, lịch sử khai thác lãnh thổ. 

D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi.

Câu 15:

Ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là do 

A. Dịch vụ thú y chưa phát triển. 

B. Cơ sở thức ăn chưa ổn định. 

C. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. 

D. Nhu cầu về thực phẩm chăn nuôi chưa cao.

Câu 16:

Dịch vụ là một khu vực có 

A. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. 

B. Vai trò rất lớn trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. 

C. Ít ngành hơn so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. 

D. Cơ cấu ngành hết sức phức tạp.

Câu 17:

Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về 

A. Môi trương tự nhiên. 

B. Môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên 

C. Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. 

D. Phương thức sản xuất, bao gồm cả lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 18:

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

(Đơn vị: nghìn người)

 

Năm

2005

2010

2012

2015

Tống số

82392,1

86947,4

88809,3

91709,8

Nam

40521,5

42993,5

43908,2

45224,0

Nữ

41870,6

43953,9

44901,1

46485,8

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hù Nội, 2017)

 


Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Dân số nam luôn lớn hơn dân số nữ. 

B. Dân số nam tăng nhanh hơn dân số nữ.

C. Dân số nữ tăng nhiều hơn dân số nam. 

D. Dân số nam tăng, dân số nữ giảm.

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh, thành phố có giá trị xuất khẩu, nhập khẩu lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng (năm 2007) là

A. Hà Nội, Vĩnh Phúc. 

B. Hà Nội, Hưng Yên. 

C. Hà Nội, Hải Dương. 

D. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nước khoáng là

A. Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang. 

B. Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ninh, 

C. Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn. 

D. Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải

A. Bắc Ninh. 

B. Phúc Yên. 

C. Hải Dương. 

D. Hạ Long.

Câu 22:

Cho biểu đồ:

%

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)


 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 

B. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 

C. Sự thay đổi cơ cấu diện tích gỉeo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 

D. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

Câu 23:

Đô thị nào sau đây được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta

A. Phú Xuân. 

B. Hội An. 

C. Cổ Loa. 

D. Phố Hiến.

Câu 24:

Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta

A. Viễn thông. 

B. Ngân hàng. 

C. Chuyển giao công nghệ. 

D. Tư vấn đầu tư.

Câu 25:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng

A. Có năng suất lúa cao nhất cả nước. 

B. Chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất. 

C. Sản xuất lương thực lớn nhất. 

D. Có số lượng đàn trâu lớn nhất nước.

Câu 26:

Hướng chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...) là của vùng nông nghiệp

A. Đồng bằng sông Hồng. 

B. Bắc Trung Bộ. 

C. Trung du và miến núi Bắc Bộ.

 D. Tây Nguyên.

Câu 27:

Hai bể trầm tích dầu khí có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác ở nước ta là

A. Bể Thổ Chu - Mã Lai. 

B. Bể cửu Long và bể Nam cỏn Sơn. 

C. Bể Trung Bộ và bể sông Hồng. 

D. Bể Thố Chu - Mã Lai và bể Trung Bộ.

Câu 28:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA TRUNG Quốc VÀ

 

(Đơn vị: Triệu USD)

 

Tổng sản phẩm trong nước

Năm 2010

Năm 2015

Trung Quốc

6100620

11007721

Nhật Bản

5700096

4383076

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

 


NHẬT BẢN NĂM 2010 VÀ NĂM 2015

Nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc và Nhật Bản năm 2010 và năm 2015?

A. Tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản lớn hơn Trung Quốc. 

B. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc và Nhật Bản đều tăng. 

C. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc nhỏ hơn Nhật Bản. 

D. Tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản giảm, của Trung Quốc tăng

Câu 29:

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do

A. Khí thải CFCS quá lớn trong khí quyển. 

B. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí. 

C. Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển. 

D. Tầng ôdôn bị thủng.

Câu 30:

Về mặt xã hội, Trung Á là khu vực 

A. Kém đa dạng về dân tộc. 

B. Có mật độ dân số thấp. 

C. Tỉ lệ dân theo đạo Hồi thấp. 

D. Nổi tiếng với vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 31:

Sáu nước thành viên ban đầu của Liên minh châu Âu (EU) là

A. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, 

B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan. 

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a. 

D. Phần Lan, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Đức, I-ta-Ii-a.

Câu 32:

Thủ đô Mát-xcơ-va nằm trong vùng kinh tế nào?

A.Vùng Trung ương. 

B. Vùng Trung tâm đất đen. 

C. Vùng U-ran. 

D. Vùng Viễn Đông

Câu 33:

Dân tộc có số dân đông nhất Trung Quốc là

A. Người Choang. 

B. Người Mông cổ. 

B. Người Hán. 

D. Người Duy Ngô Nhĩ.

Câu 34:

Ở Đông Nam Á lợn được nuôi nhiều ở 

A. Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. 

B. Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Đông Ti-mo. 

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Việt Nam. 

D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Bru-nây.

Câu 35:

 cho biểu đồ

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỬA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê. Hù Nội, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Liên Bang Nga giai đoạn 2010 - 2014?

A. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm; tỉ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng. 

B. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ giảm; tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng. 

C. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng tăng; tỉ trọng dịch vụ giảm. 

D. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ tăng; tỉ trọng công nghiệp và xây dựng giảm.

Câu 36:

Hàng không của nước ta là ngành non trẻ nhưng có bước phát triển nhanh nhờ

A. Tận dụng toàn bộ các sân bay sẵn có. 

B. Nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. 

C. Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế tạo máy bay. 

D. Mở nhiều đường bay đến tất cả các nước trên thế giới.

Câu 37:

Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đông Hà. 

B. Đà Nẵng, Thanh Hóa, Vinh, Huế. 

C. Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Vinh. 

D. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh, Huế.

Câu 38:

Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước ta hiện nay là

A. ĐắkLắk. 

B. Gia Lai. 

C. Lâm Đồng. 

D. KonTum.

Câu 39:

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm

A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. 

B. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới không thay đổi theo thời gian. 

C. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. 

D. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

2005

2010

2012

2015

Thành thị

11461,4

14106,6

15885,7

16910,9

Nông thôn

33443,1

36286,3

36462,3

37073,3

rp Á*

Tống số

44904,5

50392,9

52348,0

53984,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

 


Để thể hiện cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân thành thị và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. 

B. Biểu đồ miền. 

C. Biểu đồ đường. 

D. Biểu đồ cột ghép.