ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐẾ SỐ 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là:

A. Nội thủy

B. Vùng đặc quyền kinh tế.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. Thềm lục địa.

Câu 2:

Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng trũng lớn chưa được bồi lắp xong như:

A. Dải đất dọc sông Tiền, sông Hậu.

B. Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

C. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.

D. Khu vực ven biển Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.

Câu 3:

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa sau mùa đông thời tiết:

A. Nóng ẩm.

B. Lạnh khô.

C. Lạnh ẩm.

D. Khô hanh.

Câu 4:

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra):

A. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình < 18°C.

B. Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo.

C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

Câu 5:

Khí hậu đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là:

A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C.

B. Lạnh lẽo quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ trên 10°C.

C. Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C), mùa đông lạnh dưới 10°C.

D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh giáp biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Hải Phòng.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Bình.

D. Nam Định

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên nào sau đây đúng với  miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Tà Phình, Mơ Nông, Mộc Châu, Sín Chảy.

B. Sơn La, Mộc Châu, Dinh Linh, Tà Phình.

C. Sín Chảy, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu.

D. Mộc Châu, Lâm Viên, Sơn La, Sín Chảy.

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007) là:

A. Thanh Hóa.

B. Nghệ An.

C. Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Thủ Dầu Một?

A. Hóa chất, phân bón.

B. Chế biến nông sản.

C. Khai thác, chế biến lâm sản.

D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 10:

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính), người ta dùng cách:

A. Khoanh vùng vào các đơn vị lãnh thổ dó.

B. Đặt các kí hiệu vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

C. Đặt các biểu đồ vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

D. Đặt các điểm chiếm vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 11:

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là:

A. Năng lượng của các phản ứng hóa học.

B. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

C. Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ.

D. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực.

Câu 12:

Hiện tượng xảy khi nhiệt độ giảm là:

A. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.

B. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.

C. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

D. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

Câu 13:

Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò:

A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.

D. Hạn chế việc xói mòn, góp phần làm thay đổi tính chất của đất.

Câu 14:

Sự biến động dân số thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định là:

A. Sinh đẻ và di cư.

B. Sinh đẻ và tử vong.

C. Xuất cư và nhập cư.

D. Di cư và tử vong.

Câu 15:

Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng được coi là:

A. Công cụ lao động cần thiết.

B. Tư liệu sản xuất chủ yếu.

C. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp.

Câu 16:

Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

B. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

D. Là dạng năng lượng có thể tồn kho và vận chuyển đi xa.

Câu 17:

Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển:

A. Mỏ quặng kim loại.

B. Than đá.

C. Nước.

D.Dầu mỏ, khí đốt.

Câu 18:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả

năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2015?

A. Diện tích giảm, sản lượng giảm ở Đồng bằng sông Hồng.

B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết vùng kinh tế nào sau đây có tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C.  Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tì đồng?

A. Nha Trang

B.  Phan Thiết

C. Quy Nhơn

C. Đà Nẵng

Câu 21:

Cho biểu đồ:

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG (TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN) PHÂN THEO THÀNH THỊ

VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015?

A. Lao động thành thị lớn hơn lao động  nông thôn.

B. Lao động thành thị tăng, lao động nông thôn giảm.

C. Lao động thành thị tăng nhanh hơn lao động thôn.

D. Lao động nông thôn tăng nhiều hơn lao động thành thị.

Câu 22:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta nảy sinh hậu quả là:

A. Cạn kiệt tài nguyên

B. Ô nhiễm môi trường

C. Đói nghèo gia tăng

D. Giá trị văn hóa bị xâm hại

Câu 23:

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:

A. Phải đảm bảo được sự ổn định cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

B. Tạo điều kiện để các tập đoàn cây, con phân bố trên khắp các vùng kinh tế.

C. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,...).

D. Tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích đất đai đồi núi và đồng bằng làm nông nghiệp.

Câu 24:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:

A. Đường bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

B. Dọc bờ có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.

C. Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú, với nhiều loài đặc sản.

D. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.

Câu 25:

Vật liệu xây dựng, phân hóa học là chuyên môn của cụm công nghiệp:

A. Đông Anh - Thái Nguyên.

B. Hải Phòng - Hạ Long - cẩm Phả.

C. Đáp Cầu - Bắc Giang.

D. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.

Câu 26:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (THEO GIÁ HIỆN HÀNH)

CỦA HOA KÌ VÀ TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì

và Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2015?

A. Hoa Kì tăng, Trung Quốc giảm.

B. Trung Quốc tăng, Hoa Kì giảm.

C. Hoa Kì tăng ít hơn Trung Quốc.

D. Trung Quốc tăng nhanh hơn Hoa Kì.

Câu 27:

FDI ( Foregin Direct Investment) là từ viết tắt của thuật ngữ:

A. Hỗ trợ phát triển chính thức.

B. Quỹ tiền tệ quốc tế.

C. Chỉ số phát triển con người.

D. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Câu 28:

Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là:

A. Quặng phi kim loại, kim loại đen, kim loại quý.

B. Quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.

C. Quặng kim loại đen, nhiên liệu, kim loại quý.

D. Quặng kim phi kim loại, nhiên liệu, kim loại đen.

Câu 29:

Chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004 là:

A. Công nghiệp điện lực.

B. Công nghiệp chế biến.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp dệt - may.

Câu 30:

Đại bộ phận phần phía Tây của LB Nga là:

A. Cao nguyên và bồn địa.

B. Núi và cao nguyên.

C. Đồng bằng và vùng trũng.

D. Cao nguyên và đồng bằng.

Câu 31:

Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại sau:

A. Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp.

B. Hoa Kì, Anh, Ô-xtrây-li-a.

C. Hoa Kì, LB Nga, CHLB Đức.

D. Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc.

Câu 32:

Đông Nam Á biển đảo:

A. Ít đồng bằng và núi lửa, nhiều đồi, núi.

B. Nhiều đồng bằng, ít đồi, núi và núi lửa.

C. Nhiều núi lửa, ít đồng bằng và đồi, núi.

D. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

Câu 33:

Cho biểu đồ:

TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì và Trung Quốc giai đoạn 2010-2015?

A. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì và Trung Quốc đều tăng.

B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì tăng nhanh hơn Trung Quốc.

C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhiều hơn Hoa Kì.

D. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc luôn nhỏ hơn Hoa Kì.

Câu 34:

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu công nghiệp tập trung ở nước ta?

A. Có ranh giới địa lí xác định.

B. Chuyên sản xuất công nghiệp.

C. Không có dân cư sinh sống.

D. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

Câu 35:

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là:

A. Ôxtrâylia, Hoa Kì, Nhật Bản.

B. Xin-ga-po, Trung Quốc, Hoa Kì.

C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

D. Đức, Nhật Bản, Hoa Kì.

Câu 36:

Định hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng là:

A. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả.

C. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

Câu 37:

Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Sa Huỳnh, Phan Thiết.

B. Quy Nhơn, Mỹ Khê.

C. Cà Ná, Sa Huỳnh.

D. Phan Thiết, Văn lí.

Câu 38:

Nhóm đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:

A. Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

B. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.

C. Dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.

D. Trung tâm bán đảo Cà Mau.

Câu 39:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện ở:

A. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng.

B. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.

C. Dân số nông thôn giảm, dân số thành thị không đổi.

D. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi.

Câu 40:

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG GẠO XAY XÁT, ĐƯỜNG CÁT, CÀ PHÊ BỘT VÀ CÀ PHÊ HÒA TAN,

CHÈ CHẾ BIẾN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng gạo xay xát, đường cát, cà phê bột và cà phê hòa tan, chè chế biến của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ kết hợp.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ cột chồng

Câu 41:

Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là:

A. Lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Vùng đặc quyền kinh tế.

D. Thềm lục địa.

Câu 42:

Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là:

A. Lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Vùng đặc quyền kinh tế.

D. Thềm lục địa.

Câu 43:

Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là:

A. Lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Vùng đặc quyền kinh tế.

D. Thềm lục địa.

Câu 44:

Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là:

A. Lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Vùng đặc quyền kinh tế.

D. Thềm lục địa.