Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

A. NaOH, CO2, H2O.

B. NaOH, CO2, H2.

C. Na2O, CO2, H2O.

D. Na2CO3, CO2, H2O.

Câu 2:
Cho neo-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 5.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 3:

Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 là:

A. Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.

B. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm dần đến trong suốt.
C. Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt.
D. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại, ngay sau đó giảm dần đến trong suốt.
Câu 4:
Tìm câu sai trong những câu sau:

A. Do phân tử nitơ có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.

B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.

C. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng.

D. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính phi kim yếu nhất.

Câu 5:

Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

B. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

C. Al tác dụng với CuO nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 6:

Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt... là nhờ các este

A. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

B. là chất lỏng dễ bay hơi.

C. có mùi thơm, an toàn với người.

D. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.

Câu 7:

Có 2 dung dịch AlCl3 và NaOH. Cách nào sau đây không nhận ra được từng dung dịch?

A. Đổ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.                                

B. Cho từng dung dịch tác dụng với H2SO4.

C. Cho từ từ dung dịch tác dụng với NH3.

D. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch Na2CO3.

Câu 8:

Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là:           

A. CH3COOC2H5.

B. C2H5COOCH3.

C. HCOOC3H5.

D. HCOOC3H7.

Câu 9:

Cho một lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối tan sau: AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Cho biết trường hợp nào xảy ra phản ứng với Fe, khối lượng (m) lá sắt tăng lên hay giảm xuống sau khi phản ứng kết thúc?

A. NaNO3, m giảm
B. AlCl3, m tăng
C. ZnCl2, m tăng
D. Pb(NO3)2, m tăng
Câu 10:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 11:
Axit X có công thức tổng quát là CnH2n-2O4 thuộc loại axit nào sau đây:

A. không no, đa chức

B. no, đơn chức

C. no, hở và 2 chức

D. không no, đơn chức

Câu 12:

Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hoá học là:

A. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

B. phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân.

C. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.

D. phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH)2.

Câu 13:

Poli(etylen-terephtalat) được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng giữa etylen glicol với

A. o-HO–C6H4–COOH.

B. m-HOOC–C6H4–COOH.

C. p-HOOC–C6H4–COOH.

D. o-HOOC–C6H4–COOH.

Câu 14:

Nguyên nhân amin có tính bazơ là:

A. Có khả năng nhường proton

B. Phản ứng được với dung dịch axit

C. Xuất phát từ amoniac

D. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+

Câu 15:

Dãy chất nào gồm toàn các chất trong phân tử có liên kết ion là

A. Na2SO4, K2S, KHS, NH4Cl

B. KHS, Na2S, NaCl, HNO3

C. NaHS, H2O, K2S, Na2SO3

D. Na2SO4, KHS, H2S, SO2

Câu 16:

Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH.
B. H2SO4.
C. HCl.
D. NaNO3.
Câu 17:

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. KNO3.
B. H2S.
C. NaCl.
D. CH3COONa.
Câu 18:

Đun nóng este metyl fomat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

A. HCOONa và CH3OH.

B. CH3COONa và CH3OH.

C.CH3COONa và C2H5OH.

D. HCOONa và C2H5OH.

Câu 19:

Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH tồn tại chủ yếu ở dạng

A. anion

B. phân tử trung hoà

C. ion lưỡng cực

D. cation

Câu 20:

Ứng với CTPT C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 21:

Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị sau:

Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH (ảnh 1)

Tỉ lệ a : b là

A. 2 : 3.

B. 4 : 5.

C. 5 : 4.

D. 4 : 3.

Câu 22:

Amin bậc một X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C8H11N. Nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức C8H10NBr3. Số công thức cấu tạo của X là:

A. 3

B. 6

C. 2

D. 5

Câu 23:

Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,66 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.

B. HCOOH và HCOOC3H7.

C. HCOOH và HCOOC2H5.

D. CH3COOH và CH3COOC2H5

Câu 24:

X là dung dịch H2SO4 0,5M, Y là dung dịch NaOH 0,6M. Cần trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để được dung dịch có pH = 1?

A. 8/9.
B. 7/9.
C. 10/9.
D. 9/7.
Câu 25:
Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lit CO2 (0°C và 4,00 atm) vào 4 lit dung dịch NaOH 0,25M, chất có trong dung dịch thu được là:
A. NaHCO3 và NaOH
B. Na2CO3
C. NaHCO3
D. Na2CO3 và NaHCO3
Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylate và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Tăng 2,70 gam.
B. Giảm 7,38 gam.
C. Tăng 7,92 gam.
D. Giảm 7,74 gam
Câu 27:
Dung dịch A có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch B. Nhỏ tiếp Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 18,81 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 9,72.
B. 13,08.
C. 9,28.
D. 11,40.
Câu 28:

Sục V lít (đktc) khí axetilen vào dung dịch Br2 thì Br2 phản ứng tối đa 0,3 mol. Giá trị của V là

A. 3,36.
B. 6,72.
C. 8,96.
D. 2,24.
Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn 10,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, thu được 12,096 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 10,28 gam X trong 160 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối Y và ancol Z. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Y là

A. 28,49%.

B. 18,99%.

C. 35,20%.

D. 26,49%.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, tạo từ các amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 35,448 lít O2 (đktc), thu được N2 và 77,47 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 48,97 gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 34.

B. 33.

C. 35.

D. 36.

Câu 31:

Clo hoá PVC được một loại tơ clorin chứa 62,39% Clo. Trung bình một phân tử Cl2 tác dụng được với

A. 2 mắt xích PVC

B. 1 mắt xích PVC

C. 4 mắt xích PVC

D. 3 mắt xích PVC

Câu 32:

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol este X (chứa C, H, O) bằng dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được một ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 17,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 20g kết tủa, thêm tiếp NaOH tới dư thì thu thêm 10 gam kết tủa nữa. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat
B. vinyl axetat
C. metyl axetat
D. etyl fomat
Câu 33:

Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Mg và Fe (2:1); (c) Zn và Ag (1:1); (d) Fe(NO3)3 và Cu (2:1); (e) Fe(NO3)2 và Cu (2:1); (g) FeCl3 và Cu (1:1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 34:

Nung 12 gam hỗn hợp gồm Al, Al(NO3)3 trong bình kín không có oxi đến phản ứng hoàn toàn thu được một chất rắn duy nhất và V lít một khí duy nhất (đktc). V có giá trị là

A. 1,68

B. 0,84

C. 3,36

D. 3,00

Câu 35:
Trong một bình kín dung tích 56 lít chứa đầy N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích là 1 : 4 ở 0°C và 200 atm, có một ít bột xúc tác. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa về 0°C thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất của phản ứng là

A. 25%

B. 20%

C. 30%

D. 18,75%

Câu 36:

Có các nhận xét sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau

(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 dipeptit

(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag

(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất

(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%

(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure

Số nhận xét đúng là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 37:

Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol nước; với b = a + c. Giá trị của m là:

A. 34,8.
B. 17,4.
C. 37,2.
D. 18,6.
Câu 38:

Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất là

A. 101 gam.

B. 102 gam.

C. 91 gam.

D. 92 gam.

Câu 39:
Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác của NO). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là

A. 11,2

B. 0,72

C. 23,12

D. 11,92

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 16,72 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 40 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,1 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là

A. 11,84.

B. 10,72.

C. 13,06.

D. 14,18.