Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 có đáp án (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây không cháy trong khí oxi?

A. CH3COOH

B. C2H2

C. CH4

D. CO2

Câu 2:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

A. HCl

B. NaNO3

C. NaCl

D. NaOH

Câu 3:

Tinh bột và xenlulozo là

A. monosaccarit.

B. polisaccarit.

C. đồng phân.

D. đisaccarit.

Câu 4:

Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nilon-6.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nitron.

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 5:

Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon thơm?

A. Etilen.

B. Axetilen.

C. Benzen.

D. Metan.

Câu 6:

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là

A. etyl axetat.

B. vinyl acrylat.

C. vinyl metacrylat.

D. propyl metacrylat.

Câu 7:

Thành phần chính của phâm đạm urê là

A. Ca(H2PO4)2

B. (NH4)2CO3

C. (NH2)2CO

D. (NH4)2CO

Câu 8:

Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CHO

B. C2H5OH

C. H2O

D. CH3COOH

Câu 9:

Metylamin phản ứng được với dung dịch

A. Ca(OH)2

B. NH3

C. HCl

D. NaCl

Câu 10:

Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây?

A. Fe

B. Al

C. Cu

D. Mg

Câu 11:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc chu kì

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12:

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí

A. SO2

B. NO2

C. CO

D. CO2

Câu 13:

Triolein có công thức cấu tạo là

A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5

Câu 14:

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 4,48 lít (đktc) khí Cl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối thu được là

A. 11,28 gam

B. 16,35 gam

C. 12,70 gam

D. 16,25 gam

Câu 15:

Dung dịch Ala-Gly-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl

B. NaCl

C. NaNO3

D. KNO3

Câu 16:

Trong các kim loại sau: Al, Mg, Fe và Cu. Kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Mg

B. Al

C. Cu

D. Fe

Câu 17:

Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Fe, Cu, Pb

B. Fe, Cu, Ba

C. Na, Fe, Cu

D. Ca, Al, Fe

Câu 18:

Curcumin là thành phần chính của curcuminoid – một chất trong củ nghệ. Curcumin có khả năng làm giảm đau dạ dày, tiêu diệt gốc tự do gây ung thư... Curcumin có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 68,48%; 5,43%; 26,09%. Công thức phân tử của curcumin là

A. C21H20O5

B. C20H20O6

C. C21H20O6

D. C20H21O6

Câu 19:

Cho các chất sau: (X) glucozơ, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) glixerol, (R) xenlulozơ. Các chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. Y, Z, R

B. Z, T, R

C. X, Z, R

D. X,Y, Z

Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2

B. C5H10O2

C. C3H6O2

D. C4H8O2

Câu 21:

Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 25 gam

B. 10 gam

C. 12 gam

D. 40 gam

Câu 22:

Cho m gam một amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được 8,15 gam muối. Công thức phân tử của amin là

A. C2H7N

B. C4H9N

C. C2H5N

D. C4H11N

Câu 23:

Cho các chat: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 24:

Hòa tan hết 21,2 gam Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 dư, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 5,60

Câu 25:

Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 20,9 gam muối, số nguyên tử hiđro có trong X là

A. 9

B. 11

C. 7

D. 8

Câu 26:

Cho 0,1 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 38,70

B. 40,80

C. 43,05

D. 47,90

Câu 27:

Cho các este sau: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, HCOOC2H5, HCOOCH=CH2, C6H5OCOCH3, C2H5COOCH3. Số este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol là

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 28:

Hỗn hop X gồm C2H2H2 có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Dẫn X qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2

A. 13,50

B. 14,50

C. 11,50

D. 29,00

Câu 29:

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là

A. 1,24

B. 1,48

C. 1,68

D. 1,92

Câu 30:

Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục thẫm. Chất X là

A. FeCl3

B. CrCl3

C. MgCl2

D. FeCl2

Câu 31:

Cho 16,2 gam kim loại M (có hoá trị n không đổi) tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc). Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). M là

A. Mg

B. Ca

C. Fe

D. Al

Câu 32:

So sánh câu nào sau đây sai?

A. Fe(OH)2Cr(OH)2 đều là bazơ, là chất khử và kém bền nhiệt.

B. Al(OH)3Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.

C. Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl không theo cùng tỉ lệ số mol.

D. BaSO4BaCrO4 đều là muối trung hòa không tan trong nước.

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 3,96 gam vinyl fomat trong dung dịch H2SO4 loãng. Trung hòa hoàn toàn dung dịch sau phản ứng rồi cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, phản ứng hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 15,12

B. 21,60

C. 11,88

D. 23,76

Câu 34:

Tiến hành thí nghiệm trộn lẫn các cặp dung dịch sau đây:

(a) HCl với Ca(HCO3)2.

(b) AlCl3 dư với NaOH.

(c) Ca(OH)2 với NaHCO3.

(d) Ba(OH)2 dư với Al2(SO4)3.

(e) NaHSO4 với BaCl2.

(g) AgNO3 với Fe(NO3)2.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 36:

Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn họp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3, thu được hỗn họp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là

A. 0,448 lít

B. 0,224 lít

C. 0,672 lít

D. 0,896 lít

Câu 37:

Kết quả thí nghiệm các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Kết quả thí nghiệm các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng (ảnh 1)

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenylamoni clorua, fructozơ.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenylamoni clorua.

C. Hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenylamoni clorua.

D. Lòng trắng trứng, phenylamoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.

Câu 38:

Cho m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng vợi dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 25,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 2,24

B. 22,27

C. 27,52

D. 22,72

Câu 39:

Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biếu nào sau đây sai?

A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.

B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 40:

Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 xM, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. Giá trị của X là

A. 0,5

B. 0,4

C. 1,0

D. 0,8