Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 chon lọc, có lời giải (Đề 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tính chất hóa học chung của kim loại là
A. tính axit
B. tính oxi hóa
C. tính dẫn điện
D. tính khử
Câu 2:

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Ca
B. Fe
C. Al.
D. K
Câu 3:

Chất X là một muối của natri. Chất X được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,...) và trong công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,...) Khi đun nóng X sinh ra khí CO2. Chất X có công thức là

A. CH3COONa

B. NaNO3

C. NaHCO3

D. Na2CO

Câu 4:
Hiệu ửng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2
B. H2
C. N2
D. O2
Câu 5:

Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng rất mỏng và bền bảo vệ. Lớp màng đó là

A. AlCl3
B. Al(OH)3
C. Al2O3
D. Al2S3
Câu 6:

Chất có phản ứng màu biure là

A. Saccarozơ

B. Chất béo

C. Ala-Gly

D. Gly-Gly-Ala

Câu 7:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin

B. Anilin

C. Metylamin

D. Glucozơ

Câu 8:

Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?

A. Cu

B. Na

C. Al

D. Zn

Câu 9:

Công thức của crom(III) sunfat là

A. Cr2S3

B. CrS

C. CrSO4

D. Cr2(SO4)2

Câu 10:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Ag

B. Mg

C. Al.

D. K

Câu 11:

Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOCH3; CH3CHO. Số chất trong dãy không thuộc loại este là

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 12:

Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương,... Thạch cao nung có công thức là

A. CaSO4.H2O

B. CaCO3

C. CaSO4.2H2O

D. CaSO4

Câu 13:
Công thức của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có thể có tên gọi là

A. trilinolein

B. triolein

C. tripanmitin

D. tristearin

Câu 14:
Nước cứng là nước chứa nhiều ion

A. Na+ và Al3+

B. Ca2+ và Mg2+

C. Fe2+ và K+

D. Na+ và Ag+

Câu 15:

Kim loại nào sau đây tác dụng với nước dư thu được dung dịch kiềm?

A. Ca

B. Ag

C. Al.

D. Fe

Câu 16:

Kim loại nào sau đây cứng nhất?

A. Cr
B. W
C. K
D. Cu
Câu 17:

Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả chín và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua... rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là

A. CH3COOH

B. C6H10O5

C. C6H12O6

D. C12H22O11

Câu 18:

Khi đun nóng kim loại sắt trong khí oxi dư, thu được sản phẩm là

A. Fe(OH)3

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. FeO

Câu 19:

Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH2 bằng gốc hidrocacbon thu được

A. amin

B. amino axit

C. este

D. lipit

Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Na và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 0,336 lít khí H2. Thể tích dung dịch HCl 0,1M tối thiểu cần dùng để trung hòa hoàn toàn dung dịch X là

A. 150ml

B. 600ml

C. 300ml

D. 75ml

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng

B. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói

C. Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức

D. Trong các chất hữu cơ bền, no, mạch hở CxHyOz (có M < 60; x > 2) có 5 chất tham gia phản ứng tráng bạc

Câu 22:

Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch CrCl3 (trong môi trường axit), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây?

A. Zn

B. Mg

C. Cu

D. Na

Câu 23:

Cho H2O dư vào hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua thu được hỗn hợp khí gồm

A. C2H2 và CH4

B. CH4 và H2

C. CH4 và C2H6

D. C2H2 và H2

Câu 24:
Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 lít dung dịch ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml)

A. 5,00 kg

B. 4,66 kg

C. 8,86 kg

D. 9,00 kg

Câu 25:

Cho 3,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc một kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCI 0,5M. Công thức cấu tạo của 2 amin trên là

A. C2H5NH2, C3H7NH2

B. CH3NH2, C2H5NH2

C. CH3NH2, CH3NHCH3

D. C6H5NH2, C6H5CH2NH2

Câu 26:

Cho dãy gồm các chất: CH3COOH; C2H5OH; H2NCH2COOH và C6H5NH3Cl. Số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Tơ visco là tơ hóa học

B. Amilopectin có cấu tạo mạch phân nhánh

C. Tripanmitin là chất lỏng ở điều kiện thường

D. Đốt cháy hoàn toàn protein trong bình chứa oxi thì sản phẩm cháy có khí N2

Câu 28:

Cho ba dung dịch chứa 3 chất tan tương ứng E, F, G thỏa mãn:

- Nếu cho E tác dụng với F thì thu được hỗn hợp kết tủa X. Cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra

khí không màu hóa nâu ngoài không khí, đồng thời thu được phần không tan Y

- Nếu F tác dụng với G thì thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa

- Nếu E tác dụng G thì thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy có khi không màu thoát ra

Các chất E, F và G lần lượt là

A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3

B. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3

C. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2

D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3

Câu 29:

Hòa tan hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Mg trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là

A. 11,8

B. 12,0

C. 14,0

D.13,0

Câu 30:

Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ Plexiglas. Monome tạo thành X là

A. CH2=CHCN

B. CH2=C(CH3)COOCH3

C. CH2=CHCl

D. H2N[CH2]6COOH

Câu 31:

X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch gồm Na2CO3 nồng độ y mol/l và NaHCO3 nồng độ 2y mol/l. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch X vào 100ml dung dịch Y, thu được V lít khí CO2. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được 2V lít khí CO2. Tỉ lệ x : y là

A. 6:5

B. 4:3

C. 3:2

D. 8:5

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(1) Fructozơ chuyển thành glucozơ trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm

(2) Ở điều kiện thường, anilin là chất rẳn

(3) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, có vị ngọt

(4) Nhỏ vài giọt chanh nước vào cốc sữa bò thấy xuất hiện kết tủa

(5) Ở điều kiên thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2

(6) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 3 mol NaOH

(7) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bảng hidro (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp Y gồm Giy, Ala, Val. Trộn a mol X với b mol Y thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy Z cần dùng 1,05 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư, thấy khối lượng bình tăng 18 gam, đồng thời thu được 17,92 lít hỗn hợp khí. Tỉ lệ a : b là

A. 1:1
B. 3:1
C. 2:1
D. 3:2
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần it nhất 30ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,5

B. 11,2

C. 11,5

D. 12,5

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Nếu cho 25,74 gam X tác dỤng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử X có 5 liên kết

B. Số nguyên tử C của X là 54

C. Giá trị của m là 26,58

D. Số mol X trong 25,74 gam là 0,03

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại

(b) Các kim loại đều có ánh kim và ở trạng thái rắn ở điều kiện thường

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag

(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe

(e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4 xảy ra ăn mòn điện hóa

(f) Cho hỗn hợp Mg, Cu, Fe2O3 có cùng số mol tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch gồm 2 muối

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 37:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4, Mg và FeCO3 vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,286 mol H2SO4, thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2 và 0,02 mol H2) có khối lượng 2,056 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,514 mol NaOH, thu được 18,616 gam kết tủa và 0,01 mol khí. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần tram khối lượng FeCO3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 14,8%

B. 25,6%

C. 12,5%

D. 15,6%

Câu 38:

Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10ml dung dịch NaOH 40%

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên

Có các phát biểu sau:

(1) Ở bước 1, nếu thay dầu dừa bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự

(2) Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra

(3) Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng)

(4) Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp

(5) Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa

(6) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trẳng nổi lên là glixerol

Số phát biểu đúng là

A. 4
B. 8
C. 5
D. 6
Câu 39:

Hỗn hợp khí và hơi X gồm vinyl acrylat, metyl axetat, etyl propionat, isoprene và butilen có tỉ khối hơi so với H2 là 40,125. Đốt cháy hoàn toàn 64,2 gam X cần 4,55 mol O2 thu được 3,1 mol H2O. Nếu đem 64,2 gam X trộn với lượng H2 vừa đủ, rồi cho qua Ni, t°, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là x. Giá trị của x là

A. 41,50
B. 42,00.
C. 40,85
D. 41,00
Câu 40:

X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết , (Mx < MY); Z là este no, hai chức, mạch hở. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp M chứa 2 muối và hỗn hợp G chứa 2 ancol đồng đằng kế tiếp. Đun nóng toàn bộ G với H2SO4 đặc ở 140°C (giả sử hiệu suất đạt 100%) thu được 19,35 gam hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy toàn bộ M cần dùng 1,675 mol O2, thu được CO2, 0,875 mol H2O và 0,375 mol Na2CO­3. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là

A. 28,17%

B. 29,28%

C. 38,94%

D. 32,62%