Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức nào sau đây biểu thị một chất béo?

A. C17H33COONa

B. C3H5(OH)3

C. (C17H33COO)3C3H5

D. C15H31COOCH3

Câu 2:

Nhôm hidroxit có công thức là

A. NaAlO2

B. Al2O3

C. Al(OH)3

D. Na3AlF6

Câu 3:

Quặng boxit là nguyên liệu để điều chế kim loại nào sau đây?

A. Nhôm

B. Maggie

C. Sắt

D. Đồng

Câu 4:

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Na

B. Mg

C. Cu

D. Al

Câu 5:
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic là

A. C2H5COOCH3

B. HCOOCH3

C. HCOOC3H7

D. CH3COOC2H5

Câu 6:
Chất không phản ứng với NaOH trong dung dịch là

A. C6H5-NH2

B. CH3-NH3Cl

C. H2N-CH2-COOH

D. C6H5-OH (phenol)

Câu 7:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al

B. Ca

C. K

D. Ag

Câu 8:

Người ta thường làm cho phèn chua vào nước nhằm mục đích nào sau đây?

A. Làm trong nước

B. Diệt khuẩn

C. Làm mềm nước

D. Khử mùi

Câu 9:

Canxi cacbonat có công thức là

A. CaSO4
B. CaCO3
C. CaC2
D. Ca(HCO3)2
Câu 10:

Công thức cấu tạo thu gọn của etyl fomat là

A. HCOO-CH=CH2

B. HCOO-CH3

C. HCOO-CH2-CH3

D. CH3-COO-CH2-CH3

Câu 11:

Na2CO3 không phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. HCl

B. CaCl2

C. KOH

D. Ba(OH)2

Câu 12:

Dung dịch nào sau đây không làm quỳ tím thay đổi màu?

A. Etyl amin
B. Lysin
C. Axit glutamic
D. Alanin
Câu 13:
Chất nào sau đây là amin bậc 2?

A. C6H5-NH2

B. CH3-CH2-NH2

C. (CH3)3N

D. CH3-NH-CH3

Câu 14:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư không sinh ra CaCO3?

A. CO

B. Na2CO3

C. CO2

D. NaHCO3

Câu 15:

Cho dãy ion sau: Na+, Cu2+, Fe2+, Ag+. Ion kim loại có tính oxy hóa mạnh nhất là

A. Na+

B. Fe2+

C. Cu2+

D. Ag+

Câu 16:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Xenlulozơ
D. Glucozơ
Câu 17:

Polime nào sau đây thuộc loại chất dẻo?

A. Polibutadien

B. Poli(hexametylen ađipamit)

C. Poli(vinyl clorua)

D. Poliacrilonitrin

Câu 18:
Chất nào sau đây là amino axit?

A. CH3-COONH4

B. CH3-NH-CH3

C. CH3-NH2

D. H2N-CH2-COOH

Câu 19:

Chất nào sau đây được dùng làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời?

A. NaHCO3

B. HCl

C. Ca(OH)2

D. CaCl2

Câu 20:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. W

B. Cu

C. Cr

D. Ag

Câu 21:

Cho 10,68 gam CH3-CH(NH2)COOH tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 13,8128

B. 16,68

C. 15,24

D. 13,32

Câu 22:

X là một monosaccarit mạch hở, phân tử có một nhóm -CHO. Đun X với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được muối hữu cơ Y. Đun X với H2 có xúc tác Ni thu được chất hữu cơ Z. Lên men X thu được chất hữu cơ T và CO2. Phát biểu không đúng là

A. T là etanol

B. Y có 16 nguyên tử hidro

C. X là glucozơ

D. Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH

Câu 23:

Cho 1ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm. Sau đó nhỏ từ từ 5 giọt dung dịch NaOH, lắc đều rồi gạn bỏ dung dịch. Thêm tiếp 1ml dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm, lắc đều thấy trong ống nghiệm có dung dịch màu tím. Chất X có thể là chất nào dưới đây?

A. Gly-Val

B. Alanin

C. lòng trắng trứng

D. Saccarozơ

Câu 24:

Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch X chứa 0,016 mol Na2CO3 và 0,02 mol KHCO3, thu được dung dịch Y và 0,1344 lít khí CO2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn hai nấc. Khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y là

A. 5,715 gam
B. 4,533 gam
C. 5,910 gam
D. 8,473 gam
Câu 25:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho Cu vào dung dịch MgSO4

B. Cho Zn vào dung dịch FeCl2

C. Cho Fe vào dung dịch FeCl3

D. Cho Al vào dung dịch NaOH

Câu 26:

Cho m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, lên men m gam glucozơ, thu được 5,52 gam C2H5OH. Hiệu suất của quá trình lên men là

A. 60%

B. 80%

C. 75%

D. 70%

Câu 27:

Thực hiện các thí nghiệm sau sau:

(a) Sục khí CO2 vào dung dịch CaCl2

(b) Cho mẩu Na nhỏ vào dung dịch BaCl2 và NaHCO3

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch chứa Ba(OH)2

(e) Đun sôi dung dịch chứa Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 28:
Nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm đựng 2ml chất lỏng chất X, lắc đều, thấy màu tím nhạt dần. Chất X là

A. Stiren

B. Hexan

C. Toluen

D. Benzen

Câu 29:
Hợp chất X chứa C, H, O chứa vòng benzen. Cho 4,416 gam X vào 50ml dung dịch NaOH 2,4M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 4,416 gam X cần vừa đủ 0,224 mol O2, thu được CO2 và 1,728 gam nước. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là

A. 7,360

B. 8,640

C. 7,104

D. 8,064

Câu 30:

Cho các chất rắn sau: Al, Al2O3, CaCO3, NaCl. Số chất tan trong dung dịch NaOH dư là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 31:

Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10 gam X là

A. 4,6

B. 4,4

C. 6,4

D. 5,6

Câu 32:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm K2O, Na, BaO trong nước, thu được 0,112 lít H2 và 1,2 lít dung dịch Y có pH = 13. Hấp thụ hết 1,68 lít CO2 vào 1,2 lít dung dịch Y, thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch chứa 3,53 gam chất tan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,9

B. 7,8

C. 7,9

D. 9,9

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(1) Để một miếng gang ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa học

(2) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, chỉ thu được một chất kết tủa

(3) Lớp cặn xuất hiện khi đun nước cứng tạm thời có thể loại bỏ bằng dung dịch NaOH

(4) Khi điện phân MgCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Mg2+

(5) Dùng thạch cao nung để bó bột xương gãy, làm phấn viết, trang trí nội thất

(6) Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH là chất oxi hóa nhôm

Số phát biểu đúng là:

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu ma sát và khó tan trong các dung môi hơn cao su thường

(2) Phân biệt được dung dịch glucozơ và dung dịch anbumin (lòng trắng trứng) bằng Cu(OH)2

(3) Lực bazơ của amoniac yếu hơn lực bazơ của etylamin

(4) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch NaOH là phản ứng thuận nghịch

(5) Các amino axit đều phản ứng với NaOH và HCl trong dung dịch

(6) Để rửa sạch ống nghiệm dính anilin, cần rửa qua dung dịch Ca(OH)2 rồi tráng bằng nước

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 35:
Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hidro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
A. 36,24
B. 36,68
C. 38,20
D. 38,60
Câu 36:

Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(a) X + 2NaOH → Y + Z + T                              

(b) X + 2H2 → E

(c) E + 2NaOH → 2Y + T (d) Y + HCl → NaCl + F

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X là este hai chức.

(b) Dung dịch chất T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

(c) Chất Z làm mất màu nước brom.

(d) Chất F là axit propionic.

(e) Chất X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi và giả sử kim loại sinh ra bám hết lên catot. Khi điện phân với thời gian t (giây) thu được 10,192 (lít) hỗn hợp khí ở anot và khối lượng catot tăng 43,968 (gam). Khi điện phân với thời gian 2t (giây) thu được V (lít) hỗn hợp khí ở anot và khối lượng catot tăng 55,488 (gam). Giá trị của m và V lần lượt là

A. 164,811 và 29,292432

B. 171,947 và 17,8864

C. 171,947 và 29,2432

D. 143,147 và 17,8864

Câu 38:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế isoamyl axetat (Y) theo sơ đồ hình vẽ dưới:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế isoamyl axetat (Y) theo sơ đồ hình vẽ dưới: (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau:

(1) Các chất điều chế trực tiếp Y gồm CH3-COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2-OH

(2) Nước trong ống trên hình vẽ có tác dụng làm lạnh để ngưng tụ chất Y

(3) Phản ứng trong bình cầu là phản ứng thuận nghịch

(4) Trong bình cầu cần thêm axit sunfuric đặc nhằm hấp thụ nước và xúc tác cho phản ứng

(5) Chất lỏng Y được sử dụng làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo

(6) Có thể sử dụng giấm ăn (dung dịch CH3-COOH 2%) cho quá trình điều chế trên

Số phát biểu đúng là

A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 39:
X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 57,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 30,0 gam, đồng thời thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dung 1,375 mol O2, thu được CO2, 0,25 mol Na2CO3 và 1,0 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là

A. 40,47%

B. 32,64%

C. 50,82%

D. 55,85%

Câu 40:

Hỗn hợp T gồm amin no, mạch hở X và hidrocacbon no, mạch hở Y trong đó X và Y đều có số nguyên tử cacbon lớn hơn 1 và số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít hơi hỗn hợp T cần dùng vừa đủ 3,9648 lít O2, thu được N2, CO2 và 2,7 gam H2O. Cho 1,69 gam hỗn hợp T vào dung dịc HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 2,205 gam

B. 3,150 gam

C. 2,646 gam

D. 2,175 gam.