Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch Sử cực hay có lời giải (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy

D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 2:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực

A. công nghiệp nặng

B. sản xuất nông nghiệp

C. công nghiệp vũ trụ

D. công nghiệp nhẹ

Câu 3:

Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?

A. Thể chế Xã hội chủ nghĩa

B. Thể chế quần chủ chuyên chế

C. Thể chế Cộng hòa

D. Thể chế quần chủ lập hiến

Câu 4:

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết

B. Triều đình sợ Pháp

C. Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển

D. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta

Câu 5:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của

A. để quốc Mĩ

B. thực dân Pháp

C. phát xít Nhật

D. các đế quốc Âu-Mĩ

Câu 6:

Đâu không phải là nội dung của chiếu cần vương?

A. Kêu gọi nhân dân đúng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến

B. Khẳng định quyêt tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi

C. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Câu 7:

Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì dưới đây trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo

C. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất

D. Chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 8:

Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành ở giai đoạn đầu sau khi giành độc lập là gì?

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu

D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo

Câu 9:

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của

A. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

B. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế

C. quá trình thông nhất thị trưòng thế giới

D. sự ra đời các công ty xuyên quốc gia

Câu 10:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu từ

A. những năm 70 của thế kỉ XX

B. những năm 50 của thế kỉ XX

C. những năm 60 của thế kỉ XX

D. những năm 40 của thế kỉ XX

Câu 11:

Mục tiêu nào dưới đây không thuộc chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ?

A. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ

B. Sử dụng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế

D. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng Quần sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu

Câu 12:

Trong cuộc gặp gõ không chính thức giữa M. Góocbachốp và Tổng thống Mĩ G. Busơ tại đảo Man-ta (Liên Xô), đã cùng tuyên bố vấn đề gì sau đây?

A. Hạn chế vũ khí hạt nhân huy diệt

B. Chấm dứt việc chạy đua vũ trang

C. Chấm dứt chiến tranh lạnh

D. Giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại

Câu 13:

Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc?

A. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống nhiều kẻ thù mạnh

B. Trung Hoa Dân quốc dùng bọn tay sai để phá ta từ bên trong

C. Trung Hoa Dân quốc có nhiều âm mưu chống phá cách mạng

D. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh

Câu 14:

Giai cấp nào dưới đây có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao gắn bó với nền sản xuất hiện đại?

A. Tư sản

B. Tiểu tư sản

C. Công nhân

D. Nông dân

Câu 15:

Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964, của quần dân miền Nam có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

B. Mở đầu cho phong trào đánh Mĩ ở miền Nam

C. Làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Câu 16:

Sau Hội nghị Vécxai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được phóng, các dân tôc chỉ có thể trông cậy vào

A. lực lượng của các cường quốc trên thế giới

B. lực lượng của bản thân mình

C. sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới

D. lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới

Câu 17:

Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự.. .thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân". Đó là mục đích của

A. Trong tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (06/1/1946)

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mang tháng Tám 1945

C. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh

D. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945

Câu 18:

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành siêu cường số một thế giới về

A. chủ nợ lớn nhất thế giới

B. tài chính

C. khoa học - công nghệ

D. công nghiệp

Câu 19:

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ 9/1945 đến trước 19/12/1946) được đánh giá là

A. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

B. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược

C. cứng rắn về sắch lược, mềm dẻo về nguyên tắc

D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược

Câu 20:

Sự kiện nào biểu hiện: “Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện - Quảng Châu (6/1924)

B. Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)

C. Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu

D. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925)

Câu 21:

Sự kiện nào dưới đây đã khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?

A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ

B. Thông điệp của Tổng thống MĩTruman(3-1947)

C. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven

D. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan (6-1947)

Câu 22:

Nhân tố chủ ỵếu chỉ phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là gì?

A. Sự ra đời các khối quân sự đối lập

B. Cục diện “Chiến tranh lạnh”

C. Sự hình thành các liên minh kinh tể

D. Xu thế toàn cầu hóa

Câu 23:

Vì sao Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai

C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân

D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân

Câu 24:

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết

B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

C. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2

D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế

Câu 25:

Vì sao nói, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo?

A. Đảng đã tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam

B. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước

C. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Băc đôi với sự nghiệp thống nhất đất nước

Câu 26:

Nguyên nhân trực tiếp của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là

A. sự soi sáng của Nghị quyết 15 BCH TW Đảng (tháng 1-1959)

B. chính quyền Mỹ - Diệm đã suy yếu

C. miền Bắc đã kịp thời chỉ viện cho miền Nam

D. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh

Câu 27:

Khu Giải phóng Việt Bắc được ví như

A. căn cứ địa của cách mạng cả nước

B. trung tâm đầu não kháng chiến

C. thủ đô kháng chiến

D. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập

Câu 28:

Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?

A. Đấu tranh nghị trường

B. Mít tinh, đưa dân nguyện

C. Đấu tranh báo chí

D. Đấu tranh vũ trang

Câu 29:

Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm ?

A. Chiến thắng Vạn Tường

B. Chiến thắng Bình Giã

C. Chiến thắng Ấp Bắc

D. Phong trào Đồng Khởi

Câu 30:

Nguyên nhân khách quan nào dưới đây làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) thất bại?

A. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tể, chính trị

B. Do các phong trào chưa liên kết với nhau

C. Tầng lớp tiểu tư sản còn bấp bênh

D. Thực dân Pháp còn mạnh nên đủ sức đàn áp phong trào

Câu 31:

Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?

A. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới

B. Thông qua báo cáo chính trị

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội

D. Thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam

Câu 32:

Vì Chủ nghĩa đế quốc giống như một con đĩa hai vòi nên cách mạng các nước thuộc địa và các nước chính quốc phải phối hợp nhịp nhàng như

A. hai cánh của một con chim

B. anh và em trong một nhà

C. chồng và vợ trọng một gia đình

D. tay và chân của một con người

Câu 33:

Đâu là thời cơ khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi nhanh chóng và ít đố máu?

A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh

B. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Đông Dương

C. Nhân dân đã sẵn sàng nối dậy

D. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

Câu 34:

Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 là gì?

A. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng

B. Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất

C. Đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân

D. Thực hiện khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”

Câu 35:

Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân

B. Tập trung vào nhiệm vụ phản để

C. Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình

D. Tập trung vào nhiệm vụ phản phong

Câu 36:

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta (1945-1954), đã phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha là

A. chiến tranh tổng lực

B. chiến tranh nhân dân

C. chiến tranh toàn diện

D. chiến tranh tâm lí

Câu 37:

Mĩ đã rút ra bài học gì sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quần giải phóng miền Nam?

A. Tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược và tranh thủ ngoại giao

B. Bình định miền Nam bằng ấp chiến lược và phá hoại miền Bắc

C. Đề ra chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh

D. Tiếp tục phá hoại miền Bắc và mở rộng chiến tranh sang Campuchia

Câu 38:

Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đế đi tới xã hội cộng sản” trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)?

A. Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày

B. Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội

C. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền

D. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm chính quyền

Câu 39:

Bài học cơ bản nào cho cách mạng Việt Nam hiện nay được rút ra từ sự thất bại của phong trào 1930-1931?

A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất

B. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền

C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc

D. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Câu 40:

Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), cho cách mạng Việt Nam hiện nay?

A. Kết hợp đấu tranh quần sự với ngoại giao

B. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại

C. Triệt đế lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước

D. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế