Đề thi thử thpt quốc gia môn Vật Lí cực hay có lời giải chi tiết (P28)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cường độ điện trường của một điện tích gây ra tại điểm A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB là bao nhiêu ? Cho biết A, B, C cùng nằm trên một đường sức.

A. 30V/m

B. 25V/m

C. 12V/m

D. 16V/m

Câu 2:

Câu phát biểu đúng là:

A. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích

B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi

C. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

D. Để vật có dòng điện chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu của vật

Câu 3:

n acquy, mỗi acquy có suất điện động E và điện trở trong r nối với các mạch ngoài là một biến trở Rt. Điều kiện Rt để dòng điện trong mạch khi các acquy mắc nối tiếp hoặc song song đều như nhau là

A. Rt=r

B. Rt=rn

C. Rt=nr

D. Rt=n+1r

Câu 4:

Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là

A. Các electron bức khỏi các phân tử khí

B. Sự ion hóa do va chạm

C. Sự ion hóa do các tác nhân đưa vào trong chất khí

D. Không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi

Câu 5:

Một cảm ứng từ B của dòng điện thẳng tại M cách dòng điện 3cm bằng 2,4.10-5(T). Tính cường độ dòng điện của dây dẫn

A. 0,72 A

B. 3,6 A

C. 0,36 A

D. 7,2 A

Câu 6:

Một thanh dẫn điện dài 20 cm tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ B =5.10-4T, với vận tốc 5m/s, véc tơ vận tốc của thanh vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Tính suất điện động cảm ứng từ trong thanh:

A. 5.104V

B. 0,8.104V

C. 0,6.104V

D. 0,5.104V

Câu 7:

Hiện tượng các tia sáng lệch phương khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau là hiện tượng

A. Tán sắc ánh sáng

B. Phản xạ ánh sáng

C. Khúc xạ ánh sáng

D. Giao thoa ánh sáng

Câu 8:

Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 60o. Tia ló qua mặt bên thứ hai có góc ló là 50o và góc lệch so với tia tới là 20o thì góc tới là bao nhiêu?

A. 30o

B. 20o

C. 50o

D. 60o

Câu 9:

Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cơ cưỡng bức:

A. Đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng số nguyên lần tần số riêng của hệ

B. Phụ thuộc vào độ chệnh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ.

C. Không phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức

D. Không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức

Câu 10:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2có độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4 N và 2 N. Tốc độ cực đại của vật có giá trị là?

A. 605cm/s

B. 405cm/s

C. 305cm/s

D. 505cm/s

Câu 11:

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn  bằng 0,6 m/s. Biên độ giao động của con lắc có giá trị là?

A. 62cm

B. 12 cm

C. 6 cm

D. 122cm

Câu 12:

Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 50N/m được giữ cố định đầu dưới còn đầu trên gắn với vận nặng m = 100g. Nâng vật m để lò xo dãn 2,0cm rồi buông nhẹ, hệ giao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g =100m/s2. Thời gian lò xo dãn trong một chu kì là

A. 187ms

B. 46,9ms

C. 70,2ms

D. 93,7ms

Câu 13:

Một con lắc dài 10 cm treo tại điểm cố định I trong trọng trường. Con lắc đang đứng yên thì điểm treo di chuyển nhanh dần đều đi lên với gia tốc a = 2m/s2 trên dây theo góc nghiêng 30o so với phương ngang. Lấy g =10m/s2. Tốc độ cực đại của con lắc gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 32m/s

B. 30m/s

C. 8m/s

D. 16m/s

Câu 14:

Một chất điểm đang dao động điều hòa. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 0,091 J. Đi tiếp một đoạn 2S thì động năng chì còn 0,019 J và nếu đi thêm một đoạn S (biết A > 3S) nữa thì động năng bây giờ là:

A. 0,042 J

B. 0,096 J

C. 0,036 J

D. 0,032 J

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

A. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phân tử dao động

B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phân tử dao động

C. Vận tốc của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phân tử dao động

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì

Câu 16:

Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 20 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 50 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 3m/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2 là

A. 7

B. 6

C. 8

D. 9

Câu 17:

Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 16m, dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm O của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 45 cm luôn dao động cùng pha với O. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng

A. 2 m/s

B. 4 m/s

C. 6 m/s

D. 8 m/s

Câu 18:

Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dung đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng, sau 2s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm không khí là 340 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Độ sâu ước lượng của giếng là

A. 19 m

B. 340 m

C. 680 m

D. 20 m

Câu 19:

Thực hiện thí nghiệm giao thoa tại mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng biên độ, đồng pha và theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng tại  S1S2. Biết khoảng cách S1S2 bằng 27,6 cm và sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 8 cm. Gọi ( E) là đường elip trên mặt nước nhận S1S2 là hai tiêu điểm và đi qua điểm N là điểm thuộc vân giao thoa trung tâm và cách trung điểm của S1S2 một khoàng 12 cm. Số điểm trong vùng điện tích mặt nước bao quanh bởi (E) dao động với biên độ cực đại và lệch pha π2 so với hai nguồn S1S2

A. 28

B. 14

C. 24

D. 18

Câu 20:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cos(ωt+φ) vào hai đầu tụ điện. Dung kháng của tụ điện này bằng

A. 1ωL

B. ωL

C. 1Cω

D. Cω

Câu 21:

Trong hệ thống đường dây truyền tải điện năng của Việt Nam, điện áp hiệu dụng lớn nhất được sử dụng trong quá trình truyền tải là:

A. 110kV

B. 5000 kV

C. 35kV

D. 220kV

Câu 22:

Một đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp trong đó có ZL > ZC. So với dòng điện, điện áp hai đầu mạch sẽ:

A. Cùng pha

B. Chậm pha

C. Nhanh Pha

D. Vuông pha

Câu 23:

Đặt điện áp u=U2cosωt vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp tức ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện tức thời qua tụ điện là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là:

A. u2U2+i2I2=12

B. u2U2+i2I2=1

C. u2U2+i2I2=14

D. u2U2+i2I2=2

Câu 24:

Một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Gọi uR, uL, uC, u lần lượt là điện áp tức thời ở hai đầu điện trở, cuộn cảm, tụ điện và đoạn mạch R, L, C. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Hệ thức nào sau đây là đúng

A. i=uLZL

B. i=uRR

C. i=uCZC

D. i=uZ

Câu 25:

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều 175 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25V, trên đoạn MN là 25V và trên đoạn NB là 175V. Hệ số công suất của đoạn mạch AB là

A. 125

B. 17

C. 1725

D. 725

Câu 26:

Điện năng được truyền từ nơi phát đến một xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động, vì muốn mở rộng quy mô sản xuất nên xưởng đã nhập thêm một số máy. Hiệu suất truyền tải lúc sau (khi có thêm các máy mới cùng hoạt động) đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động ( kể các máy mới nhập về) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau 1. Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy hoạt động đã được nhập về thêm là

A. 100

B. 70

C. 50

D. 160

Câu 27:

Một mạch dao động LC lý tưởng với cuộn dây lõi không khí. Nếu luồn lõi thép vào cuộn dây thì tần của mạch dao động thay đổi thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không đủ cơ sở để kết luận

Câu 28:

Mạch dao động lý tưởng có điện tích trên tụ C:q=102cos20tπ4CViết biểu thức của dòng điện trong mạch?

A. i=0,2sin20t+π4A

B. i=0,2cos20tπ4A

C. i=0,2cos20t+π4A

D. i=0,2sin20tπ4A

Câu 29:

Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ 8πmA và đang tăng, sau đó khoảng thời gian 3T/4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn 2.19-9C. Chu kỳ dao động điện từ của mạch bằng

A. 0,5ms

B. 0,25ms

C. 0,5 μs

D. 0,25 μs

Câu 30:

Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng có

A. Màu cam và tần số f

B. Màu cam và tần số 1,5 f

C. Màu đỏ và tần số f

D. Màu đỏ và tần số 1,5 f

Câu 31:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là λ (m) khoảng cách giữa hai khe hẹp là a (m). Khoảng cách từ mặt phẳng giữa hai khe đến màn quan sát là D (m). Khoảng vân quan sát trên màn có giá trị bằng

A. i=λD2a

B. i=λDa

C. i=Daλ

D. i=Da2λ

Câu 32:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu vàng thành ánh sáng đơn sắc màu lam và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. Khoảng vân không thay đổi

B. Khoảng vân tăng lên

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi

D. Khoảng vân giảm xuống

Câu 33:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6μmkhoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,46 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là

A. 6

B. 3

C. 8

D. 2

Câu 34:

Hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:

A. Hiện tượng quang điện

B. Hiện tượng nhiễu xạ

C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng

D. Hiện tượng giao thoa

Câu 35:

Năng lượng tới thiểu để bứt êlectron ra khỏi kim loại 3,05eV. Kim loại này có giới hạn quang điện là

A. 0,656μm

B. 0,407μm

C. 0,38μm

D. 0,72μm

Câu 36:

Nguồn sáng thứ nhất có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=450nmNguồn sáng thứ hai có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2=0,6μmTrong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa photon mà nguồn thứ nhất phát ra so với soosphoton mà nguồn thứ 2 phát ra là 3:1. Tỉ số P1P2 là:

A. 4

B. 94

C. 43

D. 3

Câu 37:

Một hạt có khối lượng nghỉ m0 khi có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó thì khối lượng m của hạt:

A. m = m0

B. m = 4 m0

C. m = 2m0

D. m=m02

Câu 38:

Đại lượng đặt trưng cho mức bền vững của hạt nhân là

A. Năng lượng liên kết

B. Số proton

C. Số nuclon

D.Năng lượng liên kết riêng

Câu 39:

Cho phản ứng hạt nhân: T13+D12H24e+X. Biết rằng độ hụt của khối lượng hạt nhân T, D và He lần lượt là 0,009106u; 0,002491u; 0,030382u và 1u=931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của sắp xỉ bằng.

A. 15,017 MeV

B. 200,025 MeV

C. 21,076 MeV

D. 17, 499 MeV

Câu 40:

Một hạt nhân có khối nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, khối lượng động (khối lượng tương đối tính) của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6 c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là:

A. 1,25 m0

B. 0,36 m0

C. 1,75m0

D. 0,25 m0