Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Hóa học có lời giải ( đề số 13 )

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất? 

A. Li.

B. Os.

C. Na.

D. Hg.

Câu 2:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là 

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 3:

Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là

A. DDT.

B. nicôtin.

C. đioxin.

D. TNT.

Câu 4:

Hợp chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là 

A. metyl acrylat.

B. vinyl axetat.

C. metyl metacrylat.

D. vinyl fomat.

Câu 5:

Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất sắt(II)?

A. Fe2O3.

B. FeSO4.

C. Fe2(SO4)3.

D. Fe(OH)3.

Câu 6:

Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? 

A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

B. H2NCH2CH2COCH2COOH.

C. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.

D. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.

Câu 7:

Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước? 

A. CH3COOH.

B. C6H12O6 (fructzơ).

C. NaOH.

D. HCl.

Câu 8:

Công thức hóa học của natri đicromat là

A. Na2Cr2O7.

B. NaCrO2.

C. Na2CrO4.

D. Na2SO4.

Câu 9:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ? 

A. Amilozơ.

B. Nilon-6,6.

C. Nilon-7.

D. PVC.

Câu 10:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm? 

A. Cu, Fe, Al, Mg.

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 11:

Công thức của axit gluconic là

A. HOOC[CH2]4COOH.

B. CH2OH[CHOH]4COOH.

C. CH2OH[CH2]4CHO.

D. HOOC[CHOH]4CHO.

Câu 12:

Nước cứng là nước có chứa nhiều các cation nào sau đây? 

A. Na+ và K+.

B. Ca2+ và Mg2+.

C. Li+ và Na+.

D. Li+ và K+.

Câu 13:

Điện phân nóng chảy muối của kim loại M, ở anot thu được 1,568 lít khí (đktc), khối lượng kim loại thu được ở catot là 2,8 gam. Kim loại M là

A. Mg.

B. Na.

C. K.

D. Ca.

Câu 14:

Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,336.

B. 0,672.

C. 0,448.

D. 0,224.

Câu 15:

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là do hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Xút.

C. Nước vôi trong

D. Xô đa.

Câu 16:

Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H5N.

B. C2H7N.

C. CH5N.

D. C3H7N.

Câu 17:

Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường:

A. a – Nhiệt kế; b – Đèn cồn; c – Bình cầu có nhánh; d – Sinh hàn; e – Bình hứng (eclen).

B. a – Đèn cồn; b: Bình cầu có nhánh; c – Nhiệt kế; d – Sinh hàn; e – Bình hứng (eclen).

C. a – Đèn cồn; b – Nhiệt kế; c – Sinh hàn; d – Bình hứng (eclen); e – Bình cầu có nhánh.

D. a – Nhiệt kế; b – Bình cầu có nhánh; c – Đèn cồn; d – Sinh hàn; e – Bình hứng.

Câu 18:

Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) Ca(HCO3) + NaOH → ;

(2) NaHCO3 + Ca(OH)2 → ;

(3) NaHCO3 + HCl →

(4) NaHCO3 + KOH → ;

(5) KHCO3 + NaOH → ;

(6) NH4HCO3 + NaOH →

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn: HCO3- + OH- → CO32- + H2O là

A. (4), (5), (6).

B. (4), (5).

C. (1), (2), (6).

D. (1), (3), (5).

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các ezim trong nước bọt và ruột non.

(b) Xenlulozơ là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối.

(c) Xenlulozơ một polime thiên nhiên.

(d) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ tơ visco, tơ axetat.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.         (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.     (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. (g) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ.

Sau khi kết thức các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 21:

Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 22:

Cho các phát biểu sau về crom:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 thì dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.

(c) Cho crom (VI) oxit vào nước thu được dung dịch chứa hai axit.

(d) Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH loãng.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 23:

Cho các chất : caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là 

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2) và (5).

C. (1), (3) và (5).

D. (3), (4) và (5).

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng triglixerit X cần vừa đủ 3,18 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,04 mol H2O. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là 

A. 0,20.

B. 0,15.

C. 0,30.

D. 0,18.

Câu 25:

Cho sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol các chất: 

(a) X+2NaOHt°Y+Z+T(b) X+H2Ni,t°E(c) E+2NaOHt°2Y+T(d) Y+HClNaCl+F

Biết X là este mạch hở, có công thức phân tử C8H12O4. Chất F là

A. CH2=CHCOOH.

B. CH3COOH.

C. CH3CH2COOH.

D. CH3CH2OH.

Câu 26:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z;                            X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O

Biết chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

Cho các chất sau: Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Al2(SO4)3, Al(NO3)3. Số chất thỏa mãn với tính chất của X là 

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;

 (b) Sục khí COvào dung dịch Ca(OH)2;

(c) Cho Si vào dung dịch KOH;

(d) Cho P2O5 tác dụng với H2O;

(e) Đốt nóng dây Mg trong khí CO2

(g) Đốt cháy NH3 trong không khí.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là 

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 28:

Cracking khí butan một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X đi qua dung dịch nước Br2 dư thì khối lượng bình brom tăng lên 0,91 gam và có 4 gam Br2 phản ứng, đồng thời có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình Br2 (thể tích của Y bằng 54,545% thể tích của X). Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,184.

B. 4,368.

C. 2,128.

D. 1,736.

Câu 29:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl (a mol) và Al2(SO4)3 (b mol). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)như sau:

Tỉ lệ a : b bằng 

A. 14 : 5.

B. 11 : 5.

C. 12 : 5.

D. 9 : 5.

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

(b) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh lam.

(c) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

(d) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(e) Cho mẩu đá vôi vào dung dịch giấm ăn, không có khí thoát ra.

(g) Cho Zn vào dung dịch giấm ăn, không có khí thoát ra.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 31:

Điện phân 200 ml dung dịch X có chứa Cu(NO3)2 x mol/l và NaCl 0,06 mol/l với cường độ dòng điện 2A. Nếu điện phân trong thời gian t giây ở anot thu được 0,448 lít khí. Nếu điện phân trong thời gian 2t giây thì thể tích thu được ở 2 điện cực là 1,232 lít. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của x là 

A. 0,20.

B. 0,15.

C. 0,10.

D. 0,25.

Câu 32:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 0,47 mol CO2 (đktc) và 0,33 mol H2O. Mặt khác 12,38 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 17,28 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 18,6.

B. 18,2.

C. 18,0.

D. 18,8.

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc); dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 25,5.

B. 24,7.

C. 28,2.

D. 27,9.

Câu 34:

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ: 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (quá trình đun, có cho vào hỗn hợp vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút.

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội hỗn hơp.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở bước 1, không thể thay mỡ lợn bằng dầu thực vật.

B. Mục đính chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp để làm xúc tác phản ứng.

C. Mục đính chính của việc cho dung dịch NaCl vào hỗn hợp để tránh phân hủy sản phẩm.

D. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.

Câu 35:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.

(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.

(e) Cho dung dịch AlCldư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 36:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π; Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối? 

A. 11,0 gam.

B. 12,9 gam.

C. 25,3 gam.

D. 10,1 gam.

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 196,35.

B. 160,71.

C. 111,27.

D. 180,15.

Câu 38:

Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (MX < MY) đều mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau. Cho m gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,98 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 112,14 gam muối khan (chỉ chứa muối natri của alanin và valin). Biết trong m gam H có mO : mN = 552 : 343 và tổng số liên kết peptit trong 3 peptit bằng 9. Tổng số nguyên tử có trong peptit Z là 

A. 65.

B. 70.

C. 63.

D. 75.