Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Hóa học có lời giải (Đề số 26)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Tinh bột. 

B. Glucozơ. 

C. Xenlulozơ.

D. Saccarozơ

Câu 2:

Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Cho MgO phản ứng với khí CO ở nhiệt độ cao.

B. Điện phân nóng chảy MgCl2.

C. Cho dung dịch MgCl2 phản ứng với lượng dư Na.

D. Điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn.

Câu 3:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al.

B. Fe.

C. Ca.

D. K.

Câu 4:

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N, cho biết:

    (a) X +  NaOH → Y + CH4O                     (b) Y +  HCl →  Z + NaCl

Công thức cấu tạo của XZ lần lượt là

A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.

B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.

D. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

Câu 5:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là CO32- +  2H+ → CO2  +  2H2O

A. CaCO3  +  2HCl  → CaCl2  +  CO2  +  H2O.

B. KHCO3 + CH3COOH  → CH3COOK + CO2 + H2O.

C. Na2CO3 +  2HCl  → 2NaCl + CO2 + H2O.

D. NaHCO3 + HCl → NaCl  +  CO2  +  H2O.

Câu 6:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi trong bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa kim loại

Y

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

Z

Cu(OH)2

Màu xanh lam đặc trưng

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.

B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.

C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin.

D. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat.

Câu 7:

Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Zn2+.

B. Cu2+.

C. Ca2+.

D. Ag+.

Câu 8:

Kim loại Cu không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.

B. FeCl3.

C. HNO3 loãng, nóng.

D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 9:

Kim loại M nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu. Phản ứng hóa học đã xảy ra với kim loại M trong thí nghiệm là

A. Fe + Cl2 t°  FeCl2.

B. 2Al + 3Cl2 t° 2AlCl3.

C. Cu + Cl2 t° CuCl2.

D. 2Fe + 3Cl2 t° 2FeCl3.

Câu 10:

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Cu.

B. Au.

C. Al.

D. Ag.

Câu 11:

Butyl axetat là este được dùng làm dung môi pha sơn. Công thức cấu tạo của butyl axetat là

A. CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3.

B. CH3COO-CH2-CH2-CH3

C. CH3-CH2-CH2-CH2-COO-CH3.

D. CH3-COO-CH(CH3)-CH2-CH3

Câu 12:

Dung dịch Gly-Ala không phản ứng được với?

A. dung dịch NaOH.

B. Cu(OH)2.

C. dung dịch KOH.

D. dung dịch HCl.

Câu 13:

Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng?

A. Axit glutamic.

B. Glysin.

C. Lysin.

D. Đimetylamin.

Câu 14:

Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây?

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.

B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.

C. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2.

D. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH 170-180°C  (C2H5)2O + H2O.

Câu 15:

Trong sơ đồ phản ứng sau:

    (1) Xenlulozơ ® glucozơ ® X + CO2       (2) X + O2 men  Y + H2O           

Các chất X, Y lần lượt là

A. ancol etylic, axit axetic.

B. ancol etylic, cacbon đioxit.

C. ancol etylic, sobitol.

D. axit gluconic, axit axetic.

Câu 16:

Cho các chất sau: etyl amin, glysin, phenylamoni clorua, etyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 17:

Chất khí X có các tính chất sau: a) khi phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra kết tủa; b) gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu; c) không có phản ứng cháy; d) không làm mất màu nước brom. Chất X

A. H2O.

B. CH4.

C. CO2.

D. SO2.

Câu 18:

Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N?

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 19:

Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét. Tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH-CH=CH2.

B. CH2=CHCN.

C. CH2=CHCl

D. H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.

    (b) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch AgNO3.

    (c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

    (d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm.

    (e) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa tripanmitin, triolein, axit stearic, axit panmitic (trong đó số mol các chất béo bằng nhau). Sau phản ứng thu được 83,776 lít CO2 (đktc) và 57,24 gam nước. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (dư) đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được a gam glixerol. Giá trị của a là

A. 51,52.

B. 13,80.

C. 12,88.

D. 14,72.

Câu 22:

Điện phân dung dịch X chứa đồng thời 0,04 mol HCl và a mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi, hiệu suất điện phân 100%) trong thời gian t giây thì thu được 1,344 lít hỗn hợp hai khí trên các điện cực trơ. Mặt khác, khi điện phân X trong thời gian 2t giây thì thu được 1,12 lít khí (đktc) hỗn hợp khí trên anot. Giá trị của a là

A. 0,04.

B. 0,02.

C. 0,06.

D. 0,01.

Câu 23:

Chia m gam hỗn hợp E gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một thu được N2, CO2 và 31,5 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin. Cho X vào 300ml dung dịch NaOH 2M, được dung dịch Y chứa 65,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần dung dịch chứa 1,1 mol HCl. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 86.

B. 85.

C. 88.

D. 87.

Câu 24:

Cho hai phản ứng sau:

    (1) NaCl  + H2O màng ngănđin phân  X + Y + Z    (2) X  +  CO2 (dư) →  T

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất khí Y không có màu, mùi, vị và Y có thể duy trì sự cháy, sự hô hấp.

B. Dung dịch X có tính tẩy màu, sát trùng, thường gọi là nước Gia-ven.

C. Chất khí Z có thể khử được CaO thành Ca ở nhiệt độ cao.

D. Chất T được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.

Câu 25:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (a) Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.                               

    (b) Nung nóng AgNO3.

    (c) Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực trơ.                                        

    (d) Cho mảnh đồng vào dung dịch chứa HCl và NaNO3.

    (e) Cho sợi dây bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.                         

    (f) Cho mẩu nhỏ natri vào cốc nước.

Sau một thời gian, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 26:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

    Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

    Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

    Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên.

B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.

C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.

D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,448 lít (ở đktc) khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn).

A. 6,4.

B. 12,8.

C. 4,8.

D. 2,4.

Câu 28:

Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G

A. 19,2 gam.

B. 18,8 gam.

C. 14,8 gam.

D. 22,2 gam.

Câu 29:

Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời NaOH và Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào thể tích khí CO2 ở đktc được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của m là

A. 5,91.

B. 7,88.

C. 11,82.

D. 9,85.

Câu 30:

Hỗn hợp X chứa Mg, Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 3,5% khối lượng. Đun nóng m gam X với 0,448 lít khí CO một thời gian thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 16. Hoà tan hết Y trong dung dịch chứa 1,3 mol HNO3, thu được dung dịch T chứa 84,72 gam muối và 2,688 lít hỗn hợp khí G chứa NO và N2. Biết G có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 89/6. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 19,2.

B. 12,8.

C. 16,0.

D. 32,0.

Câu 31:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và phần khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,75 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,04 mol NaNO3 và 0,92 mol KHSO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 143,04 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 6,6 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 37.

B. 40.

C. 38.

D. 39.

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp KHCO3 và Na2CO3 vào nước được dung dịch X. Nhỏ chậm và khuấy đều toàn bộ dung dịch X vào 55 ml dung dịch KHSO4 2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào Y thì thu được 49,27 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 25,20.

B. 19,18.

C. 18,90.

D. 18,18.

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn X thì thu được được tripeptit Y. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử khối của X là 431.

B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

C. X phản ứng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH thu được dung dịch màu xanh lam.

D. Trong Y luôn có ít nhất một mắt xích Gly.

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (là chất khí trong điều kiện thường), thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, m gam X làm mất màu hết tối đa 100 ml dung dịch brom nồng độ 1,5M. Giá trị nhỏ của m là

A. 4,20.

B. 3,75.

C. 3,90.

D. 4,05.

Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Một số este không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm như etyl fomat, benzyl fomat, iso amyl axetat.

    (b) Ở nhiệt độ thường tristearin là chất lỏng còn triolein là chất rắn nhưng chúng đều không tan trong nước.

    (c) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín, đặc biệt nhiều trong quả nho chín.

    (d) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước, ánh sáng mặt trời và chất diệp lục).

    (e) Mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè (chứa nhiều trimetylamin) có thể giảm bớt khi ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.

    (f) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 36:

Hợp chất hữu cơ E (chứa các nguyên tố C, H, O và tác dụng được với Na). Cho 44,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch F chỉ chứa hai chất hữu cơ X, Y. Cô cạn F thu được 39,2 gam chất X và 26 gam chất Y. Tiến hành hai thí nghiệm đốt cháy X, Y như sau:

    Thí nghiệm 1: Đốt cháy 39,2 gam X thu được 13,44 lít CO2 ở đktc; 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3.

    Thí nghiệm 2: Đốt cháy 26 gam Y thu được 29,12 lít CO2 ở đktc; 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3.

Biết E, XY có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn các tính chất trên là

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.