Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Hóa học có lời giải (Đề số 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na.
B. Hg.
C.Li.
D.K.
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4.
B. KNO3.
C.HCl.
D.KCl.
Dân cư ở một số vùng lũ thường sử dụng chất nào sau đây để làm trong nước trước khi sử dụng?
A. Phèn chua.
B. Vôi tôi.
C.Sô đa.
D.thạch cao.
Thủy phân este X trong dung dịch axit thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOC2H5.
C.CH3COOCH3.
D.C2H5COOCH3.
Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. NaNO3.
B. HCl.
C.AgNO3.
D.CuSO4.
Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C2H8N2.
B. C2H7N.
C.C4H11N
D.C2H6N2.
Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. NaOH đặc.
B. HNO3 loãng.
C.HCl đặc.
D.HNO3 đặc, nguội.
Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Fe(OH)2.
B. CrCl3.
C.Cr(OH)3.
D.CrO3.
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan
B. Benzen
C.Metan
D.Etilen.
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng thủy luyện?
A. Na.
B. K.
C.Cs.
D.Cu.
Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6.
B. (C6H10O5)n.
C.C12H22O11.
D.C2H4O2.
Đá quý ruby hay sapphire đều có thành phần chính là nhôm oxit. Công thức của nhôm oxit là
A. Al2O3.
B. Al2O3.2H2O .
C.Al(OH)3.
D.NaAlO2.
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,0.
B. 5,0.
C.6,6.
D.15,0.
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng Al2O3 trong X là
A. 5,4 gam.
B. 5,1 gam.
C.10,2 gam.
D.2,7 gam.
Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH và NH2-CH2-COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphatlein là
A. 3.
B. 2.
C.1.
D.4.
Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,08.
B. 1,62.
C.0,54.
D.2,16.
Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 329.
B. 320.
C.480.
D.720.
Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2 bị mất màu. Chất X là
A. CaC2.
B. Na.
C.Al4C3.
D.CaO.
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) HI và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa
A. 4.
B. 3.
C.2.
D.1.
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat).
B. Poliacrilonitrin.
C.Polistiren.
D.Poli(metyl metacrylat).
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 5.
C.3.
D.2.
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X là
A. 2.
B. 3.
C.4.
D.1.
Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 3.
B. 4.
C.5.
D.6.
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Cu(OH)2 |
Tạo hợp chất màu tím |
Y |
Dung dịch AgNO3/NH3 |
Tạo kết tủa Ag |
Z |
Nước brom |
Tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin.
B. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly.
C.Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat.
D.Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin.
Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho Y vào H2O dư thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra vừa hết thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 tương ứng là
A. 1:3.
B. 5:6.
C.3:4.
D.1:2.
Thủy phân hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat, natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,16.
C.0,04.
D.0,08.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
A. Ala và Gly.
B. Ala và Val.
C.Gly và Gly.
D.Gly và Val.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 2.
B. 3.
C.4.
D.5.
Cho sơ đồ phản ứng sau
Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là
A. Al(NO3)3 và Al
B. Al2O3 và Al
C.AlCl3 và Al2O3
D.Al2(SO4)3 và Al2O3
Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa 3 hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,25.
B. 0,15.
C.0,20.
D.0,10.
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn trong đồ thị bên.
Giá trị của m là
A. 7,68.
B. 5,55.
C.12,39.
D.8,55.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 5.
B. 4.
C.6.
D.3.
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là
A. 21,9.
B. 30,4.
C.20,1.
D.22,8.
Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
A. 16,085.
B. 14,485.
C.18,300.
D.18,035.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột (không màu) và để trong thời gian 2 phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 1– 2 phút.
Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 5 – 6 phút.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 2 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.
B. Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa iot màu tím đen.
C.Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.
D.Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iot bị thăng hoa hoàn toàn.
Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 54,18%.
B. 50,31%.
C.58,84%.
D.32,88%.