ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 15)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản lượng dầu thô của Đông Nam Bộ gần đây tăng nhanh chủ yếu do

A. áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến 

B. đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm

C. có và lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa

D. có đội ngũ kĩ sư, công nhân lành nghề

Câu 2:

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng?

A. Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước

B. Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống

C. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng

Câu 3:

Địa hình thấp, phẳng của Đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào sau đây cho sản xuất nông nghiệp vào vụ hè thu?

A. Nước lũ ngập sâu và thời gian kéo dài.

B. Nước mặn xâm nhập trên diện tích rộng.

C. Tăng cường sự bốc phèn, mặn của đất.

D. Vận chuyển nông sản bằng đường thủy.

Câu 4:

Cho bảng liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017)

 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét cho sau đây là đúng?

A. GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

B. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người không đồng đều.

C. GDP bình quân đầu người không có sự chênh lệch giữa các thực phát triển và đang phát triển.

D. Các nước phát triển đều có GDP bình quân đầu người là trên 50.000 USD.

Câu 5:

Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ Bắc Nam ở nước ta?

A. Có nhiều sông, suối đổ ra biển

B. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp

C. Các dãy núi hướng Tây Đông

D. Địa hình 34 diện tích là đối núi

Câu 6:

Cho bảng số liệu

SỐ DÂN NỮ VÀ NAM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2016

(Đơn vị: nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

Tỷ số giới tính của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016, theo tính toán từ bảng số liệu trên lần lượt là:

A. 106,6 và 101,7

B. 51,6 và 50,4

C. 48,4 và 49,6

D. 93,8 và 98,3

Câu 7:

Cho biểu đồ

 

DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

(Nguồn: số liệu Niên giám thống kế Việt Nam năm 2016)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về điện tích cho sản phẩm một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010-2016?

A. Diện tích cà phê luôn lớn hơn cao su và điều 

B. Diện tích cao su tăng lên liên tục qua các năm

C. Diện tích điều luôn thấp hơn cà phê và cao su

D. Diện tích cà phê và điều nhìn chung biến động

Câu 8:

Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất của bán đảo Cà Mau là

A. tập trung làm thuỷ lợi để đủ nước sản xuất

B. cân đối giữa trồng lúa và môi trồng thủy sản

C. chia ruộng thành các ô nhỏ để đủ nước tưới

D. chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản

Câu 9:

Căn cứ vảo Atlat Địa lí Việt Nam trang 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình

A. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam

B. Tổng chiều dài của lát cắt khoảng 390 km

C. Chạy qua địa hình vùng núi, đồi, đồng bằng

D. Chạy qua hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn

Câu 10:

Loại cây công nghiệp hàng năm không được phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là

A. mía.

B. thuốc lá.

C. lạc.

D. đậu tương.

Câu 11:

Đối với ngành chăn nuôi nước ta, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?

A. giống gia súc và gia của chất lượng chưa có

B. Cơ sở thực ăn chăn nuôi không được đảm bảo

C. hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định

D. dịch bệnh và đe dọa lan tràn trên diện rộng

Câu 12:

Cho bảng số liệu

SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng là một gia cầm nước ta giai đoạn 2010-2016

A. Số lượng bò qua các năm luôn lớn hơn trâu

B. Số lượng bò và lợn tăng liên tục qua các năm

C. Số lượng trâu của các tỉnh luôn lớn hơn bò

D. Số lượng gia cầm giảm liên tục qua các năm

Câu 13:

Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta, biện pháp hợp lí nhất là

A. điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp 

B. cung cấp đủ lượng nước tưới

C. kịp thời sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ

D. chọn lựa các giống cây trồng ngắn ngày

Câu 14:

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ, THAN VÀ ĐIỆN CỦA CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Để thể hiện sản lượng dầu thô, than và điện của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2010 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền

B. Đường

C. Cột

D. Kết hợp

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, hãy cho biết Duyên hải Nam Trung Bộ có các khoảng sản nào sau đây?

A. Than đá, vàng, sắt, đá axit, vonphram, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, bôxit

B. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, mica, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, môlipđen

C. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, mica, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, bôxit

D. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, vonphram, mica, cát thuỷ tinh, ti tan

Câu 16:

Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 – Nhà xuất bản Thống kê, 2017)

Nhận xét nào đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á

A. Cam-pu-chia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định

B. Bru-nây có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định

C. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định

D. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định

Câu 17:

Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

A. phát triển cơ sở chế biến

B. thị trường xuất khẩu

C. có nhiều giống cho năng suất cao

D. nhà nước có chính sách ưu đãi

Câu 18:

Loại rừng nào sau đây của nước ta được trồng và diện tích lớn nhất?

A. Rừng phòng hộ đầu nguồn

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng sản xuất

D. Rừng phòng hộ ven biển

Câu 19:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do

A. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.

B. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.

C. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

D. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của hệ thống đê đối với đồng bằng sông Hồng?

A. Tiện cho việc tưới, tiêu ruộng đồng

B. Ngăn chặn tình trạng lũ thất thường

C. Đất đai ngày càng bị bạc màu hơn

D. Làm cho địa hình phân bậc cao thấp

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng với địa hình của nước ta?

A. Chủ yếu là đồi núi thấp và hướng nghiêng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

B. Có sự tương phản và thống nhất giữa địa hình khu vực vùng núi với đồng bằng

C. Núi trẻ có tuổi Tân kiến tạo và tính chất phân bậc phổ biến ở nhiều vùng đồi núi

D. Cấu trúc của địa hình gồm hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tiếp giáp hai quốc gia (Trung Quốc, Lào) và hai vùng kinh tế

B. Là một vùng đồi núi, nhưng lại có vùng biển giàu tiềm năng

C. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở

D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao

Câu 23:

Biểu hiện không đúng với quy luật địa đới của thiên nhiên Việt Nam là

A. nhiệt độ trung bình năm cao trên 20%. 

B. đất feralit chiếm phần lớn điện tích.

C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa.

D. Tín phong bán cầu Bắc thổi quanh năm.

Câu 24:

Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế phía Đông Nam chủ yếu do

A. vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

B. tập trung nhiều tài nguyên nên dễ thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài.

C. lao động đông, có cảng biển, gần các nước kinh tế phát triển năng động.

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồng bằng, đất màu mỡ, bờ biển dài.

Câu 25:

Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào ngành nào sau đây?

A. Luyện kim màu, điện tử, hóa dầu, điện lực, sản xuất ô tô.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

C. Khai thác than, hàng không hóa chất, cơ khí, xây dựng.

D. Hàng không, điện tử, hóa chất, luyện kim, chế tạo máy.

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của địa hình đến chế độ mưa ở nước ta?

A. Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hướng cả hai mùa gió nên ít gây mưa cho vùng này. 

B. Các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông, khô hạn ở sườn Nam vào mùa hạ.

C. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa mùa đông gây hiện tượng khô hạn ở vùng Đông Bắc vào mùa hạ.

D. Núi cao ở biên giới Việt Lào, dãy Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ gây mưa lớn.

Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 9, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ mưa của TP Hồ Chí Minh so với Hà Nội?

A. Lượng mưa trong mùa khô ít hơn

B. Số tháng mưa trong mùa mưa ít hơn

C. Tháng mưa cực đại đến sớm hơn

D. Lượng mưa trung bình năm ít hơn

Câu 28:

Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ:

A. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông

B. tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển

C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

D. việc đầy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Câu 29:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động tích cực khi Việt Nam tham gia kí Hiệp định Đổi mới toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tháng 3 năm 2018?

A. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên.

B. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia thành viên.

C. Thúc đẩy hoạt động thương mại với thị trường Hoa Kỳ.

D. Thúc đẩy các ngành sản xuất mà nước ta có nhiều lợi thế.

Câu 30:

Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 31:

Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội. Nơi có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất là

A. TP Hồ Chí Minh

B. Vinh

C. Nha Trang

D. Hà Nội

Câu 32:

Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ sau công cuộc đổi mới năm 1986?

A. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.

B. Hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh.

D. Vùng núi, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.

Câu 33:

Trong các tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta, có giá trị hàng đầu là

A. di tích văn hóa lịch sử. 

B. làng nghề cổ truyền.

C. Lễ hội truyền thống.

D. văn nghệ dân gian.

Câu 34:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp năm 2001, Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp nào sau đây?

A. vùng 4 

B. vùng 2.

C. vùng 5.

D. vùng 3.

Câu 35:

Đảo nào sau đây của Nhật Bản phát triển mạnh công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép

A. Kiu-xiu

B. Hô-cai-đô

C. Hôn-su

D. Xi-cô-cư

Câu 36:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta có tốc độ tăng tưởng nhanh?

A. Nguồn nguyên liệu ổn định. 

B. Nhu cầu lớn của thị trường.

C. Hiệu quả kinh tế tương đối cao.

D. Giải quyết được nhiều việc làm.

Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hay cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đề điểm phân bố dân tộc nước ta?

A. Các dân tộc ít người phân bổ chủ yếu ở miền núi

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều ngữ hệ nhất

C. ở đồng bằng chỉ có nhóm ngôn ngữ Việt Mường

D. Tây Nguyên các dân tộc phân bố khá tập trung

Câu 38:

Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển

B. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn

C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa

D. Khí hậu phân mùa sâu sắc

Câu 39:

Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt nước ta gần đây đã được tăng lên rõ rệt chủ yếu là do

A. cải tiến phương thức quản lý, đổi mới và sửa chữa toa xe, mở rộng nhiều tuyến đường. 

B. cải thiện phương thức quản lý, tăng cường đầu máy điezel, mở nhiều đường hầm qua núi.

C. cải thiện phương thức quản lý, đóng mới và sửa chữa toa xe, duy tu và bảo dưỡng đường.

D. cải thiện phương thức quản lý, tăng cường đầu máy điezel, duy tu và bảo dưỡng đường.

Câu 40:

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là

A. lợn 

B. gia cầm

C. thuỷ sản nước ngọt

D. dừa