ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 16)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi không có ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?
A. Thái Nguyên, Đà Nẵng, Vũng Tàu
B. Thanh Hóa, Quy Nhơn, Nha Trang
C. Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa
D. Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau
Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Xuất hiện các loài thú lông dày, các loài cây chịu hạn
B. Sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới
C. Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô
D. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo
Việt Nam nằm ở vị trí nào trên bán đảo Đông Dương?
A. Trung tâm.
B. Rìa phía nam.
C. Rìa phía đông.
D. Rìa phía tây.
Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
A. ven biển.
B. đặc dụng.
C. phòng hộ.
D. sản xuất.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà nằm trên sông nào sau đây?
A. Sông Chảy.
B. Sông Gâm.
C. Sông Lô.
D. Sông Đà.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Trị?
A. Đồng Hới.
B. Hồng Lĩnh.
C. Đông Hà.
D. Cửa Lò.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây - đông?
A. Con Voi
B. Hoàng Liên Sơn
C. Pu Đen Đinh
D. Bạch Mã
Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm do
A. địa hình cao, có nhiều núi sót
B. bề mặt đồng bằng bị chia cắt
C. sông ngòi ít phù sa
D. có đê ven sông ngăn lũ
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Cam-pu-chia cả trên đất liền và trên biển?
A. Kiên Giang
B. Cà Mau
C. An Giang
D. Đồng Tháp
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết ở Thạch Khê có loại khoáng sản nào sau đây?
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Than đá.
D. Khí đốt.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Tổng lượng nước lớn, thủy chế theo mùa.
B. Sông ngòi dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. Sông ngòi nhiều nước, ít phù sa.
D. Sông bắt nguồn từ vùng núi đổ ra biển, nhiều thác ghềnh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất?
A. Quảng Ninh.
B. Lạng Sơn.
C. Lào Cai.
D. Thái Nguyên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Chu Lai.
B. Nghi Sơn.
C. Hòn La.
D. Vũng Áng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta gồm:
A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
D. Hạ Long, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I?
A. Đà Lạt.
B. Hà Nội.
C. Lạng Sơn.
D. SaPa
Thành tựu nào của ASEAN là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á?
A. Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định.
B. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
C. 10/11 quốc gia đã trở thành thành viên của ASEAN.
D. Cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN VÀ SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH LUÂN CHUYÊN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số lượt hành khách vận chuyển và số lượt hành khách luân chuyển bằng đường hàng không ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.
Để tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết hiện nay không phải là
A. phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
B. phổ biến kinh nghiệm và kiến thức cho ngư dân.
C. đầu tư phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
D. tìm kiếm các ngư trường mới giàu nguồn lợi.
Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. góp phần giảm nhanh tỉ trọng cây lương thực.
B. góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
C. giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
D. hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lao động của khu vực Đông Nam Á?
A. Trình độ lao động đồng đều trong khu vực.
B. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Người lao động được đáp ứng đầy đủ việc làm.
D. Lao động dồi dào và nguồn dự trữ lao động lớn.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước do
A. mạng lưới sông dày đặc, nhiều phù sa.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều.
C. có lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ
D. địa hình dốc, lưu lượng dòng chảy lớn
Ưu thế lớn nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản ở nước ta là
A. thị trường tiêu thụ mở rộng.
B. nguyên liệu tại chỗ phong phú.
C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
D. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt.
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng chủ yếu do
A. thị trường trong và ngoài nước được mở rộng.
B. sự phân hóa của khí hậu, địa hình và đất đai.
C. áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ.
D. nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có lợi thế phát triển cây chè dựa trên điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A. Có nhiều cao nguyên đá vôi, mặt bằng khá rộng lớn.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất cả nước.
C. Đất feralit phát triển trên đá phiến chiếm phần lớn diện tích.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào.
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nhiều khoáng sản trữ lượng nhỏ.
B. Chi phí khai thác lớn.
C. thiếu lao động có kỹ thuật.
D. khoáng sản phân bố phân tán.
Cho biểu đồ về tình hình sản xuất lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017
B. Diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017
D. Diện tích và tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017
Khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay không phải là
A. giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.
B. hình thức chăn nuôi truyền thống còn phổ biến.
C. lao động có ít kinh nghiệm trong sản xuất.
D. dịch bệnh còn lây lan trên diện rộng.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, thị trường tiêu thụ lớn
B. Tập trung nhiều di tích, lễ hội và làng nghề truyền thông
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt, đang được cải thiện
D. Là vùng thu hút mạnh nhất lao động có chuyên môn cao
Biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. phòng chống nhiễm mặn.
B. thâm canh, tăng vụ.
C. cải tạo đất bạc màu.
D. phát triển thủy lợi.
Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có chung thế mạnh nào sau đây?
A. Có nhiều vịnh nước sâu để nuôi trồng thủy sản
B. Mạng lưới đô thị dày đặc tập trung ở ven biển
C. Trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp
D. Diện tích đất trồng cây lúa và cây ăn quả lớn
Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề chủ yếu cần quan tâm hiện này là
A. phòng chống thiên tai và xây dựng lịch thời vụ phù hợp.
B. đẩy mạnh khâu chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. nâng cao chất lượng lao động, đa dạng cơ cấu cây trồng.
D. sử dụng nhiều giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số nước ta gần đây đã giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh do
A. y tế phát triển mạnh.
B. quy mô dân số lớn.
C. cơ cấu dân số trẻ.
D. mức sống nâng cao.
Việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc làm cho người lao động
B. Hạn chế suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường
C. Sử dụng có hiệu quả các thế mạnh của vùng
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng và của một số quốc gia năm 2016?
A. Diện tích lãnh thổ của Cam-pu-chia thấp nhất trong ba nước
B. Số dân của Việt Nam cao hơn Cam-pu-chia và thấp hơn Thái Lan
C. Tổng số dân của Cam-pu-chia và Thái Lan thấp hơn số dân của Việt Nam
D. Diện tích lãnh thổ của Thái Lan lớn hơn diện tích lãnh thổ của Việt Nam
Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của hoạt động nội thương ở nước ta?
A. Sự phân bố các cơ sở bán lẻ, trung tâm thương mại.
B. Số lao động tham gia vào hoạt động nội thương.
C. Số lượng các cơ sở buôn bán, dịch vụ tiêu dùng.
D. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Xu hướng giảm tỉ trọng diện tích cây lương thực, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta chủ yếu nhằm
A. phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu.
B. đa dạng hóa nông sản cho xuất khẩu.
C. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới
B. Tương đối đa dạng và khá đầy đủ các nhóm ngành
C. Công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất
D. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
Ý nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
B. Nguồn lao động dồi dào, bổ sung hàng năm lớn.
C. Phần lớn lực lượng lao động có trình độ cao.
D. Phân bố lao động không đều giữa các vùng.
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016
(Đơn vị: Tỉ USD).
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh cán cân xuất nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016?
A. Thái Lan nhỏ hơn In-đô-nê-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a lớn hơn Thái Lan.
C. Thái Lan nhỏ hơn Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a lớn hơn Xin-ga-po.