ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ (Đề 15)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số của nước ta hiện nay?
A. Nhiều thành phần dân tộc
B. Đông dân.
C. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
D. Phân bố dân cư chưa hợp lý.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc sông nào sau đây?
A. Sông Hồng.
B. Sông Đà.
C. Sông Sài Gòn.
D. Sông Đồng Nai
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phía tây giáp Lào tỉnh Nghệ An có mật độ dân số khoảng
A. trên 2000 người/km2.
B. từ 50-100 người/km2.
C. từ 501-1000 người/km2.
D. dưới 50 người/km2
Phát biểu nào sau đây không đúng với cảnh quan thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?
A. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo.
B. Vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng rau, quả cận nhiệt và ôn đới.
C. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa
D. Mùa đông bầu trời nhiều mây, trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.
Phương hướng nào sau đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
B. Mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.
C. Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khỉ.
D. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
Trong những năm gần đây mạng lưới đường bộ ở nước ta được mở rộng và hiện đại hóa là nhờ
A. chính sách phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng.
B. huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
C. trình độ người lao động cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
D. chiến lược phát triển táo bạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật là do
A. thềm lục địa nóng, độ mặn lớn.
B. có nhiều ngư trường trọng điểm.
C. có nhiều vùng, vịnh, đầm phá.
D. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi.
Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ
A. các đồng cỏ tự nhiên.
B. phụ phẩm của ngành thủy sản.
C. thức ăn chế biến công nghiệp.
D. sản xuất lương thực, thực phẩm.
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI TÍNH CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014
(Đơn vị: Nghìn người)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số trung bình phân theo giới tính của nước ta giai đoạn 1995 - 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Cột.
C. Miền.
D. Đường
Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đa dạng hóa sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. hình thành các ngnh công nghiệp trọng điểm
C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
D. phát triển mạnh các ngành tài chính, ngân hàng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành Công nghiệp luyện kim đen?
A. Cần Thơ.
B. Thành Phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng.
D. Thái Nguyên.
Nguyên nhân chính nào sau đây tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên?.
A. Truyền thống sản xuất.
B. Đặc điểm về địa hình, đất đai.
C. Trình độ thâm canh.
D. Đặc điểm về đất đai, khí hậu.
Biện pháp quan trọng nhất để phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A. tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.
B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
C. quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất.
D. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng
A. lãnh hải.
B. nội thủy.
C. đặc quyền kinh tế.
D. tiếp giáp lãnh hài.
Ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế của các đảo và quần đảo ở nước ta là
A. khai thác hiệu quả các nguồn lợi biển.
B. tạo hệ thống tiên tiêu bảo vệ đất liền.
C. căn cứ để tiền ra biển và đại dương.
D. cơ sở khẳng định chủ quyền đối với vùng biên.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở
A. độ ẩm không khí cao.
B. khí hậu phân mùa rõ rệt.
C. tổng lượng bức xạ mặt trời lớn.
D. cân bằng âm luôn đường
Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên không đem lại hiệu quả nào sau đây:
A. Nâng cao vị trí về quốc phòng và xây dựng kinh tế mở.
B. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
C. Thu hút dân cư, lao động từ vùng khác
D. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc
Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là
A. mạng lưới sông suối dày đặc và giàu lượng phù sa
B. lưu lượng nước lớn và phân bố không đồng đều giữa các vùng.
C. các sông ở miền Bắc ngăn, dốc, đóng băng vào mùa đông.
D. ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước
Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhờ
A. lực lượng lao động kỹ thuật cao.
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. cơ sở năng lượng phong phú.
D. nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng.
Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề nhằm mục đích
A. thực hiện kế hoạch hóa gia đình, kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
C. thu hút đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động.
D. để người lao động tự tạo hoặc tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Chè là cây công nghiệp chuyên môn hóa chủ yếu.
B. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của cả nước
C. Hạ Long là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.
D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP.
Hướng chính trong phát triển kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp
A. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển.
B. khai thác mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.
C. khai thác vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
D. khai thác du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia là
A. Đăk Lăk.
B. Kon Tum.
C. Gia Lai.
D. Quảng Nam.
Cho biểu đồ về sản lượng lương thực, bông, mía của Trung Quốc, giai đoạn 2000 – 2014
(Nguồn số liệu theo Niên giảm Thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây
A. Giá trị sản lượng lương thực, bông, mía của Trung Quốc
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực, bông, mía của Trung Quốc
C. Quy mô sản lượng lương thực, bông, mía của Trung Quốc
D. Thay đổi cơ cấu sản lượng lương thực, bông, mía của Trung Quốc
Điều kiện thuận lợi về tự nhiên cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn ở nước ta là
A. dọc bờ biển có nhiều đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn.
B. có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trùng ở đồng bằng.
C. thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng đa dạng.
D. nhân dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.
Sự phát triển của ngành nội thương ở nước ta thể hiện rõ qua
A. số lượng và quy mô của các cơ sở buôn bán.
B. các mặt hàng buôn bán trên thị trường ngày càng đa dạng
C. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
D. số lượng lao động tham gia trong ngành nội thương.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia mũi Cà Mau là
A. rừng ngập mặn.
B. rừng kín thường xanh
C. rừng tre nứa
D. rừng trồng
Hiện nay, giá nông sản của Liên minh Châu Âu (EU) thấp hơn so với giá thị trường thế giới là do
A. sản xuất nông sản đa dạng.
B. sản lượng nông sản lớn.
C. EU trợ cấp cho hàng nông sản.
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng biển Chân Mây thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Trị.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Đà Nẵng.
Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở
A. phía nam, ven bờ An Độ Dương.
B. phía tây nam, ven biển Nhật Bản
C. phía đông nam, ven bờ Thái Bình Dương.
D. phía đông bắc, ven bờ Đại Tây Dương
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây thuộc ngành công nghiệp năng lượng?
A. Dệt may.
B. Khai thác dầu mỏ.
C. Lương thực.
D. Gỗ, giấy, Xenlulô.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Cây dừa được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
B. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
C. Cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.
D. Cây mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do
A. thiểu vốn và kỹ thuật.
B. thiếu lao động có trình độ.
C. có nhiều thiên tai, môi trường ô nhiễm.
D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết ở Châu Á, Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhất với quốc gia và vùng lãnh thổ nào sau đây?
A. Hoa Kỳ.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Đài Loan.
Đặc trưng của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay là
A. đầy mạnh thân canh, chuyên môn hóa
B. phân bố những vùng có truyền thống sản xuất.
C. tạo nhiều nông sản, nhiều lợi nhuận.
D. quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết Thành phố Hồ Chí Minh không có sản phẩm du lịch nào sau đây?
A. Làng nghề cổ truyền.
B. Thắng cảnh.
C. Di tích lịch sử cách mạng.
D. Lễ hội truyền thông.
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất của đới nhiệt đới gió mùa ở nước ta là
A. đất feralit.
B. đất phù sa.
C. đất mùn.
D. đất mùn thô
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Đơn vi: %)
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia, giai đoạn 2012 - 2015?
A. Năm 2015, Liên bang Nga có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất.
B. Mỹ có tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp nhưng ổn định.
C. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.
D. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất và không ổn định.
Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ TỈ TRỌNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản và tỉ trọng thủy sản nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 - 2014?
A. giai đoạn 2007 – 2014, tỉ trọng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác
B. Tổng sản lượng thủy sản thấp và có xu hướng giảm liên tục
C. Sản lượng thủy sản khai thác luôn cao hơn sản lượng nuôi trồng
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục, tỉ trọng luôn cao nhất.
Bảo vệ rừng trên thượng lưu các con sông ở Đông Nam Bộ nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Bảo vệ các hồ thủy điện trước sự bồi lắng phù sa
B. Hạn chế lũ lớn và xói mòn đất ở các vùng hạ lưu.
C. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
D. Tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm.