Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Tơ nilon-6,6
B. Tơ tằm
C. Tơ visco
D. Sợi bông
Cho các kim loại sau: Na, Cr, Al, Cu. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Al
B. Cr
C. Cu
D. Na
Tinh bột và xenlulozo là
A. monosaccarit
B. polisaccarit
C. đồng phân
D. đisaccarit
Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOCH3
B. C2H5COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. H2CCHCOOCH3
Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HC1. Khối lượng muối thu được là
A. 8,15 gam
B. 8,10 gam.
C. 7,65 gam
D. 0,85 gam.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa
B. tính bazơ
C. tính khử
D. tính axit
Phát biểu nào sau đây sai?
A. CrO3 là một oxit bazo
B. Crom là kim loại cứng nhất
C. Dung dịch K2CrO4 có màu vàng
D. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH
B. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3
C. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH
D. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3
Cho sơ đồ chuyên hóa sau: Tinh bột à X à Y à Z à metyl axetat. Các chất Y và Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. C2H4 và CH3COOH
B. CH3COOH và C2H5OH
C. CH3COOH và CH3OH
D. C2H5OH và CH3COOH
Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Be
B. Mg
C. Ca
D. Ba
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HC1
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước
C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm
D. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Phản ứng nào dùng để chứng minh trong glucozo có nhiều nhóm -OH ở liền kề nhau?
A. Cho glucozo tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam
B. Cho glucozo tác dụng với Hỉ, Ni, t°.
C. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t°.
D. Cho glucozo tác dụng với dung dịch nước Br2
Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá, nhận định nào sau đây đúng?
A. Cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử
C. Sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Cacbon là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Liên kết giữa nhóm NH3 với CO được gọi là liên kết peptit
B. Có 3 a-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.
D. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2;
(2) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]);
(3) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3
(4) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3;
(5) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2;
(6) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2
B. 5
C. 6
D. 4
Cho 500 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozo đã dùng là
A. 0,10M
B. 0,01M
C. 0,02M
D. 0,20M
Cho các phát biểu sau:
(1) Các chất béo chỉ chứa các gốc axit béo không no là chất lỏng;
(2) Các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao;
(3) Dung dịch các oligopeptit đều hòa tan được Cu(OH)2 cho phản ứng màu tím biure;
(4) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí không mùi và làm xanh quỳ tím ẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa số đipeptit là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với CO2 là 2. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H5
B. C2H5COOCH3
C. HCOOCH(CH3)2
D. HCOOCH2CH2CH3
Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối X thu được 8 gam chất rắn. X là chất nào sau đây?
A. Mg(NO3)2
B. Fe(NO3)3
C. Zn(NO3)2
D. Cu(NO3)2
Hỗn hợp X gồm 2 este thơm là đồng phần của nhau có công thức C8H8O2. Lấy 34 gam X thì tác dụng được tối đa với 0,3 mol NaOH. Số cặp chất có thể thỏa mãn X là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (ở đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
A. 0,448
B. 0,896
C. 0,112
D. 0,224
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Làm khô dung dịch X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,46
B. 1,76
C. 2,84
D. 2,13
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 35,60
B. 31,92
C. 36,72
D. 40,40
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch HC1 vào dung dịch Ba(AlO2)2. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Thủy phân hoàn toàn m gam este HCOOC6H4OH (chứa vòng thơm) bằng một lượng vừa đủ KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 40,5 gam muối. Giá trị của m là
A. 20,7
B. 27,6
C. 13,8
D. 34,5
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng vói dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 12,0
B. 16,0
C. 13,1
D. 13,8
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 bằng với số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este này là
A. metyl fomiat
B. metyl axetat
C. n-propyl axetat
D. etyl axetat
Cho 0,1 mol a-amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HC1. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HC1 dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là
A. alanin
B. glixin
C. axit glutamic
D. a-amino butiric
Peptit X có cấu tạo H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(COOH)CH2CH2CH2CH2NH2. Tên viết tắt của X là
A. Ala-Gly-Lys.
B. Gly-Ala-Val.
C. Gly-Ala-Lys.
D. Gly-Ala-Glu
Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HC1. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 3:4
B. 3:2
C. 4:3
D. 2:3
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,2 gam thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 9,16 gam
B. 6,04 gam
C. 8,84 gam
D. 7,56 gam
Cho các phát biểu sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ba(OH)2 thì thu được hai chất kết tủa;
(2) Trong tự nhiên, kim loại kiềm thố chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất;
(3) Trong dung dịch ion Ag+ khử được ion Fe2+;
(4) Dùng phương pháp đun sôi để làm mềm nước cứng vĩnh cừu;
(5) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa và khí;
(6) Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Hai este đơn chức X, Y (MX < MY) được tạo thành từ axit cacboxylic đơn chức, mạch hở Z và hai ancol là đồng đẳng liên tiếp. Hỗn hợp A gồm X, Y có số mol bằng nhau. Thủy phân hoàn toàn 27,9 gam A bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp ancol và 28,2 gam muối. Phần trăm khối lượng của X trong A là
A. 46,2%
B. 54,3%
C. 44,8%
D. 56,8%
Cho các nhận xét sau đây:
(1) Hợp chất CH3COONH3CH3 có tên gọi là metyl aminoaxetat;
(2) Cho glucozo vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thấy cốc chuyển sang màu đen và có bọt khí sinh ra;
(3) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh;
(4) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được hỗn hợp các a-aminoaxit;
(5) Fructozơ và glucozơ là đồng phân cấu tạo của nhau;
(6) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (bằng H2, xúc tác Ni, đun nóng) thu được tristearin.
Số nhận xét đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Đốt cháy 11,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ số mol 1 :1) trong khí Cl2, sau một thời gian, thu được m gam rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HC1 loãng dư, thoát ra 4,48 lít H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 103,69 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,14
B. 17,59
C. 18,30
D. 19,72
Cho m gam Cu phản ứng với 2 lít dung dịch HNO3 0,3M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Lọc lấy kết tủa rồi nung nóng hoàn toàn thu được 8 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 14,4
B. 12,0
C. 9,6
D. 8,0
Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 :1: 2. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,06 mol muối của glyxin, 0,1 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 112,28 gam. Giá trị của m là
A. 36,78
B. 45,08
C. 55,18
D. 43,72