Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Isoamyl axetat (có mùi thơm của quả chuối chín) có công thức là 

Câu 2:

Kim loại nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch FeSO4?

A. Au 

B. Cu

C. Ag

D. Mg

Câu 3:

Thành phần chính của loại quặng nào sau đây không chứa sắt? 

A. Hematit 

B. Apatit 

C. Manhetit

D. Xiđêrit

Câu 4:

Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sơi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây: đay, gai, tre, nứa... Polime X là  

A. xenlulozơ 

B. tinh bột.

C. glicogen

D. saccarozơ 

Câu 5:

Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? 

A. Điện phân nóng chảy Al2O

B. Dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao

C. Nhiệt phân Al2O3

D. Điện phân nóng chảy AlCl3

Câu 6:

Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

A. 0,92

B. 1,64

C. 2,30

D. 4,10

Câu 7:

Công thức của crom(III) hiđroxit là 

A. Cr(OH)3

B. Cr(OH)2

C. H2CrO4

D. H2Cr2O7

Câu 8:

Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thòi gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là 

A. 375 

B. 300

C. 400

D. 600

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam kim loại R có hóa trị II bằng khí oxi dư, thu được 8 gam oxit. Kim loại R là 

A. Sr 

B. Mg

C. Ca

D. Zn

Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 1 amin, 1 aminoaxit và 1 peptit thu được 3,36 lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HC1. Giá trị của a là 

A. 0,3 

B. 0,225

C. 0,15

D. 0,075

Câu 11:

Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, CuO và Fe3O4 (có số mol bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Giá trị của m là 

A. 36,48 

B. 46,08

C. 18,24

D. 48,12

Câu 12:

Một kim loại M tác dụng được với dung dịch HC1, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

A. Al 

B. Ag

C. Zn

D. Fe

Câu 13:

Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là 

Câu 14:

Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? 

A. CuO 

B. Fe

C. Fe3O4

D. Cu

Câu 15:

Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của nó? 

A. Al, Mg, Na. 

B. Na, Ba, Mg.

C. Al, Ba, Na.

D. Al, Mg, Fe.

Câu 16:

Trong các loại tơ dưới đây, tơ nào là tơ nhân tạo? 

A. Tơ tằm. 

B. Tơ capron

C. Nilon – 6,6

D. Tơ visco

Câu 17:

Phát biểu nào dưới đây là đúng? 

A. Trong dung dịch, ion Cr3+ có tính lưỡng tính 

B. Crom là kim loại có tính lưỡng tính

C. Trong dung dịch, ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Cr(OH)3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tính.

Câu 18:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), GCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là

A. (3), (2), (4), (1). 

B. (4), (1), (2), (3).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (2), (3), (4), (1).

Câu 19:

Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HC1 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là 

A. 1,68 lít 

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 20:

Chất hữu cơ nào dưới đây không bị thủy phân trong dung dịch kiềm? 

A. Tristearin

B. Nilon-6.

C. Saccarozơ

D. Anbumin

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào? 

A. tăng 18,6 gam 

B. giảm 0,6 gam

C. tăng 18 gam

D. giảm 18,6 gam

Câu 22:

Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được m +11 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần vừa đủ 35,28 lít O2 (đktc). Giá trị của m là 

A. 38,9 

B. 40,3

C. 43,1

D. 41,7

Câu 23:

Cho m gam Na tan hết vào 100 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là 

A. 12,95 gam 

B. 18,55 gam

C. 17,55 gam

D. 20,95 gam

Câu 24:

Phát biểu đúng là 

A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều

B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được muối và ancol

C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

Câu 25:

Tiến hành các thí nghiệm sau: 

(1) Điện phân NaCl nóng chảy

(2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).

(3) Cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3

(4) Cho Cu vào dung dịch AgNO3

(5) Cho Ag vào dung dịch HC1.

(6) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HC1

Số thí nghiệm thu được chất khí là

A.

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 26:

Đun nóng este HCOOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 

A. HCOONa và CH3CHO 

B. HCOONa và C2H5OH.

C. HCOONa và CH2==CHOH

D. CH2=CHCOONa và CH3OH

Câu 27:

Đun nóng dung dịch chứa 0,1 mol saccarozơ và 0,1 mol glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng dư cho đến khi phản, ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn rồi trung hòa axit bằng kiềm, sau đó thực hiện phản ứng tráng gương với AgNO3 dư. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là 

A. 32,4 gam 

B. 43,2 gam

C. 21,6 gam

D. 64,8 gam

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit;

(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen;

(3) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng;

(4) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit;

(5) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit;

(6) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, t°).

Số phát biểu đúng là

A.

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 29:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp? 

A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6. 

B. Polipropilen, polibutađien  nilon-7, nilon-6,6.

C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên

D. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien.

Câu 30:

Cho các cặp dung dịch sau

(1) Na2CO3 và AlCl3

(2) NaNO3 và FeCl2

(3) HCl và Fe(NO3)2

(4) NaHCO3 và BaCl2

(5) NaHCO3 và NaHSO4

(6) NaAlO2 và AlCl3

Khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau thì số trường hợp có xảy ra phản ứng là

A.

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 31:

Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một chất béo thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là 

A. C17H33COOH và C17H35COOH

B. C15H31COOH và C17H35COOH

C. C17H33COOH và C17H31COOH

D. C17H31COOH và C17H35COOH

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2;

(2) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 ( hay NaAlOH4)

(3) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3

(4) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3

(5) Đun nóng dung dịch chứa CaHCO32 

(6) Cho mẩu K vào dung dịch FeSO4

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là

A.

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 33:

Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho  gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HC1 thì thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

A. 1,08 và 5,43 

B. 1,35 và 5,43

C. 1,35 và 5,70

D. 1,08 và 5,16

Câu 34:

Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH, 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng rắn khan là 

A. 8,615 gam 

B. 14,515 gam

C. 12,535 gam

D. 13,775 gam

Câu 35:

Cho các phát biểu sau

(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 0,01-2% khối lượng cacbon;

(2) Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm;

(3) Nước vôi được dùng để làm mất tính cứng tạm thời của nước;

(4) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ;

(5) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy;

(6) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O4 thì màu dung dịch chuyển từ cam sang vàng.

Số phát biểu đứng là

A.

B.

C. 5

D. 2

Câu 36:

Cho các phát biểu:

(1) Trong phân tử peptit Ala-Ala-Gly mạch hở có 2 liên kết peptit;

(2) Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch HC1 dư thu được các α-amino axit;

(3) Lực bazơ của NH3 lớn hơn của C6H5NH2

(4) Alanin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn anilin;

(5) Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng;

(6) Valin là chất lỏng ở điều kiện thường.

Số phát biểu đúng là

A.

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 37:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra từ phản ứng đốt cháy lần lượt là 

A. 0,05 và 0,05 

B. 0,1 và 0,1

C. 0,05 và 0,1

D. 0,1 và 0,15

Câu 38:

Tiến hành các thí nhiệm:

(1) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) Nhúng thanh Al dư vào dung dịch FeCl3;

(3) Nhúng thanh hợp kim Al-Cu vào dung dịch HC1;

(4) Nhúng thanh Ag vào dung dịch H2SO4 loãng;

(5) Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch Na2SO4

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A.

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 39:

Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn Y thu được chất rắn khan có khối lượng là 

A. 38,82 gam 

B. 36,42 gam

C. 36,24 gam

D. 38,28 gam

Câu 40:

Cho 35,2 gam hỗn hợp X gồm phenyl fomat, propyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat, etyl phenyl oxalat tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, có 0,4 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 10,4 gam hôn hợp ancol Y. Cho 10,4 gam Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là 

A. 37,2. 

B. 40,8

C. 41,0

D. 39,0