Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại Cu tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo khí?
A. Fe(NO3)3
B. Na2SO4, HCl
C. HCl, FeCl2
D. HCl. KNO3
Cần dùng m gam glucozơ để điều chế 1 lít dung dịch rượu etylic 40° (khối lượng riêng C2H5OH là 0,8 g/ml). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là
A. 782,61
B. 626,09
C. 1565,22
D. 503,27
Thủy phân hoàn toàn 14,4 gam vinyl fomat rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4
B. 21,6
C. 43,2
D. 86,4
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Dung dịch H2NCH2COOH.
B. Dung dịch HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH
C. Dung dịch CH3CH(NH2)COOH
D. Dung dịch CH3CH2CH2NH2
Hoà tan 16,8 gam Fe trong dung dịch axit HNO3 (đặc, nóng, dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 6,72
B. 10,08
C. 11,20
D. 13,44
Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa khối lượng muối là
A. 20,35 gam
B. 21,42 gam.
C. 24,15 gam.
D. 24,45 gam
Cho 96 gam hỗn hợp gồm valin và glyxin (tỉ lệ mol tương ứng là 1:1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 107
B. 210
C. 118
D. 181
Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ag
B. Mg
C. Cu
D. Fe
Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thủy phân tạo sản phẩm chứa fructozơ?
A. Saccarozơ
B. Amilopectin
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ
Cho 5,62 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,62 gam rắn không tan. Giá trị của V là
A. 3,584
B. 5,600
C. 4,480
D. 2,688
Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Kim loại Na
C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
D. Dung dịch NaOH, đun nóng
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon—6 là tơ hóa học
B. Đồng trùng hợp buta-l,3-đien và vinyl xianua thu được cao su buna-N
C. Trùng ngưng axit ađipic và etylen glicol thu được tơ lapsan
D. Xenlulozơ, tính bột thuộc loại polime thiên nhiên
Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit?
A. Na2O
B. CaO
C. BaO
D. CrO3
Thí nghiệm nào sau đây thu được Na kim loại?
A. Nhiệt phân hoàn toàn Na2CO3
B. Cho NaCl vào dung dịch AgNO3
C. Điện phân nóng chảy NaCl
D. Cho K vào dung dịch Na2SO4
Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và 91,8 gam muối của một axit béo. Giá trị của m là
A. 80
B. 89
C. 79
D. 107
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm axit axetic, glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột cần dùng vừa đủ 12,096 lít O2 (đktc), thì thu được CO2 và 8,82 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp M ban đâu đã dùng là
A. 15,3 gam
B. 13,6 gam.
C. 6,7 gam.
D. 8,9 gam.
Phát biếu nào sau đây là đúng?
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều tác dụng với nước khi đun nóng
C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.
D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs
Phân tử peptit mạch hở nào sau đây có bốn nguyên tử oxi?
A. Gly-Ala-Ala
B. Gly-Ala
C. Gly-Ala-Glu
D. Gly-Gly-Ala-Val
Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng?
Cho 200 ml dung dịch AICI3 0,8M vào 400 ml dung dịch chứa NaOH 1,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,36
B. 7,02
C. 3,12
D. 4,68
Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Hòa tan hoàn toàn 1,77 gam hỗn họp X gồm Fe và Zn bằng một lượng vừa đủ HC1, thu được 0,672 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,4
B. 4,6
C. 4,4
D. 3,9
Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn họp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 :1) có thể tan hết trong dung dịch HC1 dư;
(2) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư, chất rắn thu được gồm AgCl và Ag;
(3) Hợp kim thép inoc không bị ăn mòn là Fe-Al-Cr;
(4) Hỗn họp Na và Al2O3 (có tỉ lệ mol 2 :1) có thể tan hoàn toàn trong nước;
(5) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan;
(6) Hỗn hợp Cu và Fe có thể tan hoàn toàn trong dung dịch chứa KNO3 và H2SO4;
(7) Kim loại cứng nhất là W, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilopectin
B. Poli(metyl metacrylat)
C. Cao su thiên nhiên
D. Poli(vinyl axetat).
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Thủy phân peptit có thể thu được một hay nhiều loại α-aminoaxit
B. Thủy phân este trong môi trường axit thu được axit cacboxylic và ancol
C. Thủy phân saccarozo trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ
D. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng
Để điều chế Mg tinh khiết từ dung dịch MgCl2, ta thực hiện phương pháp nào sau đây?
A. Cho Na vào dung dịch MgCl2, lấy kết tủa rửa sạch, sấy khô.
B. Điện phân dung dịch MgCl2 bằng điện cực trơ, có màng ngăn, rửa sạch kết tủa, sấy khô
C. Cho Al vào dung dịch MgCl2, AI khử Mg2+ thành Mg nguyên chất
D. Cô cạn dung dịch MgCl2, sau đó tiến hành điện phân nóng chảy.
Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và HCOOCH3 bằng lượng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam ancol. Giá trị của m là
A. 12,3
B. 6,4
C. 3,2
D. 9,2
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Trong phân tử saccarozơ và xenlulozơ đều có chứa liên kết glicozit;
(3) Công thức đơn giản nhất của cacbohiđrat là CH2O;
(4) Trong môi trường kiềm, fructozo chuyển hóa thành glucozơ;
(5) Saccarozơ có vị ngọt hon glucozơ;
(6) Ở trạng thái tinh thể, saccarozơ tồn tại dưới dạng mạch hở.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Sục 0,3 mol CO2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,6M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ 200 ml dung dịch HC1 0,8M vào dung dịch X, thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,584
B. 2,688
C. 3,136
D. 3,360
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba este (chỉ có chức este) tạo bởii axit fomic với các ancol metylic, etylen glicol và glixerol thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Giá trị của m là
A. 6,24
B. 4,68
C. 5,32
D. 3,12
Cho các phát biểu sau:
(1) Thạch cao sống được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương;
(2) Bằng cách đun nóng có thể làm mất tính cứng của nước cứng toàn phần;
(3) NH4A1(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm;
(4) Bạc là kim loại có tinh dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại;
(5) Nhôm là nguyên số phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Số phát biểu sai là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Dung dịch X chứa các ion: K+ (0,12 mol), NH4+, và Cl- (0,1 mol). Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X, đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 1,792 lít khí Y (đktc); đồng thời thu được dung dịch Z và kết tủa T. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,28
B. 11,32
C. 14,47
D. 13,64
Cho 0,2 mol amino axit X (mạch hở) vào 200 ml dung dịch HC1 1M, thu được dung dịch Y. Mặt khác, Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 33,9 gam muối. Khối lượng của 0,2 mol chất X là
A. 23,4 gam
B. 15,0 gam.
C. 17,8 gam
D. 20,6 gam.
Cho 36,3 gam hỗn hợp X gồm 2 peptit: Ala-GỊy và Ala-Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch HC1 dư thu được 59,95 gam muối. Phần trăm số mol của Ala-Gly trong X là
A. 75,0%
B. 50,0%
C. 80,0%
D. 41,8%
Dung dịch X chứa NaHCO3 0,15M và Ba(HCO3)2 0,45M. Dung dịch Y chứa Ca(OH)2 0,5M. Trộn dung dịch X và dung dịch Y với thể tích bằng nhau, thu được 400 ml dung dịch Z và m gam kết tủa. Giả sử tổng thể tích dung dịch không đổi khi pha trộn. Giá trị của m là
A. 19,00
B. 29,70
C. 39,40
D. 27,73
Cho các phát biểu sau:
(1) Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám và có tính nhiễm từ;
(2) Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, có màu nâu đỏ;
(3) Crom bền với nước và không khí nên được dùng trong kỹ thuật mạ giúp chống ăn mòn;
(4) Sắt và crom đều tác dụng với dung dịch HC1 loãng đun nóng theo cùng tỉ lệ mol;
(5) Crom(VI) oxit là một oxit axit;
(6) Sắt và crom đều không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nguội;
(7) Trong dung dịch, ion Fe2+ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa;
(8) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thấy dung dịch chuyển sang màu vàng.
Số phát biểu đúng là
A. 7
B. 6
C. 5
D. 8
Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HC1 0,1M và CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất điện phân 100%, trong thời gian 2702 giây, cường độ dòng điện 5A. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu là
A. 1,67 gam.
B. 4,48 gam
C. 8,07 gam.
D. 6,15 gam
Đun nóng 27,2 gam hỗn hợp X gồm phenyl axetat và benzyl fomat trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y có khối lượng 8,64 gam và hỗn hợp Z chứa 3 muối. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong Z là
A. 18,6%.
B. 33,7%.
C. 31,8%.
D. 47,7%.
Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào 500 ml dung dịch HC1 aM thu được dung dịch X và còn lại 2 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 95,82 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,4
B. 1,6
C. 1,2
D. 1,8
Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối của amoniac và a-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HC1 dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 27,85
B. 28,45.
C. 31,52
D. 25,10.