Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Số đồng phân cấu tạo este có công thức phân tử C4H8O2 là 

A.

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 2 : 1) bằng axit H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là: 

A. 5,6 

B. 4,48

C. 3,36

D. 8,96

Câu 3:

Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH là

A. Al2O3, Na2CO3 và AlCl

B. Al, NaHCO3 và Al(OH)3 

C. NaAlO2, Na2CO3 và NaCl

D. Al, FeCl2 và FeCl3

Câu 4:

Phương án nào sau đây không đúng? 

A. Na và K được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.

B. Cs được dùng làm tế bào quang điện.

C. Ca(OH)2 được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng,…

D. Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bột bó khi gãy xương,…

Câu 5:

Xà phòng hóa 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1 : 1) trong 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng rắn khan là

A. 27,30 gam 

B. 28,02 gam

C. 23,80 gam

D. 19,00 gam

Câu 6:

Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là 

A. X, Y và T. 

B. X và Y.

C. Y và T.

D. X,Y và Z.

Câu 7:

Kim loại tác dụng mạnh với H2O ở điều kiện thường là 

A. Fe 

B. Mg

C. Al 

D. Na

Câu 8:

Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2

A. Phenyl axetat 

B. Vinyl axetat

C. Etyl axetat

D. Propyl axetat

Câu 9:

Mạch tinh thể kim loại chủ yếu gồm 

A. ion kim loại và các electron tự do 

B. nguyên tử và ion dương kim loại.

C. ion dương và ion âm của kim loại.

D. nguyên tử, ion kim loại và electron tự do

Câu 10:

Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là? 

A. Ag 

B. Au

C. Al  

D. Cu

Câu 11:

Công thức phân tử của fructozơ là 

A. C6H14O

B. (C6H10O5)m

C. C6H12O6

D. C12H22O11

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai? 

A. Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái rắn 

B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

C. Metyl acrylat và tripanmitin đều là este. 

D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol

Câu 13:

Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. Khí cacbonic 

B. Khí clo

C. Khí hiđroclorua

D. Khí cacbon oxit

Câu 14:

Cho 12,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong m gam X là 

A. 0,8 gam 

B. 6,4 gam

C. 5,6 gam

D. 11,2 gam

Câu 15:

Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng? 

A. CH3NH3Cl và CH3NH

B. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5

C. CH3NH2 và H2NCH2COOH

D. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa

Câu 16:

Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl fomat, tristearin, etyl fomat. Số chất khi tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH (đun nóng), sản phẩm thu được có ancol là:

A.

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 17:

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Gia trị của m là 

A. 20,0

B. 15,0

C. 25,0

D. 10,0

Câu 18:

Cho 0,2 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH. Mặt khác 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được 36,7 gam muối. X là 

A. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH 

B. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH

C. CH3CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH

Câu 19:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất: 

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)

B. Fe(NO3)2, AgNO3

C. Fe(NO3)3, AgNO3

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3

Câu 20:

Hỗn hợp E chứa CH3OH, một axit cacboxylic đơn chức và este của chúng. Đốt cháy hoàn toàn 3,51 gam E thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 2,79 gam H2O. Cũng 3,51 gam E tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH sinh ra 1,92 gam CH3OH. Phần trăm khối lượng este trong E gần nhất với 

A. 18%

B. 12%

C. 14%

D. 16%

Câu 21:

Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 

A. 240 

B. 160

C. 320

D. 480

Câu 22:

Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)? 

A. Đốt dây sắt trong bình đựng khí Cl

B. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng

C. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3

D. Nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 dư 

Câu 23:

Cho 200 ml dung dịch KOH xM vào 100 ml dung dịch AlCl3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của x là 

A. 2,25 

B. 6,50

C. 4,50

D. 3,25

Câu 24:

Polipropilen, poli(vinyl clorua) lần lượt là sản phẩm trùng hợp của 

A. CH2=CH2, CH2=CH-Cl. 

B. CH2=CH-CH=CH2, CH2=CH2

C. CH2=CH-CH3, CH2=CH-Cl

D. CF2=CF2, C6H5-CH=CH2

Câu 25:

Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) gây nên chủ yếu bởi yếu tố nào sau đây? 

A. Các electron tự do 

B. Tính chất của kim loại

C. Khối lượng riêng của kim loại

D. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại

Câu 26:

Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau: Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4; dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch; Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau. Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl 

B. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3

C. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl

D. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4

Câu 27:

Nhận xét nào sau đây là sai

A. H2CrO4 và H2Cr2O7 đồng thời được tạo ra khi cho CrO3 vào nước

B. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch thu được có màu da cam.

C. Các oxit và hiđroxit của crom đều là chất lưỡng tính

D. Cho CrCl3 vào dung dịch NaOH dư vào Br2 thu được dung dịch có màu vàng

Câu 28:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của V và a tương ứng là

A. 5,60 và 0,2

B. 6,72 và 0,1

C. 8,96 và 0,3

D. 6,72 và 0,2

Câu 29:

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 

A. 7,36

B. 10,23

C. 9,15

D. 8,61

Câu 30:

Tiến  hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3

(2) Sục khi CO2 dư vào dung dịch NaOH

(3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2

(4) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.

(5) Cho Fe vào dung dịch HNO3

(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3.

Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch luôn chứa một muối là

A.

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 31:

Lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa.

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư, đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa.

Giá trị của m là: 

A. 18,2750 

B. 16,9575. 

C. 15,1095

D. 19,2375

Câu 32:

Cho 7,60 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với 

A. 27 

B. 26

C. 25

D. 28

Câu 33:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(1) Các polisaccarit đều cho được phản ứng thủy phân;

(2) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ;

(3) Không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc;

(4) Glucozơ làm mất màu nước brom;

(5) Thủy phân saccarozơ trong axit, các sản phẩm đều cho phản ứng tráng gương.

Số phát biểu đúng là

A.

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 34:

Trong poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

A. chúng có chứa nitơ trong phân tử 

B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác

C. chúng không tạo được mạch nhánh như các polime khác

D. liên kết CO-NH phản ứng được với cả axit và kiềm

Câu 35:

Dung dịch X chứa các ion: K+ (0,12 mol), NH4+, SO42− và Cl- (0,1 mol). Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào X, đun nhẹ cho phản ứng hoàn toàn. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 1,792 lít khí Y (đktc); đồng thời thu được dung dịch Z và kết tủa T. Cô cạn Z thu được khối lượng chất rắn khan là: 

A. 10,28 gam 

B. 11,32 gam

C. 14,47 gam

D. 13,64 gam

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong peptit mạch hở amino axit đầu N có nhóm NH2.

(2) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.

(3) Các dung dịch của amino axit đồng đẳng của glyxin có pH = 7.

(4) 1 mol Val-Glu tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol KOH.

(5) Protein có phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 37:

Hỗn hợp E chứa este no, mạch hở X và Y (MX > MY). Cho 38,42 gam E tác dụng vừa đủ với 570 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp F gồm 2 muối của 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp và 17,56 gam hỗn hợp hai ancol T có phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Để đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 21,92 gam oxi. Tỷ lệ mX : mY trong E gần nhất với 

A. 0,8 

B. 0,5

C. 1,2

D. 2,0

Câu 38:

Nung nóng hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và thu được 16,8 gam phần không tan Z. Mặt khác, để hoàn tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thì cần ít nhất V lít. Giá trị của V là 

A. 0,9 

B. 1,0

C. 1,2

D. 1,5

Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;   

(2) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;

(3) Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3;

(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2;

(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;   

(6) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A.

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 40:

Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no, mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m là 

A. 27,45

B. 21,90

C. 29,25

D. 25,65