Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ nâng cao có lời giải chi tiết (Đề số 10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
Thủy phân 100 gam tinh bột trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 108 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng thủy phân tinh bột là
A. 83%.
B. 81%.
C. 82%.
D. 80%.
Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,05
B. 0,10.
C. 0,15
D. 0,25.
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(acrilonitrin).
C. poli(hexametylen ađipamit).
D. poli(etylen terephtalat).
Chất nào sau đây không là chất điện li?
A. NaNO3
B. KOH
C. C2H5OH
D. CH3COOH
Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 130ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,48
B. 9,80
C. 9,40
D. 16,08
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO nung nóng. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg, Fe.
B. Fe, Cu, Al2O3, MgO
C. Fe, Cu, Al2O3, Mg
D. Fe, Cu, Al, MgO
Hai loại tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. Tơ nilon-6,6 và sợi bông
B. Tơ visco và tơ axetat
C. Tơ nilon-6,6 và tơ nitron
D. Tơ tằm và sợi bông.
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin. Số chất bị thủy phân khi nung nóng trong môi trường axit là
A. 2.
B. 1
C. 4
D. 3
HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với
A. CaCO3
B. Al(OH)3
C. FeO
D. CuO
Hòa tan 40,80 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 92,64 gam muối. Phần trăm khối lượng của CuO trong X là
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 20%.
Tơ lapsan thuộc loại tơ ........., được điều chế từ ......... và ......... Chọn những ý đúng tương ứng với các khoảng trống trên.
A. polieste; axit terephtalic; glixerol
B poliamit; hexametylenđiamin; axit ađipic
C. poliamit; axit ađipic
D. polieste; axit terephtalic; etilen glicol.
Cho hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với lượng dư H2O, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong hỗn hợp X là
A. 6,9 gam
B. 4,6 gam
C. 2,3 gam.
D. 9,2 gam
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A.
B.
C.
D.
1 mol α-amino axit X tác dụng hết với 1 mol HCl tạo ta muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH
B. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH
Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí CO2 (Đktc). Giá trị của V là
A. 2,80
B. 2,24.
C. 1,12.
D. 3,36
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Lysin
B. Glyxin
C. Alanin
D. Valin
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế CO2 từ dung dịch HCl và CaCO3. Khí CO2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) và bình (2) đựng các dung dịch tương ứng là
A. H2SO4 đặc và Na2CO3 bão hòa
B. H2SO4 đặc và NaHCO3 bão hòa.
C. Na2CO3 bão hòa và H2SO4 đặc.
D. NaHCO3 bão hòa và H2SO4 đặc.
Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
B. Cho Na vào dung dịch CuSO4.
C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3
D. Cho NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Một dung dịch Y có chứa 3 ion: Mg2+, Cl- (1 mol), SO42- ( 2 mol). Thêm từ từ V lít dung dịch Na2CO3 2M vào dung dịch X cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Giá trị của V là
A. 1,25.
B. 0,65.
C. 2,50.
D. 1,50
Kim loại cứng nhất là kim loại nào sau đây?
A. Cr
B. Au.
C. Ag.
D. W
Khi thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là
A. amin bậc II.
B. amin bậc I
C. amin bậc III
D. amin bậc II hoặc bậc III
Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. NaCl.
B. NH4Cl.
C. Al2(SO4)3
D. CH3COONa
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly–Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X trong đó có chứa 1,13 gam muối kali của glyxin. Giá trị gần nhất với m là
A. 1,45
B. 2,15
C. 2,14
D. 1,64.
Chất là tác nhân chủ yếu gây mưa axit có trong khí thải các nhà máy là
A. SO2
B. CO2
C. NH3
D. CO
Nước cứng là nước chứa nhiều ion
A. Cl-, SO42-.
B. HCO3-, Cl-, SO42-.
C. Ba2+, K+
D. Ca2+, Mg2+.
Đun nóng 10,5 gam hợp chất X có công thức phân tử C4H11NO2 với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,5 gam khí Y và m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,7
B. 8,2
C. 10,0.
D. 8,8
Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh?
A. C2H5NH2
B. (CH3)2NH
C. C6H5NH2
D. CH3 NH2.
Cho các phát biểu về crom sau:
(1) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB;
(2) Các oxit của crom đều là oxit bazơ;
(3) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6;
(4) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa;
(5) Khi phản ứng với khí Cl2, crom tạo ra hợp chất crom(III);
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3
C. 1.
D. 4
Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho Na và bột Al2O3 (tỉ lệ Na : Al2O3 là 1 : 1) vào nước dư;
+ TN2: Cho bột Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 (tỉ lệ mol Cu : Fe(NO3)3 là 1 : 4);
+ TN3: Cho hỗn hợp chứa Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol Fe3O4 : Cu là 1 : 2) vào dung dịch HCl dư;
+ TN4: Cho bột Zn vào dung dịch FeCl2 (tỉ lệ mol Zn : FeCl2 là 2 : 1).
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2
B. 0.
C. 1.
D. 3
Este X no, mạch hở được tạo bởi từ axit cacboxylic không phân nhánh (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn x mol X cần dùng a mol O2, thu được H2O và a mol CO2. Thủy phân hoàn toàn x mol X trong môi trường axit, thu được một axit cacboxylic Y và 2x mol ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (HCOO)2C2H4
B. CH2(COOCH3)2
C. (COOC2H5)2.
D. (HCOO)2C3H6
Cho hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 1 vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,75M và Fe(NO3)3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 14,08 gam hỗn hợp rắn Y. Cho NaOH dư vào X, lọc lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 19,20 gam
B. 22,26 gam
C. 36,00 gam
D. 22,40 gam.
Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Mặt khác, lượng X trên có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8,0 và 1,0
B. 8,0 và 1,5
C. 7,0 và 1,5
D. 7,5 và 1,0.
Cho m gam hỗn hợp gồm 4 chất là Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sực CO2 từ từ đến dư vào X. Khối lượng kết tủa BaCO3 tạo thành phụ thuộc vào số mol CO2 được biểu diễn bằng đồ thị bên cạnh. Giá trị của m là
A. 21,40
B. 25,12
C. 24,20.
D. 22,40
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Cho các đặc tính sau:
(1) Làm mất màu nước brom; (2) Ở dạng tinh thể có màu trắng, tan tốt trong nước;
(3) Được dùng làm thuốc tăng lực; (4) Trong dung dịch tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng;
(5) Phản ứng với H2 tạo ra sobitol; (6) Được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
Số đặc điểm, tính chất đúng khi nói về glucozơ là
A. 6.
B. 3
C. 5.
D. 4
Hòa tan hết 14,71 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được 0,06 mol H2 và dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn 0,17 mol CO2 vào X thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối của natri và 13,79 gam kết tủa Z. Cho từ từ dung dịch HCl 0,6M vào Y đến khi thu được 0,075 mol CO2 thì thấy đã dùng hết V ml. Giá trị của V là
A. 250
B. 255
C. 225
D. 235
Cho hỗn hợp X gồm 4 chất: Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, và Mg(NO3)2. Nung 111, 27 gam X trong chân không, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch 0,84 mol HCl loãng thì thu được 2,016 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N5+) và dung dịch T chỉ chứa các muối có tổng khối lượng muối là 107,61 gam. T có thể phản ứng tối đa với 1,605 mol KOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO2 tạo thành không tham gia phản ứng nào. Tỉ khối hơi của Z với H2 có giá trị gần nhất với
A. 24
B. 25
C. 27
D. 21
Hỗn hợp M gồm hai peptit X, Y và este Z (đều mạch hở, Z tạo ra từ ancol 2 chức và axit cacboxylic đơn chức) có tỉ lệ mol X : Y là 2 : 3. Tổng số liên kết p trong ba phân tử là 13. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được hỗn hợp 3 muối gồm 0,13 mol X1; 0,09 mol X2; 0,08 mol X3 và ancol T. Đem lượng T trên cho vào bình Na dư, sau phản ứng khối lượng chất rắn tăng 2,4 gam. Đốt cháy m gam M cần a mol O2 thu được 19,04 lít CO2. Biết X và Y là đồng đẳng của glyxin, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,12.
B. 0,98.
C. 0,99.
D. 0,10