Đề thi thử THPTQG 2019 Lịch Sử cực hay có lời giải chi tiết (P3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) chứng tỏ
A. Vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.
B. Sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
D. Sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 -1925 có ý nghĩa gì?
A. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.
B. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
C. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ.
Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở Châu Âu.
B. Thành lập một liên minh chính trị ở Châu Âu.
C. Tăng cường hợp tác khoa học – kĩ thuật với các nước Châu Âu.
D. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc Việt Nam trong những năm (1965-1968) là
A. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ hậu phương lớn.
C. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
D. Chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939 ở ba nước Đông Dương đã thành lập?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương.
C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương.
D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương.
Sau khi ký hiệp định Pari (29/01/1973), chính quyền Sài Gòn đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam?
A. Tiếp tục nhận viện trợ từ Mỹ.
B. Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Chấp nhận đầu hành lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.
D. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Bộ phiếu tán thành việc ra nhập quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).
B. Ảnh hưởng của Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đế tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
C. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vecsxai (18-6-1919).
D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1930-1945), dựa vào cơ sở nào Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu với mục đích lãnh đạo thế giới?
A. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mỹ.
B. Phong trào cách mạng thế giới suy yếu.
C. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản Châu Âu.
D. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mỹ.
Vì sao Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (01 -1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Mỹ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Gionevo.
B. Ta không thể tiếp tục sử dụng biện pháp đấu tranh hòa bình được nữa.
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
D. Miền Nam đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
Sự kiện nào đánh dấu cuộc “Chiến tranh lạnh” kết thúc?
A. Cuộc gặp không chính thức giữa Buso và Goocbachop tại đảo Mantan (12-1989).
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Hiệp định và hạn chế phóng tên lửa (ABM) năm 1972.
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).
Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến còn phổ biến.
C. Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương kháng chiến lớn.
D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại.
Những yếu tố nào góp phần làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang màu sắc mới?
A. Sự chuyển biến về kinh tế của Việt Nam
B. Pháp tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.
C. Sự tác động của cách mạng thế giới và sự ra đời của các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
Con đường cách mạng của miền Nam Việt Nam được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) là gì?
A. Cách mạng vũ trang.
B. Đấu tranh ngoại giao.
C. Đấu tranh ôn hòa.
D. Cách mạng bạo lực
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) được thể hiện trong chiến thuật nào?
A. Dồn dập lập “Ấp chiến lược”.
B. “Tìm diệt” và “chiếm đóng”
C. ‘Trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
D. “Tìm diệt” và “bình địch” vào “vùng đất thánh Việt cộng”.
Sự khác biệt cơ bản giữa “Chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh đã qua trong lịch sử nhân loại là nào?
A. Không diễn ra các cuộc xung đột trực tiếp về quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
B. Diễn ra xung đột toàn diện, dai dẳng, không phân thắng bại.
C. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng xung đột căng thẳng.
D. Chỉ diễn ra các cuộc xung đột quân sự chủ yếu giữa Liên Xô và Mỹ.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.
C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh”?
A. Chi lê
B. Cuba
C. Nicanagao
D. Achentina
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.
B. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
C. Đã ra đời được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.
D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là?
A. Dân chủ
B. Dân tộc và người cày có ruộng
C. Độc lập, tự do
D. Cách mạng dân chủ tư sản
Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
A. Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam.
B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
C. Nhờ sự lãnh đạo sản xuất của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương.
Mục đích của Đảng ta khi thực hiện cải cách ruộng đất giai đoạn (1954 -1956) ở miền Bắc là gì?
A. Xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của đất nước.
B. Củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
D. Xây dựng đời sống mới cho nhân dân
Mục đích của phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là?
A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
B. Cải cách đất nước Trung Quốc.
C. Đánh đuổi các nước đế quốc.
D. Phản đối ấm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam (1964 - 1968), được tiến hành bằng
A. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
B. Quân viễn chinh, quân của một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn của Mỹ chỉ huy.
D. Quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.
B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.
C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Nội dung gây tranh cãi nhiều nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2-1945) là gì?
A. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
B. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Thành lập tổ chức - Liên Hợp Quốc.
D. Phân chia khu vực phạm vi chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
Điểm giống nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là gì?
A. Chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu.
B. Chiến tranh thực dân.
C. Chiến tranh tổng lực.
D. Có quân đội Sài Gòn làm chủ lực.
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX thất bại?
A. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo.
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chông Pháp.
C. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất.
D. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ.
Đảng ta đề ra chủ trương chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu tại đâu?
A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 7/1936.
B. Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 11/1939.
C. Hội nghị Ban chapa hành trung ương tháng 5/1941.
D. Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 11/1940.
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) so với “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1966) của Mỹ là gì?
A. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mỹ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
C. Dùng người Việt đánh người Việt.
D. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh của Mỹ và quân đồng minh của Mỹ.
Điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 -1973) với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) là?
A. Sử dụng quân viễn chinh của Mỹ là lực lượng chủ yếu.
B. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
C. Sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại, do cố vấn Mỹ chỉ huy.
D. Sử dụng quân viễn chinh của Mỹ có sự phối hợp với quân các nước đồng minh Mỹ.
Yếu tố gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc.
C. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. Hậu quả của Chính tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 1-10-1949, nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc đã
A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
D. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954)?
A. Thắng lợi của chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (2/1947).
B. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
Điểm khác nhau của Hiệp ước Hác - măng (1883) so với Hiệp ước Patonot (1884) là gì?
A. Khu vực cai quản của triều đình Huế bị thu hẹp từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.
B. Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
C. Thể hiện thái độ yếu hèn của triều đình Huế.
D. Tạo điều kiện cho Pháp đặt ách cai trị lâu dài ở nước ta.
Điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
B. Hưởng ứng chiếu Cần vương
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
Phương châm tác chiến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định là gì?
A. Đánh chắc, tiến chắc
B. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng
C. Đánh nhanh, thắng nhanh
D. Lâu dài đánh chắc, tiến chắc.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975.
C. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn.
D. Đánh dấu sự chuyển sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.
Nguyên nhân chung quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước
B. Đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao
C. Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao
D. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 -1973) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là gì?
A. Hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ.
B. Sử dụng trang bị vũ khí của Mỹ.
C. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ.
D. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
Vì sao Mỹ buộc phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Do đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng địch của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972.
B. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.
C. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.
D. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969,1970 và 1971.