Đề thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Frông ôn đới (FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí

A. địa cực và ôn đới.

B. địa cực lục địa và địa cực hải dương

C. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương

D. ôn đới và chí tuyến

Câu 2:

Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là

A. gió mùa

B. gió Mậu dịch

C. gió đất, gió biển

D. gió Tây ôn đới

Câu 3:

Đâu là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I ?

A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.

B. Các ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng dần tỉ trọng

C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi, thủy sản.

D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp

Câu 4:

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên  và lượng mưa trên 1000mm, rất thuận lợi cho nước ta

A. phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

B. trồng các loại cây cận nhiệt đới

C. trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới

D. có nhiều đồng cỏ rộng lớn để phắt triển chăn nuôi

Câu 5:

Đặc điểm đất của đồng bằng sông hồng là gì ?

A. Đất phù sa được bồi đắp hằng năm.

B. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm

D. Đất badan chiếm diện tích lớn nhất

Câu 6:

Biển đông là biển nằm trong vùng khí hậu nào ?

A. Khí hậu xích đạo

B. Khí hậu cận xích đạo

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

D. Khí hậu cận nhiệt

Câu 7:

Ngoại lực là

A. những lực sinh ra trong lớp manti

B. những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất

C. những lực được sinh ra từ tầng badan của lớp bỏ Trái Đất

D. những lực sinh ra trong lớp lõi của Trái Đất

Câu 8:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực nào sau đây không chịu ảnh hưởng có gió tây khô nóng ?

A. Tây Bắc

B. Bắc Trung Bộ

C. duyên hải Nam Trung Bộ

D. đồng bằng sông Cửu Long

Câu 9:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định cửa sông của sông Thu Bồn đổ ra Biển Đông có tên là gì ?

A. Ba Lạt

B. Cửa Đại

C. Cửa Tùng

D. Cửa Việt

Câu 10:

Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do

A. mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương

B. mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu - Á

C.  mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á

D. mảng Phi xô vào mảng Âu - Á

Câu 11:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định đô thị nào sau đây thuộc phân cấp đô thị loại 1 ?

A. Hạ Long

B. Nha Trang

C. Đà Nẵng

D. Quy Nhơn

Câu 12:

Khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển nước ta gây nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn cho vùng:

A. Đồng bằng Bắc Bộ

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Cả nước

Câu 13:

Điểm tương đồng về đặc điểm của vùng núi tây bắc và Trường Sơn Bắc là ?

A. hướng tây bắc – đông nam

B. hướng đông nam – tây bắc

C. hướng bắc – đông bắc

D. hướng vòng cung

Câu 14:

Câu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sông ngòi của Việt Nam ?

A. Mật độ sông ngòi dày đặc

B. Lượng nước phong phú, phân hóa theo mùa

C. Nguồn thủy năng lớn

D. Dòng chảy theo hướng bắc - nam

Câu 15:

Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô

B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô

C. hoang mạc, bán hoang mạc và xavan

D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan

Câu 16:

Dân số nước ta trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người đã gây ra khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội ?

A. Tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại

B. Chuyển dịch cơ cấu lao động

C. Giải quyết vấn đề việc làm

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Câu 17:

Để mở rộng xuất khẩu chúng ta cần

A. đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

B. ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp

C. tạo nên các mặt hàng chủ lực và các thị trường trọng điểm

D. xây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật và quản lí có trình độ thấp

Câu 18:

Mức bình quân lương thực theo đầu người của Đông bằng sông Hồng vẫn còn thấp hơn mức bình quân của cả nước là do

A. khí hậu không thuận lợi cho sản xuất lương thực

B. năng suất các loại cây lương thực chưa cao

C. người nông dân còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất

D. dân đông, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp

Câu 19:

Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và đời sống ở vung Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sự xâm nhập mặn vào đất liền

B. bão, lũ thường xuyên

C. đất nghèo phù sa

D. khí hậu có mùa đông lạnh

Câu 20:

Duyên hải Nam Trung Bộ có nghành nuôi trồng thủy sản phát triển là nhờ

A. gần các ngư trường lớn

B. có nhiều vụng, đầm phá

C. nhiều sông suối, kênh rạch

D. đường bờ biển dài

Câu 21:

Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng đáng kể nhất ở vùng Tây Nguyên là

A. than

B. bôxit

C. sắt

D. mangan

Câu 22:

Miền núi tây bắc tuy gió mùa mùa đông ảnh hưởng yếu hơn nhưng vẫn có mùa đông lạnh là vì

A. cách biển một khoảng cách khá xa

B. địa hình cao

C. rừng chiếm diện tích lớn

D. có nhiều cao nguyên rộng

Câu 23:

Trong những năm gần đây, khu vực nổi lên là nơi có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản nhất là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải miền Trung

D. Đông Nam Bộ

Câu 24:

Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do

A. nhập cư

B. tỉ suất sinh cao

C. tỉ suất gia tăng tự nhiên

D. tuổi thọ trung bình tăng cao

Câu 25:

So với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có phần hạn chế trong việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp vì sao ?

A. Sự kém màu mỡ của đất đai và hạn chế nguồn nước

B. Địa hình cao hơn

C. Đất đai kém màu mỡ hơn

D. Trình độ dân trí thấp hơn

Câu 26:

Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của

A. Hà Lan

B. Đan Mạch

C. Pháp

D. Tây Ban Nha

Câu 27:

BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Đơn vị: kg/người)

Năm

1990

1995

2000

2005

Cả nước

363

432

435

471

ĐBSCL

831

1009

974

1005

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Bình quân lương thực đầu người của ĐBSCL thấp hơn bình quân lương thực của cả nước.

B. Bình quân lương thực của cả nước trong những năm gần đây giảm mạnh

C. Bình quân lương thực của ĐBSCL cao nhất cả nước, gấp 2,1 lần cả nước năm 2005

D. Bình quân lương thực của ĐBSCL tăng đều trong những năm gần đây

Câu 28:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC MỘT SỐ VÙNG TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

Vùng

1995

2000

2005

2010

2015

Cả nước

24.963,7

32.529,5

35.832,9

40.005,6

45.215,6

Đồng bằng sông Hồng

5.207,1

6.762,6

6.398,4

6.805,4

6.734,5

Trung du và miền núi phía bắc

1.669,8

2.292,6

2.864,6

3.087,8

3.334,4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

3.890,2

4.972,8

5.342,5

6.152,0

6.860,5

Tây Nguyên

429,5

586,8

717,3

1.042,1

1.213,3

Đông Nam Bộ

935,4

1.212,0

1.211,6

1.322,7

1.373,2

Đồng bằng sông Cửu Long

12.831,7

16.702,7

19.298,5

21.595,6

25.699,7

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên, nhận định nào dưới đây là sai ?

A. Sản lượng lương thực của cả nước tăng đều qua các năm

B. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có sản lượng lương thực cao nhất cả nước năm 2015

C. Sản lượng lương thực thấp nhất là khu vực Tây Nguyên

DĐồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực giảm từ năm 1995 đến năm 2015

Câu 29:

Cho biểu đồ sau:

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)

SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NGHÌN TẤN)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì của đối tượng ?

A. Thể hiện quy mô

B. Thể hiện cơ cấu

C. Thể hiện sự thay đổi

D. Thể hiện sự chuyển dịch cơ 3 sản lượng lúa

Câu 30:

Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn nào ?

A. 1950 - 1954

B. 1955 - 1959

C. 1960 - 1964

D. 1965 - 1973

Câu 31:

Nhận xét nào là đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc ?

A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc

B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng

C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc

D. Chủ yếu là núi và cao nguyên

Câu 32:

Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 33:

Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện của nước ta là:

A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thủy điện thấp

B. miền núi và Trung du cơ sở hạ tầng còn yếu

C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều

D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ

Câu 34:

Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm

A. muối

B. nước mắm

C. chè

D. đồ hộp

Câu 35:

Nguyên nhân chính gây ra lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do

A. Địa hình núi cao, cắt xẻ mạnh

B. mạng lưới sông hình cánh quạt

C. lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh

D. mùa mưa phân hóa theo mùa

Câu 36:

Trung du miền núi phía bắc có nguồn thủy năng rất lớn là do

A. địa hình núi cao, phân tầng

B. địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước lớn

C. nhiều sông ngòi, lượng mưa lớn

D. địa hình dốc, sông phân mùa

Câu 37:

Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của Đồng bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III

B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III

Câu 38:

Nhận định nào sau đây là chưa hợp lí trước khi xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ?

A. Không thể đầu tư phát triển kinh tế đồng đều cho tất cả các vùng lãnh thổ

B. Ưu tiên đầu tư vào những vùng có tiềm lực kinh tế, từ đó tạo ra sự phát triển lan tỏa sang các vùng khác

C.Vẫn còn tồn tại những vùng trong tình trạng chậm phát triển hoặc trì trệ

D. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức độ cao, yêu cầu phải có trọng điểm đầu tư phát triển

Câu 39:

Đất badan chiếm tỉ lệ diện tích bao nhiêu trong vùng Đông Nam Bộ ?

A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

CN khai thác

CN chế biến

CN sx – pp điện, khí đốt, nước

Tổng

1996

20688

119438

9306

149432

1999

36219

195579

14030

245828

2000

53035

264459

18606

336100

2004

103815

657115

48028

808958

2005

110949

824718

55382

991049

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)


Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện được sự dịch chuyển cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên ?

A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ đường

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ miền