Đề thi thử THPTQG 2019 môn Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 1,38 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại là Fe và Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 29,35%.

B. 39,13%.

C. 23,48%

D. 35,22%

Câu 2:

Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OHH2SO4 làm xúc tác, (hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là

A. 6,0 gam

B. 5,2 gam

C. 4,4 gam

D. 8,8 gam

Câu 3:

A là hỗn hợp gồm FeO; Fe2O3;Fe3O4 đều có số mol bằng nhau. Chia A làm 2 phần bằng nhau:

- Hòa tan phần 1 bằng V lít dung dịch HCl 2M (vừa đủ).

- Dẫn một luồng CO dư qua phần 2 nung nóng được 33,6 gam sắt.

Giá trị của V là

A. 0,8

B. 1,2

C. 0,75

D. 0,45

Câu 4:

Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một lá Cu vào, quan sát bằng mắt thường không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch trong cốc dần chuyển sang màu xanh. Lá Cu có thể bị đứt ở chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Nguyên nhân của hiện tượng này là

A. xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

B. Cu tác dụng với HCl có mặt của O2 trong không khí

C. Cu bị thụ động trong môi trường axit

D. Cu tác dụng chậm với axit HCl

Câu 5:

Anilin có công thức là

Câu 6:

Cho a mol chất béo X tham gia phản ứng cộng tối đa với 5a mol Br2. Đốt cháy a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là

A. V = 22,4(b + 5a)

B. V = 22,4(4a – b)

C. V = 22,4(b + 6a)

D. V = 22,4(b + 7a)

Câu 7:

Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 72 gam dung dịch glucozơ 10%. Biết hiệu suất phản ứng trên đạt 95%. Khối lượng của bạc bám trên gương là

A. 8,64 gam

B. 8,208 gam

C. 9,72 gam

D. 9,234 gam

Câu 8:

Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch NH42SO41M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là

A. 7,62 lít

B. 33,60 lít

C. 6,72 lít

D. 3,36 lít

Câu 9:

Hiện tượng khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

A. dung dịch bị vẩn đục

B. dung dịch bị vẩn đục sau đó lại trong suốt

C. xuất hiện kết tủa keo

D. không có hiện tượng gì

Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam

B. 3,12 gam

C. 1,19 gam

D. 1,74 gam

Câu 11:

Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức của hai amin trên là

A. C2H7N C3H9N

B. C4H11N và C3H9N

C. C2H7N và CH5N

D. C2H5N và CH5N

Câu 12:

Cho m gam Na tác dụng với nước dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 6,90

B. 3,45

C. 9,20

D. 4,60

Câu 13:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại như sau:

Trong thí nghiệm trên, oxit X có thể là

A. MgO

B. Fe2O3

C. Al2O3

D. Na2O

Câu 14:

Cho các phát biểu sau về polime:

(a) Tơ Lapsan được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hai chất là hexametylenđiamin và axit ađipic.

(b) Tơ nitron, tơ visco và tơ nilon-7 đều là tơ tổng hợp.

(c) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch polime phân nhánh.

(d) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng của buta-1,3-đien với lưu huỳnh.

(e) Thủy tinh hữu cơ Plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.

(g) Amilopectin có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.

Số phát biểu không đúng là

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 15:

Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,016 mol Ba(OH)2. Hỏi giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi số mol CO2 biến thiên từ 0,004 mol đến 0,0192 mol?

A. 0,788 gam đến 3,152 gam

B. 0,788 gam đến 3,940 gam

C. 0 gam đến 3,152 gam

D. 0 gam đến 0,788 gam

Câu 16:

Cho các phản ứng sau.

1) FeS + HCl ........ + A

2) KClO3 MnO2, to.......+B

3) MnO2 + HCl .......+ C

4) Ca(HCO3)2 to ........ +D

5) FeS2 + O2 to....... + E

6) Zn + H2SO4 loãngto...... + F

Số khí tác dụng với dd NaOH là

 

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 17:

Teflon là vật liệu polime siêu bền, chịu nhiệt, chịu axit và kiềm, được dùng để tráng lên bề mặt chảo chống dính, bộ phận chịu mài mòn… nên được mệnh danh là “vua của chất dẻo”. Công thức của teflon là

Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOCH3

B. CH3COOCH3

C. CH3COOCH2CH3

D. HCOOCH2CH3

Câu 19:

Cho sơ đồ phản ứng sau: NaHCO3 + X  Na2CO3 + H2O. Chất X là

A. K2CO3

B. KOH

C. NaOH

D. HCl

Câu 20:

Cho 8,4 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,5M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,6

B. 3,2

C. 6,4

D. 5,24

Câu 21:

Khi cho Al4C3 tác dụng với nước tạo ra sản phẩm nào sau đây

A. CH4 và Al(OH)3

B. C2H6 và Al(OH)3

C. C2H2 và Al(OH)3

D. C2H4 và Al(OH)3

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X (đktc) qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). Công thức phân tử của anken là

A. C2H4

B. C5H10

C. C3H6

D. C4H8

Câu 23:

Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức cấu tạo của A là

Câu 24:

Sản phẩm chính thu được khi cho 3-clobut-1-en tác dụng với HBr có tên thay thế là

A. 2-brom-3-clobutan

B. 2-brom-2-clobutan

C. 1-brom-3-clobutan

D. 2-clo-3-brombutan

Câu 25:

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất trong tất cả các kim loại lần lượt là

A. Fe và Li

B. W và K

C. W và Hg

D. Cr và K

Câu 26:

Cho các nhận định sau:

(a) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh.

(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được glucozơ và saccarozơ.

(c) Gly-Ala có phản ứng màu biure với CuOH2

(d) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.

(e) Anilin tác dụng với dung dịch brom thu được kết tủa màu vàng.

(g) Oligopeptit cấu tạo nên protein.

Số nhận định sai

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 27:

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ancol etylic, glixerol, anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn

A. Kim loại Na

B. Quỳ tím

C. Cu(OH)2/OH-

D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 28:

Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Số phương trình phản ứng oxi hóa – khử là

A. 7

B. 6

C. 9

D. 8

Câu 29:

Cho phenol vào dung dịch Br2 dư thì hiện tượng xảy ra là

A. không hiện tượng

B. có kết tủa vàng

C. có kết tủa trắng

D. có khí thoát ra

Câu 30:

Cho các chất sau: (X) glucozơ, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) glixerol, (R) xenlulozơ. Các chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. Y, Z, R

B. X, Z, R

C. X, Y, Z

D. Z, T, R

Câu 31:

Tách nước hoàn toàn từ 25,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X và Y (MX<MY), sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn B cần vừa đủ 1,8 mol O2. Mặt khác, nếu tách nước không hoàn toàn 25,8 gam A (ở 140oC, xúc tác H2SO4 đặc), sau phản ứng thu được 11,76 gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất ete hóa của Y là 50%. Hiệu suất ete hóa của X là

A. 75%

B. 60%

C. 40%

D. 45%

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO:mN= 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,H2O,N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam

B. 15 gam

C. 13 gam

D. 10 gam

Câu 33:

Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, thu được 13,44 lít khí CO2 (ở đktc) và 6,48 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol hỗn hợp M tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì số mol AgNO3 tham gia phản ứng là

A. 0,12

B. 0,1

C. 0,14

D. 0,2

Câu 34:

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 29,1

B. 22,7

C. 34,1

D. 27,5

Câu 35:

Một dung dịch X có chứa các ion sau: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là

A. 46,60 gam

B. 52,84 gam

C. 67,59 gam

D. 51,28 gam

Câu 36:

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 40,5

B. 43,0

C. 37,0

D. 13,5

Câu 37:

Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2,CO2và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 24,92

B. 19,88

C. 24,20

D. 21,32