Đề thi thử THPTQG 2019 môn Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (P12)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phát biểu nào sau đây sai
A. Kim loại Na, K đều khử được H2O ở điều kiện thường
B. Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chìm trong dầu hỏa
C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe
D. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là
A. Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + H2O
B. KHCO3 + KOH K2CO3 + H2O
C. Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + H2O
D. Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
Dung dịch nào sau đây không phản ứng với Al
A. CuSO4
B. HCl
C. NaOH
D. HNO3 đặc, nguội
Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức; một axit cacboxylic đơn chức và một axit cacboxylic hai chức (đều no, mạch hở). Đun nóng 15,34 gam X (có H2SO4 đặc, xúc tác), sau một thời gian thu được 2,34 gam H2O và hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 18,92 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Nếu cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là 11,20 gam và thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,82
B. 17,50
C. 22,94
D. 12,98
Phương pháp điều chế kim loại Mg là
A. điện phân nóng chảy MgCl2
B. cho Na tác dụng với dung dịch MgCl2
C. khử MgO bằng CO
D. điện phân dung dịch MgCl2
Kim loại Fe không phản ứng với
A. dung dịch AgNO3
B. Cl2
C. Al2O3
D. dung dịch HCl đặc nguội
Tên gọi của chất béo có công thức (CH3[CH2]16COO)3C3H5 là
A. trilinolein
B. tripanmitin
C. tristearin
D. triolein
Trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu C là
A. Lys
B. Val
C. Ala
D. Gly
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. Tơ nilon-6,6
B. Tơ olon
C. Tơ lapsan
D. Tơ visco
Chất nào sau đây tan được trong nước
A. Cr2O3
B. CrO3
C. Cr(OH)3
D. Cr
Dung dịch nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời
A. Ca(OH)2
B. HCl
C. Na2CO3
D. Na3PO4
Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại
A. Tính dẻo
B. Tính cứng
C. Ánh kim
D. Tính dẫn điện
Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Saccarozơ là một đoạn mạch của tinh bột
B. Glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
C. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được sản phẩm có phản ứng với AgNO3/NH3 dư
D. Đốt cháy hoàn toàn tinh bột thu được số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 0,40
B. 0,25
C. 0,20
D. 0,45
Cho các polime sau: cao su buna, tơ xenlulozơ axetat, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), amilopectin, poli(etylen terephtalat). Số polime tổng hợp là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hỗn hợp X gồm đimetylamin, etylamin và anilin tác dụng tối đa với 0,2 mol HCl. Nếu đốt cháy hoàn toàn cùng lượng X thì tổng khối lượng H2O và N2 thu được là
A. 9,1 gam
B. 11,9 gam
C. 15,4 gam
D. 7,7 gam
Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat X, cần vừa đủ 5,6 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được hấp thụ hoàn toàn vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 49,25
B. 9,85
C. 29,55
D. 19,70
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ Y và Z. Bằng một phản ứng trực tiếp có thể chuyển hóa Y thành Z. Chất nào sau đây không thỏa mãn tính chất của X
A. Etyl axetat
B. Vinyl axetat
C. Metyl axetat
D. Metyl propionat
Hai chất nào sau đây đều có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH loãng
A. C6H5NH3Cl và H2NCH2COOC2H5
B. CH3NH2 và H2NCH2COOH
C. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa
D. CH3NH3Cl và C6H5NH2
Cho 2,24 gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,40
B. 4,32
C. 8,64
D. 10,80
Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa
A. Đốt Fe trong bình chứa Cl2
B. Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3
C. Gang thép để trong không khí ẩm
D. Cho thanh Fe vào dung dịch HNO3
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Kết thúc thí nghiệm, nhận thấy quỳ tím hoá xanh và trong bình chứa dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Các chất Y và Z lần lượt là
A. CO2 và NaAlO2
B. CO2 và Ca(AlO2)2
C. NH3 và AlCl3
D. NH3 và NaAlO2
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen
A. CO2
B. SO2
C. O2
D. H2S
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Fe(OH)3 và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính
B. Sắt (II) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ
C. Crom (VI) oxit là một oxit bazơ và có tính oxi hóa mạnh
D. Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám và có tính nhiễm từ
Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V1 > V2 > V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
A. (NH4)2CO3, NaHSO4
B. NH4HCO3, NaHSO4
C. (NH4)2CO3, NaHCO3
D. NH4HCO3, NaHCO3
Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,35M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,720 và 15,76
B. 4,928 và 48,93
C. 6,720 và 64,69
D. 4,928 và 104,09
Cho các phát biểu sau:
(a) Vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư.
(b) Phenol và alanin đều tạo kết tủa với nước brom.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
(d) 1,0 mol Val-Val-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3,0 mol HCl.
(e) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(g) Thủy phân đến cùng amilopectin thu được hai loại monosaccarit.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).
Tỷ lệ x : a có giá trị là
A. 4,4
B. 4,8
C. 3,6
D. 3,8
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm chất béo X (x mol) và chất béo Y (y mol) (MX > MY) thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,15. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng tối đa với 0,07 mol Br2 trong dung dịch. Biết thủy phân hoàn toàn X hoặc Y đều thu được muối của axit oleic và axit stearic. Tỷ lệ x : y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,4
B. 0,3
C. 0,5
D. 0,2
Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) X + NaOH Y + Z.
(b) Y + HClT + NaCl.
(c) Y + NaOH CH4 + Na2CO3.
(d) Z + A (là hợp chất của cacbon)T.
Kết luận nào sau đây sai?
A. X và T đều có một liên kết trong phân tử
B. Z và T đều có cùng số H trong phân tử
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y thu được 1,5 mol CO2
D. Nhiệt độ sôi của Z cao hơn T
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70oC.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dẫn điện của Al tốt hơn Cu.
(b) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(d) Các kim loại kiềm thổ đều khử nước ở nhiệt độ thường.
(e) Trong tự nhiên, kim loại kiềm và kiềm thổ chỉ tồn tại dạng hợp chất.
(g) Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng hỗn hợp etyl axetat với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho dung dịch glucozơ vào Cu(OH)2.
(c) Nhỏ dung dịch phenol vào nước.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin, đun nóng nhẹ.
(e) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.
(g) Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch đồng nhất là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hai hidrocacbon mạch hở X và Y (24 < MX < MY < 56) đều tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 theo tỉ lệ mol 1: 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y thu được 13,2 gam CO2. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch Br2 dư, thì số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là
A. 0,225 mol
B. 0,300 mol
C. 0,450 mol
D. 0,150 mol
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4.
(b) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.
(e) Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH.
(g) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có hiện tượng chuyển màu là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Mg, Mg(NO3)2, Fe, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,75 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 67,58) gam hỗn hợp muối và 5,824 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm H2 và NO có tổng khối lượng là 3,04 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (không có không khí) thu được 223,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 27%
B. 45%
C. 38%
D. 33%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với các điện cực trở) đến khi ở anot thoát ra 0,2 mol hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 30,625 thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa 2 muối có nồng độ mol bằng nhau. Giả sử hiệu suất điện phân là 100% khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị của m là
A. 48,25
B. 64,25
C. 62,25
D. 56,25
Hỗn hợp Q gồm 3 peptit X, Y và Z đều mạch hở và được tạo bởi alanin và glyxin; X và Y là đồng phân; MY < MZ; trong Q có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 52 : 35. Đun nóng hết 0,3 mol Q trong dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120 gam chất rắn khan T. Đốt cháy hết T, thu được 71,76 gam K2CO3. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 3 peptit bằng 17. Phần trăm khối lượng của Z trong Q gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 16,25%
B. 33,71%
C. 15,45%
D. 16,35%
Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước thu được 4 lít dung dịch Y có pH = 13 và 0,05 mol khí H2. Cho 4 lít dung dịch Y tác dụng với 100ml dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 35
B. 42
C. 30
D. 25
Hỗn hợp T gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ, Y hơn X một nguyên tử C, Y chiếm 20% số mol trong T). Hóa hơi 14,28 gam T thu được thể tích đúng bằng thể tích của 6,4 gam O2 trong cùng điều kiện. Mặt khác, cho 14,28 gam T tác dụng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Q chứa bốn muối. Cô cạn Q thu được hỗn hợp muối khan R. Phần trăm khối lượng muối của cacboxylic có phân tử khối lớn nhất trong R là
A. 16,79%
B. 10,85%
C. 19,34%
D. 11,79%