ĐỀ THI THỬ THPTQG 2019 MÔN LỊCH SỬ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (ĐỀ 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mưu đồ bao quát của Mĩ là:
A. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
C. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Làm bá chủ toàn thế giới.
Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?
A. Ảnh hưởng của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạnh dân chủ nhân dân các nước Đông Âu.
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. Tất cả đều đúng.
Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12 – 13 – 1947 được xem là sự khởi đầu cho:
A. Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng “Chiến tranh lạnh”.
D. Chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản khách của thế giới?
A. Vì bản chất phí nghĩa của nó.
B. Vì bản chất chống cộng của nó
C. Vì bản chất bành trướng của nó.
D. Vì bản chất đe dọa nền hòa bình của nó đối với nhân loại.
Tháng 6 – 1947 diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
B. Mĩ thành lập khối CENTO.
C. Mĩ thành lập khối SEATO.
D. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mác-san”.
Nước nào dưới đây không có trong 11 nước gia nhập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu?
A. Đan mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha.
B. Anh, Pháp, Hà Lan.
C. Đức, Tây Ban Nha, Hi Lạp.
D. I-ta-li-a, Bỉ, Lúc-xăm-bua.
Sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi:
A. Học thuyết Tơ-ru-man của Mĩ.
B. “Kế hoạch Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO.
C. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
D. Sự thành lập khối quân sự NATO.
Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?
A. Thành lập vào tháng 5 – 1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Thành lập vào tháng 7 – 1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.
C. Thành lập vào tháng 5 – 1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu.
D. Thành lập vào tháng 5 – 1950, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc “Chiến tranh lạnh” bao trùm cả thế giới?
A. Mĩ thông qua “Kế hoạch Mác-san.
B. “Kế hoạc Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO.
C. Sự ra đời của khối sự NATO và “Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (tháng 10 – 1949), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có những điều kiện thuận lợn gì?
A. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc.
B. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc và các nước châu Á.
D. Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân đội nước nào chiếm đóng ở Triều Tiên?
A. Liên Xô ở miền Bắc Triều Tiên, Mĩ ở Nam Triều Tiên.
B. Mĩ ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
C. Anh, Mĩ ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Bắc Triều Tiên, Mĩ và các nước Tây Âu ở Nam Triều Tiên.
Cuối năm 1948 diễn ra sự kiện gì ở Nam và Bắc Triều Tiên?
A. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập.
B. Nước Đại Hàn dân quốc được thành lập ở phía nam.
C. Quân đội Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 mở cuộc tấn công xuống phía nam.
D. Câu A và B đúng.
Tháng 10 – 1950, Quân chí nguyện Trung Quốc tiến vào Triều Tiên để làm gì?
A. Xâm lược Triều Tiên.
B. Kháng Mĩ, viện Triều Tiên.
C. Cùng với Mĩ xâm lược Triều Tiên.
D. Tranh chấp vùng đất Triều Tiên với Mĩ.
Ngày 17 – 7 – 1953, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa các thế lực nào để giải quyết vấn đề về Triều Tiên và Hàn Quốc?
A. Giữa Trung Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc.
B. Giữa nam Triều Tiên với Bắc Triều Tiên.
C. Giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Đại Hàn dân quốc.
D. Giữa Liên Xô với Mĩ để phân chia khu vực ảnh hưởng ở Nam – Bắc Triều Tiên.
Trước sự đe dọa của Mĩ đối với Cu-ba, mùa hè năm 1962, chính phủ Liên Xô và Cu-ba đã thảo thuận điều gì?
A. Liên Xô đưa quân đội sang Cu-ba, giúp nhân dân Cu-ba chống Mĩ.
B. Liên Xô và Cu-ba thỏa thuận hợp tác chống Mĩ đến cùng.
C. Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung trên lãnh thổ Cu-ba.
D. Tất cả các thỏa thuận trên.
Lấy cớ gì mà ngày 22 – 10 -1962 Tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi lên án những hoạt động quân sự của Liên Xô tại Cu-ba?
A. Lấy cơ Liên Xô xâm lược Cu-ba.
B. Lấy cơ an ninh nước Mĩ bị đe dọa.
C. Lấy cớ châu Mĩ là của người Mĩ.
D. Lấy cớ Cu-ba là sân sau êm đềm của Mĩ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Mĩ đã nhanh chóng hất cẳng Pháp dựng nên chính quyền tay sai ở miền Nam. Đó là chính quyền nào?
A. Chính quyền Bảo Đại.
B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
C. Chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Chính phủ Trần Trọng Kim.
Âm mưu của Mĩ trong việc xâm chiếm miền Nam Việt Nam là:
A. Chia cắt lâu dài Việt Nam.
B. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
C. Biến miền Nam Việt Nam thành trung tâm của chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. Câu A và B đúng.
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí vào thời gian nào?
A. Ngày 9 – 11 – 1972.
B. Ngày 27 – 1 1973.
C. Ngày 20 – 1 – 1973.
D. Ngày 28 – 2 -1972.
Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ kí vào thời gian nào? Gọi tắt là gì?
A. Vào ngày 26 – 5 – 1972, gọi tắt là SALT-1.
B. Vào ngày 25 – 6 – 1974, gọi tắt là SALT-2.
C. Vào ngày 15 – 5 – 1972, gọi tắt là ABM
D. Vào ngày 26 – 3 – 1973, gọi tắt là ABM1.
Đầu tháng 8 – 1975, 35 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Hen-xin-ki?
A. Cùng với Mĩ và Liên Xô.
B. Cùng với Mĩ và Pháp.
C. Cùng với Mĩ và Anh.
D. Cùng với Mĩ và Ca-na-da.
Đầu tháng 12 – 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thóng Mĩ Bu-sơ ở đâu?
A. Ở Luân Đôn (Anh).
B. Ở I-an-tan (Liên Xô).
C. Ở Man-ta (Địa Trung Hải).
D. Ở Oa-sinh-tơn (Mĩ).
Trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ Bu-sơ, hai ông đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Vấn đề chấm dứt việc chạy đua vũ trang.
B. Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
C. Vấn đề chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
D. Vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.
Những năm 1989 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu cắt đứt quan hệ với nhau.
B. Liên xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu bước vào thời kì ổn định.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết bị tan rã.
Ngày 28 – 6 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với các nước xã hội chủ nghĩa?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Hội đồng Tương trọ kinh tế tuyên bố giải thể.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố chấm dứt hoạt động.
D. Liên Xô tuyên bố cắt đứt quan hệ với các nước Đông Âu.
Năm 1991 diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
A. Mĩ và Liên Xô chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
B. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn.
C. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.
D. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.