ĐỀ THI THỬ THPTQG 2019 MÔN LỊCH SỬ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (ĐỀ 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?
A. 1949 - 1953
B. 1953 - 1957
C. 1957 - 1961
D. 1961 - 1965
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?
A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc.
B. Sự giúp đỡ của các nước chủ nghĩa xã hội.
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
D. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác.
Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1959 đã gây nên tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?
A. Xây dựng “Công xã nhân dân”.
B. Thực hiện đường lối “Đại nhảy vọt”.
C. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.
D. Tất cả đều đúng.
Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” do ai đề xướng?
A. Mao Trạch Đông.
B. Lưu Thiếu Kì.
C. Lâm Bưu.
D. Chu Ân Lai.
Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” Trung Quốc đạt được những thành tựu gì?
A. Nền kinh tế Trung Quốc có một bước phát triển nhảy vọt.
B. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.
C. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn.
D. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng.
Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?
A. 1966 - 1969
B. 1966 - 1971
C. 1967 - 1969
D. 1967 - 1970
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?
A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.
C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. Thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.
Trước Chiến tranh thế giói thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?
A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.
B. Thuộc địa của Pháp, Nhật.
C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
D. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.
Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đế quốc Hà Lan.
B. Đế quốc Pháp.
C. Đế quốc Mĩ.
D. Đế quốc Anh.
Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (tháng 9 - 1975)?
A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO.
C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
D. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
C. Sự ra đời của khối ASEAN.
D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Từ năm 1979 đếm cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?
A. Quan hệ hợp tác song phương.
B. Quan hệ đối thoại.
C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.
Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào,Việt Nam.
B. Cam-pu-chia, Lào.
C. Lào, Mi-an-ma.
D. Mi-an-ma,Việt Nam.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN di chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực mào?
A. Bắc Phi
B. Nam Phi
C. Đông Phi
D. Tây Phi
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
A. Năm 1960: “Năm châu Phi”.
B. Năm 1962: An-giê-ri được công nhận độc lập.
C. Năm 1994: Nen-Xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
D. Tháng 11 - 1975: Nước Cộng hòa Nhân dân Angôla ra đời.
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa A-pác-thai.
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xon Man-đê-la?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
A. Thực dân Anh
B. Đế quốc Mĩ
C. Thực dân Pháp
D. Đế quốc Nhật
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Sự nổi dậy của người dân.
Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A. Cuộc đổ bộ của tàu “Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26 - 7 - 1953).
C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh Thủ đô La-ha-ba-na (1 - 1 - 1959).
Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh” là:
A. Ac-hen-ti-na
B. Bra-xin
C. Cu-ba
D. Mê-hi-cô