ĐỀ THI THỬ THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC MÔN VẬT LÝ (Đề số 29)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng âm truyền được trong chân không.

Câu 2:

Phản ứng nhiệt hạch là

A. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

B. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

C. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

D. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

Câu 3:

Sóng cơ truyền theo trục Ox với phương trình u=acos4πt0,02πxcm (trong đó x tính bằng centimet và t tính bằng giây). Tốc độ truyn của sóng này là

A. 200 cm/s.

B. 50 cm/s.

C. 100 cm/s.

D. 150 cm/s.

Câu 4:

Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 30 dB và 50 dB. Cường độ âm tại M nhỏ hơn cường độ âm tại N

A. 100 lần.

B. 1000 lần.

C. 20 lần.

D. 10000 lần.

Câu 5:

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì

A. năng lượng liên kết lớn.

B. càng dễ phá vỡ.

C. năng lượng liên kết nhỏ.

D. càng bền vững.

Câu 6:

Lăng kính làm bằng thủy tinh, các tia sáng đơn sắc màu lục, tím và đỏ có chiết suất lần lượt là n1n2 và n3. Trường hợp nào sau đây là đúng?

A. n1<n2<n3

B. n1>n2>n3

C. n2>n3>n1

D. n2>n1>n3

Câu 7:

Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiếu thì thấu kính

A. chỉ là thấu kính hội tụ.

B. không tồn tại.

C. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.

D. chỉ là thấu kính phân kì.

Câu 8:

Hệ thức nào dưới đây không thể đúng đối với một đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp?

A. U=UR+UL+UC

 

B. u=uR+uL+uC

C. U=UR+UL+UC

D. U2=UR2+ULUC2

Câu 9:

Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 20 V thì tụ tích được một điện lượng 40.10-6 C. Điện dung của tụ là

A. 2 nF.

B. 2 mF.

C. 2 F.

D. 2 μF.

Câu 10:

Một vật dao động điều hòa, tại li độ x1 và x2 vật có tốc độ lần lượt là v1 v2. Biên độ dao động của vật bằng:

A. v12x22+v22x12v12v22

B. v12x12+v22x22v12v22

C. v12x22v22x12v12v22

D. v12x22v22x12v12+v22

Câu 11:

Mạch dao động điện từ có C = 4500 pF, L = 5 μH. Điện áp cực đại ở hai đầu tụ điện là 2 V. Cường độ dòng điện cực đại chạy trong mạch là

A. 6.10-4A

B. 0,06

C. 0,03

D. 3.10-4A

Câu 12:

Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220 V. Bỏ qua hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A. 11 V.

B. 440 V.

C. 110 V.

D. 44 V.

Câu 13:

Trong phản ứng hạt nhân 49Be+αX+n. Hạt nhân X là

A. 816O

B. 512B

C. 612C

D. 01e

Câu 14:

Một tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại đặt song song với nhau và cách nhau d. Ban đầu, điện môi giữa hai bản tụ là không khí. Nếu thay không khí bằng điện môi có hằng số điện môi là ε=2 thì điện dung của tụ điện

A. tăng 2 lần

B. giảm 2 ln

C. không đổi

D. giảm 2 lần.

Câu 15:

Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=1πH có biểu thức i=22cos100πtπ6A, t tính bằng giây. Biểu thức điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch này là

A. u=200cos100πt2π3V

 

B. u=2002cos100πt+π2V

 

C. u=2002cos100πtπ2V

D. u=2002cos100πt+π3V

Câu 16:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,5 mm.

B. 0,6 mm.

C. 0,9 mm.

D. 0,2 mm.

Câu 17:

Quang phổ liên tục

A. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

C. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

D. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

Câu 18:

Giới hạn quang điện của kẽm là 0,36 μm, công thoát electron của kẽm lớn hơn natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của natri là:

A. 2,57 μm

B. 5,04 μm

C. 0,257 μm

D. 0,504 μm

Câu 19:

Nguyên tử hidro ở trạng thái dừng mà có thể phát ra được 3 bức xạ. Ở trạng thái này electron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng

A. O.

B. N.

C. M.

D. P.

Câu 20:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400 g, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điểu hòa theo phương ngang. Lấy π2=10. Dao động của con lắc có chu kỳ là

A. 0,6 s.

B. 0,4 s.

C. 0,2 s.

D. 0,8 s.

Câu 21:

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. hệ số lực cản tác dụng lên vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Câu 22:

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1=Acosωt x2=Asinωt. Biên độ dao động của vật là

A. 2A

B. 2A

C. 1A

D. 3A

Câu 23:

Trong mạch điện xoay chiều, cường độ dòng điện luôn luôn nhanh pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi

A. đoạn mạch chỉ có L thuần cảm

B. đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp

C. đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp

D. đoạn mạch chỉ có R

Câu 24:

Sóng điện từ

A. là sóng dọc.

B. không truyền được trong chân không.

C. là sóng ngang.

D. không mang năng lượng.

Câu 25:

Trong quang phổ vạch của Hidro (quang phổ của Hidro), bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của electron (electron) từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 μm, vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển M L là 0,6563 μm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển M K bằng

A. 0,1027 μm.

B. 0,5346 μm.

C. 0,7780 μm.

D. 0,3890 μm.

Câu 26:

Con lắc lò xo có độ cứng 200 N/m. Vật M có khối lượng 1 kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5 cm. Khi M xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500 g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với vận tốc 6 m/s tới dính chặt vào M. Lấy g = 10 m/s2. Sau va chạm hai vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hai vật sau va chạm là

A. 103cm

B. 513cm

C. 21 cm

D. 20 cm

Câu 27:

Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là x1=A1cosωtcm x2=A2sinωtcm. Biết 64x12+36x22=482cm2. Tại thời điểm t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x1=3cm với vận tốc v1=18cm/s. Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng

A. 8 cm/s.

B. 24 cm/s.

C. 243cm/s

D. 83cm/s

Câu 28:

Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước sóng 30 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung

A. C=4C0

B. C=3C0

C. C=2C0

D. C=9C0

Câu 29:

Hình dưới đây phác họa cấu tạo của một chiếc đàn bầu, một nhạc cụ đặc sắc của dân tộc ta và là độc nhất trên thế giới. Ngày xưa, bộ phận số (2) được làm bằng vỏ của quả bầu khô và vì thế nhạc cụ mới được gọi là đàn bầu. Một trong những vai trò chính của bộ phận (2) này là

A. dùng để gắn tay cầm (3).

B. tăng độ cao của âm thanh phát ra.

C. dùng để buộc dây đàn (1).

D. tạo ra âm sắc đặc trưng cho đàn.

Câu 30:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân i = 2 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n=43 thì khoảng vân đo được trong nước là

A. 1,5 mm.

B. 2,5 mm.

C. 1,25 mm.

D. 2 mm.

Câu 31:

Cho mạch điện gồm ba phần tử: cuộn thuần cảm, điện trở thuần R, tụ điện C mắc nối tiếp nhau. M và N là các điểm giữa ứng với cuộn dây và điện trở, điện trở và tụ. Điện áp hai đầu đoạn mạch AB có tần số 50 Hz. Điện trở và độ tự cảm không đổi nhưng tụ có điện dung biến thiên. Người ta thấy khi C = Cx thì điện áp hiệu dụng hai đầu M, B đạt cực đại bằng hai lần hiệu điện thế hiệu dụng U của nguồn. Tỉ số giữa cảm kháng và dung kháng khi đó là:

A. 43

B. 2

C. 34

D. 12

Câu 32:

Một sóng dừng trên dây có dạng u=2sin2πxλcos2πtπ2mm. Trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử P trên dây, x tính bằng cm là khoảng cách từ nút O của dây đến điểm P. Điểm trên dây dao động với biên độ bằng 2 mm  cách bụng sóng gần nhất đoạn 2 cm. Vận tốc dao động của điểm trên dây cách nút 4 cm ở thời điểm t = 1 s là

A. 4πmm/s

B. 4πmm/s

C. 0,5πmm/s

D. π2mm/s

Câu 33:

Một con lắc đơn có dây treo dài l=0,4m, m=200g, lấy g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát, kéo dây treo để con lắc lệch góc α=60° so với phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Lúc lực căng dây là 4 N thì vận tốc của vật có độ lớn là

A. 2 m/s.

B. 22 m/s.

C. 5 m/s.

D. 2 m/s.

Câu 34:

Đồng vị phóng xạ 84210Po phân rã α, biến đổi thành đồng vị bền 82206Pb với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu 84210Po tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt α và số hạt nhân 82206Pb (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân 84210Po còn lại. Giá trị của t bằng

A. 414 ngày.

B. 138 ngày.

C. 276 ngày.

D. 552 ngày.

Câu 35:

Đặt điện áp xoay chiều AB gồm đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch ổn định và có biểu thức u=2202cos100πtV. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch AM sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc π6. Đoạn mạch MB chỉ có một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng UAM+UMB có giá trị lớn nhất. Khi độ điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện có giá trị

A. 440 V.

B. 220 V.

C. 2202 V.

D. 2203 V.

Câu 36:

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 3A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là

A. 2R3

B. 2R3

C.  R3

D. R3

Câu 37:

Kim loại làm catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catôt hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm và λ2=0,5μm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catôt khác nhau 2 lần. Giá trị của λ0 

A. 0,515μm.

B. 0,585μm.

C. 0,545μm.

D. 0,595μm.

Câu 38:

Đặt điện áp u=1202cos100πt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, tụ điện C=14πmF. Và cuộn cảm L=1πH mắc nối tiếp. Khi thay đổi R ứng với R1 và R2 thì mạch tiêu thụ cùng một công suất P và độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch so với dòng điện trong mạch tương ứng là φ1 và φ2 với φ1=2φ2. Giá trị công suất P bằng

A. 120 W.

B. 240 W.

C. 603 W.

D. 1203 W.

Câu 39:

Do năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hidro thành Heli (α) trong lòng Mặt Trời nên Mặt Trời tỏa nhiệt, biết công suất bức xạ toàn phần của Mặt Trời là P=3,9.1026W. Biết rằng lượng Heli tạo ra trong một ngày là 5,33.1016 kg. Năng lượng tỏa ra khi một hạt Heli được tạo thành là:

A. 18,75 MeV.

B. 26,245 MeV.

C. 22,50 MeV.

D. 13,6 MeV.

Câu 40:

Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2=a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là:

A. vân tối thứ 9.

B. vân sáng bậc 9.

C. vân sáng bậc 7.

D. vân sáng bậc 8.