Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 17)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOC6H5.

B. CH3COO-CH3.

C. CH3-COOH.

D. HCOO-CH3

Câu 2:

Metyl amin là tên gọi của chất nào dưới đây?

A. CH3Cl.

B. CH3NH2.

C. CH3OH.

D. CH3CH2NH2.

Câu 3:

Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch anilin, thấy dung dịch vẩn đục.

B. Metylamin có lực bazo mạnh hơn etylamin

C. Để lâu trong không khí, anilin bị nhuốm màu hồng do bị oxi hóa

D. Độ tan trong H2O của các amin giảm dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.

Câu 4:

Polime nào dưới đây được đều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. tơ capron

B. nilon - 6,6

C. tơ enang

D. tơ lapsan

Câu 5:

Cho các dãy chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là:

A. etanol

B. etanal

C. etan

D. axit etanoic

Câu 6:

Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là

A. NaNO3.

B. BaCl2.

C. KOH

D. NH3.

Câu 7:

Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,7

B. 39,4

C. 17,1

D. 15,5

Câu 8:

Trong số các kim loại: vàng, bạc, đồng, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A. Đồng

B. Vàng

C. Bạc

D. Nhôm

Câu 9:

Khi nung nóng (ở nhiệt độ cao) than cốc với CaO, CuO, FeO, PbO thì phản ứng xảy ra với:

A. CuO và FeO

B. CuO, FeO, PbO

C. CaO và CuO

D. CaO, CuO, FeO và PbO

Câu 10:

Phản ứng nào sau đây là không đúng?

A. Fe3O4 + 4H2SO4 đặc, nóng → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

B. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 11:

Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0

B. 1,0

C. 1,2

D. 12,8

Câu 12:

Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2

A. 2,2,4-trimetylpentan

B. 2,2,4,4-tetrametylbutan

C. 2,4,4,4-tetrametylbutan

D. 2,4,4-trimetylpentan

Câu 13:

Hòa tan hết 14,58 gam hỗn hợp Zn và Mg vào 500 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 38,38

B. 39,38

C. 40,88

D. 41,88

Câu 14:

Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 32,4

B. 48,6

C. 54,0

D. 43,2

Câu 15:

Đốt cháy 4,216 gam hiđrocacbon A tạo ra 13,64 gam CO2. Mặt khác, khi cho 3,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành a gam kết tủa. CTPT của A và a là:

A. C2H2; 8,5g.

B. C3H4; 8,5g.

C. C5H8; 10,85g.

D. C5H8; 8,75g.

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D.Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 17:

Thực hiện phản ứng thủy phân 20,52 gam saccarozơ trong (H+) với hiệu suất 75%. Trung hòa hết lượng H+ có trong dung dịch sau thủy phân rồi cho AgNO3/NH3 dư vào thấy có m gam Ag xuất hiện. Giá trị của m là:

A. 24,84

B. 22,68

C. 19,44

D. 17,28

Câu 18:

Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

B. Dung dịch NaOH (đun nóng).

C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).

D. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

Câu 19:

Cho 4,2 gam este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76 gam muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là:A. CH3COOCH3.

A. CH3COOCH3.

B. HCOOCH3.

C. CH3COOC2H5.

D. HCOOC2H5.

Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 21:

Cho các phát biểu sau đây:

(a). Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(b). Chất béo là đieste của glixeron với axit béo.

(c). Phân tử amilopextin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(d). Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(e). Trong mật ong chứa nhiều fructozo.

(f). Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 6

C. 5

D. 3

Câu 22:

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 1,12

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(1). Giấy viết, vải sợi bông chứa nhiều xenlulozơ.

(2). Glucozơ là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước và có vị ngọt.

(3). Trong máu người có nồng độ glucozơ hầu như không đổi khoảng 0,1%.

(4). Thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng.

(5). Sobitol là một hợp chất tạp chức.

(6). Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực.

Tổng số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 24:

Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 34,88

B. 36,16

C. 46,40

D. 59,20

Câu 25:

Cho các phát biểu nào sau đây:

  A. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo

  B. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.

  C. Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

  D. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 26:

Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 27:

Cho hỗn hợp A gồm O2 và Cl2 tác dụng với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al vừa đủ thì thu được 37,05g chất rắn. Tỷ lệ phần trăm theo thể tích của Cl2 và O2 trong hỗn hợp A là

A. 45,56%; 54,44%

B. 55,56%; 44,44%

C. 44,44%; 55,56%

D. 54,44%; 45,56%.

Câu 28:

Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,2 mol Al và 0,15 mol Al2O3 trong dung dịch gồm KNO3 và a mol H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch T và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp M có khối lượng 0,76 gam gồm 2 khí (đều là đơn chất). Giá trị của a là:

A. 0,785

B. 1,590

C. 1,570

D. 0,795

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1, V2, a là:

Câu 30:

Có 4 cốc đựng nước cất (dư) với thể tích như nhau được đánh số theo thứ tự từ 1 tới 4. Người ta cho lần lượt vào mỗi cốc một mol các chất sau (NaCl, HCl, H3PO4, H2SO4). Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:

A. Cốc 4 dẫn điện tốt nhất.

B. Cốc 1 và 2 có nồng độ mol/l các ion như nhau.

C. Cốc 3 dẫn điện tốt hơn cốc 2.

D. Nồng độ % chất tan trong cốc 3 và cốc 4 là như nhau.

Câu 31:

Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là các chất sau:

A. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 32:

Cho Na vào m gam axit hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh thu được 0,896 lít khí H2 (đktc) và 6,15 và 6,15 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết lượng chất rắn trên vào dung dịch NaOH dư rồi cô cạn. Sau đó, cho một ít CaO vào hỗn hợp rắn trên rồi nung nóng thấy có V lít khí (đktc) một hidrocacbon thoát ra. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là:

A. 0,672

B. 1,008

C. 0,784

D. 0,896

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.

(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.

(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.

(5) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các ankin thu được .

(6) Phân biệt etanol và phenol người ta dùng dung dịch brom.

(7) Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.

(8) Tripeptit có 3 liên kết peptit.

Số phát biểu đúng là

A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 34:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(2). Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư

(3). Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư

(4). Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3

(5). Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 tỷ lệ mol 2:1 vào dung dịch HCl loãng dư.

(6). Cho Ba vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2

(7). Cho 1 mol Na vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3

(8). Cho Cr vào dung dịch HNO3 loãng nguội.

(9). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 35:

Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là:

A. 5,17

B. 6,76

C. 5,71

D. 6,67

Câu 36:

Hỗn E chứa ba axit béo X, Y, Z và chất béo T được tạo ra từ X, Y, Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 52,24 gam E cần dừng vừa đủ 4,72 mol O2. Nếu cho lượng E trên vào dung dịch nước Br2 dư thì thấy có 0,2 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, cho lượng E trên vào dung dịch NaOH (dư 15% so với lượng phản ứng) thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:

A. 55,0

B. 56,0

C. 57,0

D. 58,0

Câu 37:

Cho hỗn hợp gồm 32,0 gam Fe2O3; 21,6 gam Ag và 32,0 gam Cu vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 52,0 gam chất rắn không tan Y. Lọc bỏ Y, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 174,90

B. 129,15

C. 177,60

D. 161,55

Câu 38:

Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và X mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,025 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thời gian đã điện phân là

A. 3860 giây

B. 5790 giây

C. 4825 giây

D. 2895 giây.

Câu 39:

Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyN2O7 và (Y) CnHmNtO6. Đốt cháy hết 23,655 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,00125 mol O2, sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 0,915 mol. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:

A. 28,16%

B. 32,02%

C. 24,82%

D. 42,14%

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu, Fe2O3 và CuO, trong đó oxi chiếm 10% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm HCl 0,74M và NaNO3 0,1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa  gam muối trung hoà và 0,448 lít khí N2 (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,67 mol KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22,4

B. 20,6

C. 16,2

D. 18,4