Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 19)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sâu đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng?

A. Fe3O4.

B. Cr2O3.

C. MgO.

D. Al23.

Câu 2:

Kim loại không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 là:

A. Mg.

B. Sn.

C. Ag.

D. Ni.

Câu 3:

Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:

A. màu da cam.

B. màu tím.

C. màu vàng.

D. màu đỏ

Câu 4:

Phương trình ion rút gọn không đúng là:

A. H+ + HSO3- H2O + SO2.

B. Fe2+ + SO42-FeSO4

C. Mg2+ + CO32- MgCO3.

D. NH4+ + OH- NH3 + H2O.

Câu 5:

Để loại bỏ các khí HCl, Cl2, CO2, và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch

A. AgNO3.

B. Ca(OH)2.

C. H2SO4.

D. CuCl­2.

Câu 6:

Muối NH4HCO3 thuộc loại

A. muỗi hỗn tạp.

B. muối trung hòa.

C. muối axit.

D. muối kép.

Câu 7:

Cho 20ml dung dịch HCl 0,1M vào 10ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l thu được dung dịch Y có pH=7. Giá trị của x là

A. 0,2.

B. 0,1.

C. 0,4.

D. 0,3.

Câu 8:

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 6,4gam. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 8,96.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 9:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho MgCl2 cho vào dung dịch Na2CO3.

B. Cho FeCO3 vào dung dịch NaOH.

C. Cho Cr vào dung dịch HCl đậm đặc.

D. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch NaOH.

Câu 10:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.

C. Tất cả kim loại kiềm đều phản ứng với H2O để tạo ra dung dịch kiềm.

D. Kim loại Na được dùng để làm tế bào quang điện.

Câu 11:

Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol etylic có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H8O2. Tên gọi của X là:

A. etyl acrylat.

B. vinyl propionat.

C. propyl axetat.

D. etyl propionat.

Câu 12:

Hợp chất nào sau đây vừa chứa nhóm chức este vừa chứa vòng benzene trong phân tử?

A. phenyl axetat.

B. phenyl amoniclorua.

C. anilin.

D. axit benzoic.

Câu 13:

Cho chất hữu cơ sau:

H2N_CH2_CO_NH_C2H4_CO_NH_CH(NH2)CH2_CO_NH_CH(CH2)2(COOH)_CO_NH_CH2_CH(COOH)_CH3

Chất hữu cơ trên có mấy liên kết peptit

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 14:

Chọn phát biểu đúng:

A. H2 oxi hóa được glucozơ thu được sobitol.

B. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

C. Saccarozo, glucozo đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Amino axit là những hợp chất  đa chức trong phân tử vừa chứa nhóm COOH và nhóm NH2.

Câu 15:

Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?

A. SO3.

B. H2SO3.

C. HCl.

D. C2H5OH.

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tắc sản xuất gang là dùng CO khử từ từ oxit sắt thành sắt.

B. Gang xám chứa nhiều cacbon tự do hơn so với gang trắng.

C. Các oxit của Crom đều là oxit lưỡng tính.

D. Dung dịch muối Cu2+ có màu xanh.

Câu 17:

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng oxi hóa khử?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol.

B. Cho glucozo vào dung dịch brom.

C. Cho anilin vào dung dịch HCl.

D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch anbumin.

Câu 18:

Chọn phát biểu đúng:

A. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3 và MgCO3.

B. Có thể dùng dung dịch HCl để làm mềm nước cứng tạm thời.

C. Dung dịch NaHCO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

D. Thạch cao sống có thành phần chính là CaSO4.H2O.

Câu 19:

Điện phân 100ml dung dịch AlCl3 0,2M với dòng điện môt chiều I=2,5A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch giảm 1,875 gam. Giá trị của t là?

A. 1982,88.

B. 1158,00.

C. 1246,32.

D. Đáp án khác.

Câu 20:

Cho 104,4 gam hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ có số mol bằng nhau vào dung dịch AgNO3/NH­3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 64,8.

B. 43,2.

C. 81,0.

D. 86,4.

Câu 21:

Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch natri hidroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là:

A. 22%.

B. 44%.

C. 50%.

D. 51%.

Câu 22:

Nhỏ từ từ 300ml dung dịch A chứa Na2CO3 0,5M và NaHCO3 4/3M vào 420ml dung dịch HCl 1M thấy V lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Giá trị của V là:

A. 6,048.

B. 6,72.

C. 7,392.

D. Đáp án khác.

Câu 23:

Cho các chất sau: NaHCO3, Al, (NH)2CO3, Al2O3, ZnO, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Ala, axit glutamic. Số chất có tính lưỡng tính là:

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 6.

Câu 24:

Chất X có công thức C8H8O2 có chứ vòng benzen, X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng theo tỷ lệ số mol 1:2, X không tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức của X thỏa mãn điều kiện của X là:

A. 1.

B. 9.

C. 7.

D. 8.

Câu 25:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

  (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.                        (2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

  (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.                         (4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. (1) và (2).

B. (1) và (4).

C. (3) và (4).

D. (2) và (3).

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metyl propionate, metyl axetat, axit acrylic và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,35mol O2, tạo ra 4,32 gam H2O, Nếu cho 0,1mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

A. 0,09.

B. 0,06.

C. 0,08.

D. 0,12.

Câu 27:

Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Ba. Cho lượng nước dư vào 4,225 gam hỗn hợp A, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có khí thoát, phần chất rắn còn lại không bị hòa tan hết là 0,405 gam. Khối lượng mỗi kim loại trong 4,225 gam hỗn hợp A là:

A. 1,485g; 2,74g.

B. 1,62g; 2,605g.

C. 2,16g; 2,065g.

D. 0,405g; 3,82g.

Câu 28:

Trong y học, dược phẩm dạng sữa magie (các tính thể Mg(OH)2 lơ lửng trong nước) dùng để chữa chứng đầy hơi, ợ chua do dư HCl trong dạ dày. Để trung hòa hết 788,0ml dung dịch HCl 0,035M trong dạ dày cần bao nhiêu ml sữa Magie, biết rằng trong 1,0ml sữa magie chứa 0,08gam Mg(OH)2?

A. 15.

B. 25.

C. 10.

D. 20.

Câu 29:

Cho sơ đồ:

Photpho(a gam)+O2, dư, toX+H2Odung dch Y++a lit dd NaOH 0,1Mdung dch Z

Chất tan trong dung dịch Z gồm:

A. Na3PO4 và Na2HPO­4.

B. NaHPO4 và Na2H2PO4

C. Na3PO4 và NaOH.

D. NaH2PO4 và H3PO4.

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (1) Nung quặng đolomit.

  (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SOđặc.

  (3) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc, đun nhẹ.

  (4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4HCO3, đun nhẹ.

  (5) Cho CuS vào dung dịch HCl loãng.

  (6) Cho Si vào dung dịch KOH.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:

A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ a mol O2, sinh ra b mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì kết thúc các phản ứng thu được c mol Ag. Biểu thức liên hệ nào sau đây đúng:

Câu 32:

Khi cô cạn dug dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; x mol Cl- và y mol SO42- thu được 23,7 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,1 và 0,15.

B. 0,05 và 0,175.

C. 0,3 và 0,05.

D. 0,2 và 0,1.

Câu 33:

Trong các công thức sau: C5H10N2O3, C8H14N2O4, C8H16N2O3, C6H13N3O3, C4HN2O3, C7H12N2O5 và C8H16N3O3. Số công thức không thể là đipeptit mạch hở là bao nhiêu? (Biết rằng trong peptit không chứa nhóm chức nào khác ngoài liên kết peptit -CONH- , nhóm -NH2  và -COOH )

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (a). Nung NH4NO3 rắn.

  (b). Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).

  (c). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.

  (d). Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).

  (e). Sục khí SO­2 vào dung dịch KMnO4.

  (g). Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

  (h). Cho PbS vào dung dịch HCl ( loãng).

  (i). Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là:

A. 4.

B. 2.

C. 6.

D. 5.

Câu 35:

Chất X có CTPT C6H10O4 tác dụng với NaOH theo tỉ lê mol 1:2, sản phẩm tạo thành gồm 3 chất hữu cơ Y, Z, T có số mol bằng nhau (không có tạp chức), Y tác dụng với Cu(OH)2n cho dung dịch màu xanh lam, Z tạo CH4 chỉ bằng một phản ứng. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Số nguyên tử cacbon trong Z lớn hơn T.

B. Z và T là đồng đẳng của nhau.

C. Y có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Câu 36:

Thủy phân hoàn toàn 50,2 gam hỗn hợp gồm tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Val và tripeptit Gly-Ala-Ala, thu được hỗn hợp gồm 21,0 gam Glyxin; x gam Alanin và y gam Valin. Tỉ lệ gần nhất của x:y là

A. 3,6.

B. 3,4.

C. 3,0.

D. 3,2.

Câu 37:

Hòa tan hết 37,86 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và 0,12 mol khí H2. Cho dung dịch HCl dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của a là:

A. 0,15.

B. 0,18.

C. 0,12.

D. 0,16.

Câu 38:

Nung hỗn hợp rắn X gồm FeCO, F(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Fe2O3 duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 53,6% N2, 16,0% CO2, 18,0% NO2 và còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là:

A. 39,2%.

B. 23,9%.

C. 16,1%.

D. 31,6%.

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho m gam X vào bình chân không rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 75,2 gam chất rắn Y gồm các oxit. Hòa tan vừa hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Z. Thêm tiếp 12 gam bột Mg vào Z,sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 16,8 gam chất rắn. Nếu cho toàn bộ X vào dung dịch HCl (dư) thì số mol NO (spk duy nhất của N+5) thoát ra tối đa là?

A. 0,6.

B. 0,4.

C. 0,5.

D. 0,3.

Câu 40:

X là este hai chức, phân tử chứa 6 liên kết ; Y, Z (My < MZ) là hai peptit được tạo bởi glyxin và alanin; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng 49,4 gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan T và 22,8 gam hỗn hợp hơi Z chứa hai chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,08 mol O2, thu được 29,68 gam Na2CO3 và hiệu số mol giữa CO2 và H­2O là 0,32 mol. Biết số mol X bằng 10 lần tổng số mol của Y và Z; Y và Z hơn kém nhau hai nguyên tử nitơ; Y và Z có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Tổng số nguyên tử có trong X và Z là

A. 96.

B. 111.

C. 94.

D. 108.