Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là

A. 12500 đvc.

B. 62500 đvc.

C. 25000 đvc.

D. 62550 đvc.

Câu 2:

Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,48.

B. 2,34.

C. 4,56.

D. 5,64.

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a)    Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và andehit fomic.

(b)   Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c)    Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.

(d)   Tinh bột thuộc loại polisaccarit,

(e)    Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 4:

Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 5:

Cho dãy các chất sau: amilozo, amilopectin, saccarozo, xenlulozo, fructozo, glucozo. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 6:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại dipeptit?

A. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH.

B. H2N–CH2–CH2–CO–CH2–COOH.

C. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH.

D. H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH.

Câu 7:

Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối là natri oleat, natri panmital có tỷ lệ mol 1:2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 8:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure.

B. Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị – amino axit.

C. Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.

D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

Câu 9:

Cho 1 mol chất X (C7H6O3, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y; 1 mol muối Z (My < Mz) và 2 mol H2O. Số đồng phần cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của Z

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 10:

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rấn khan. Giá trị của m là

A. 38,8.

B. 50,8.

C. 42,8.

D. 34,4.

Câu 11:

Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)?

A. 13,44 lít.

B. 8,96 lít.

C. 17,92 lít.

D. 14,56 lít.

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đốt một lượng nhỏ tinh thể muối NaNO3 trên đèn khí không màu thấy ngọn lửa có màu tím

B. Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao.

C. Kim loại Ca dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép.

D. Độ dẫn điện của kim loại Al lớn hơn độ dẫn điện của kim loại Fe.

Câu 13:

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại?

A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.

C. Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI.

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra các phản ứng hóa học?

A. Cho kim loại Na vào dung dịch BaCl2.

B. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.

Câu 15:

Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?

A. Dung dịch Na2SO4

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch Na2CO3.

D. Dung dịch HCl.

Câu 16:

Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là

A. Mg, K, Fe, Cu.

B. Cu, Fe, K, Mg.

C. K, Mg, Fe, Cu.

D. Cu, Fe, Mg, K.

Câu 17:

Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

A. Al2O3, Zn, Fe, Cu.

B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.

C. Al, Zn, Fe, Cu.

D. Cu, Al, ZnO, Fe.

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các vật dụng chỉ làm bằng nhôm hoặc crom đều bền trong không khí và nước vì có lớp màng oxit bảo vệ.

B. Hợp chất NaHCO3 bị phân hủy khi nung nóng.

C. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc ) thu được kết tủa màu nâu đỏ.

D. Cho dung dịch CrCl2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu vàng.

Câu 19:

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Na2CO3, CaCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 20:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 2M và Na2CO3 1,5M thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hết với dung dịch CaCl2 dư thu được 45 gam kết tủa. Giá trị của V có thể là

A. 2,80.

B. 11,2.

C. 5,60.

D. 4,48.

Câu 21:

Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V (ml) dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 290 và 83,23.

B. 260 và 102,7.

C. 290 và 104,83.

D. 260 và 74,62.

Câu 22:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,4.

B. 27,3.

C. 54,6.

D. 23,4.

Câu 23:

Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 0,80.

B. 1,25.

C. 1,80.

D. 2,00.

Câu 24:

Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là

A. Glixerol.

B. propan –1,2–diol.

C. propan–1,3–diol.

D. Etylen glicol.

Câu 26:

Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường thu được theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ sau đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?

A. Cách 1.

B. Cách 2.

C. Cách 3.

D. Cách 2 hoặc 3.

Câu 27:

Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 28:

Cho các phát biểu:

(1)   Tất cả các andehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;

(2)   Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;

(3)   Phản ứng thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;

(4)   Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.

Phát biểu đúng

A. (3) và (4).

B. (1) và (3).

C. (2) và (4).

D. (1) và (2).

Câu 29:

Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2–clobutan?

A. But–1–in.

B. Buta–1,3–dien.

C. But–1–en.

D. But–2–in.

Câu 30:

Cho 0,2 mol HCHO tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 21,6.

B. 43,2.

C. 86,4.

D. 64,8.

Câu 31:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sư phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: Giá trị nào của mmax là đúng?

A. 158,3.

B. 181,8.

C. 172,6.

D. 174,85.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp X vào 300 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y có khối lượng m gam và phần hơi chứa ancol Z. Oxi hóa hết lượng Z bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng AgNO3 trong NH3, thu được 77,67 gam Ag. Thêm CaO vào Y rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp M gồm hai hidrocacbon có tỷ khối đối với H2 là 16,8. Giá trị của m gần nhất với:

A. 63.

B. 55.

C. 58.

D. 59.

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam hỗn hợp E chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 8,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được 2 ancol (no, đồng đẳng liên tiếp) và hai muối X, Y có cùng số C (MX > MY và nX < nY). Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên cần vừa đủ 0,18 mol O2. Tỷ số nX:nY có thể là?

A. 11:17.

B. 4:9.

C. 3:11.

D. 6:17.

Câu 34:

Hòa tan hỗn hợp X gồm m gam Al và Al2O3 trong 1,4 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 2,52 gam khí N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y được chất T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m + 4,8) gam chất rắn. Mặt khác để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,67 lít dung dịch KOH 1M. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X?

A. 25,78%.

B. 34,61%.

C. 38,14%.

D. 40,94%.

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp A gồm các ancol cần V lít khí O2 (đktc) thu được 24,64 gam CO2. Mặt khác, cho toàn bộ hỗn hợp A trên tác dụng hoàn toàn với K (dư) thu được 6,272 lít khí H2 (đktc). Giá trị đúng của V gần nhất với:

A. 12,2.

B. 13,4.

C. 15,0.

D. 18,0.

Câu 36:

Oxi hóa hoàn toàn 0,31 gam P thành P2O5 rồi cho toàn bộ lượng P2O5 trên vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa KOH 0,1M và NaOH 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá tri của m là:

A. 1,72.

B. 1,59.

C. 1,69.

D. 1,95.

Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

(1).Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa đen.

(2).Tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, ) các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một, số C lớn hơn 1 đều có thể cho sản phẩm là anken.

(3).Với các chất NaNO3, Al, Zn, Al2O3, ZnO có 4 chất tan hết trong dung dịch NaOH dư.

(4).Trong công nghiệp người ta sản xuất H2S bằng cách cho S tác dụng với H2.

(5).Phenol tan vô hạn trong nước ở .

(6).Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.

(7).Tất cả các ancol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho anken.

(8).CH3COOCH=CH2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(9).Các este đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(10).Gly–Gly–Ala–Val có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1). Đốt dây kim loại Fe dư trong khí Cl2.

(2). Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

(3). Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không).

(4). Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl.

(5). Nhúng thanh sắt vào dung dịch HNO3 đặc nguội, rồi lấy ra cho vào dung dịch HCl loãng.

(6). Cho Fe (dư) vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3.

(7). Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 (dư).

(8). Cho bột sắt vào dung dịch CuCl2 (dư).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được muối sắt (II)?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 39:

Cho hỗn hợp M chứa 28,775 gam ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai peptit X (7a mol) và Y (8a mol). Đun nóng M bằng 335 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 35,756 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 69,02 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Nếu thủy phân peptit X, Y thì thu được hỗn hợp valin, alanin. Phần trăm về khối lượng của X trong M là:

A. 34,5%.

B. 43,6%.

C. 58,5%.

D. 55,6%.

Câu 40:

Hòa tan hết 8,53 gam hỗn hợp E chứa Mg, ZnO, ZnCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (x mol) và H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa 26,71 gam muối trung hòa và 2,464 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, CO2 với tổng khối lượng 2,18 gam. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 56,465 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Mg trong E gần nhất với?

A. 26%.

B. 30%.

C. 42%.

D. 45%.