Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai nguyên tố X, Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 16, 17. Nhận xét nào sau đây Sai?

A. X, Y đều là các nguyên tố phi kim

B. Trong các phân tử hợp chất khí với hidro, cộng hóa trị của X và Y lần lượt là I và II

C. Axit có oxi ứng với số oxi hóa cao nhất của X và của Y đều là các axit mạnh

D. Đơn chất của X có thể ở dạng phân tử X2, X8, Xn; đơn chất của Y là chất khí ở dạng phân tử Y2

Câu 2:

Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al, và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần V ml dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 9,846 lít khí (đo ở 1,5 atm, 270C). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M, Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp X1 gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X2 có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng X1.

Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 59,9 và 1091

B. 66,9 và 1900

C. 57,2 và 2000

D. 59,9 và 2000

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng phản ứng cộng hidro (xt Ni, t0)

B. Chất béo bị thủy phân khi đung nóng trong dung dịch kiềm

C. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo

D. các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số gam mAl : mAl2O3= 0,18:1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57 gam chất rắn. nếu đem pha loẵng dung dịch HCl ở trên (bằng nước) đến 10 lần thì độ pH cao nhất của dung dịch sau pha loãng có thể đạt được là:

A. 1,456

B. 1,26

C. 2,456

D. 2,26

Câu 5:

Vitanmin A công thức phân C20H30O, phân tử có chứa 1 vòng 6 cạnh và không chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử Vitanmin A là:

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 6:

Cho cac chất sau: Cu, Fe(OH)2, KI, KBr, H2S, NaCl và NaOH tác dụng với H2SO4. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng khi xảy ra mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 7:

Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+, NH4+thành phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch là:

A. 3,73 gam

B. 4,76 gam

C. 6,92 gam

D. 7,46 gam

Câu 8:

Cho phản ứng oxi hóa khử sau:

FeS + H2SO4(đặc, nóng)  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Sau khi đã cân bằng hệ số các chất đều là các số nguyên, tối giản thì số phân tử FeS bị oxi hóa và số phân tử H2SO4 đã bi khử tương ứng là bao nhiêu?

A. 2 và 10

B. 2 và 7

C. 1 và 5

D. 2 và 9

Câu 9:

Anđehit mạch hở, phân tử có 2 liên kết pi (τ) và 3 nguyên tử cacbon. Số CTCT có thể có của X là:

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 10:

Hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hòa tan trong nước được dung dịch Y. Nếu cho Y tác dụng với Na2S dư thì thu được m1 gam kết tủa. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư H2S thì thu được lượng m2 gam kết tủa. Biết m1=2,51m2.Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl2, CuCl2 trong X và thay FeCl3, bằng FeCl2, có cùng khối lượng, sau đó cũng hòa tan chúng vào nước thì thu được dung dịch Z. Nếu cho Z tác dụng với Na2S dư thì được m3 gam kết tủa. Nếu cho Z tác dụng với H2S thì được m4 gam kết tủa. Biết m3=3,36 m4

Phần trăm khối lượng FeCl3 trong mẫu chất rắn X ban đầu gần giá trị nào dưới đây nhất:

A. 52%

B. 14%

C. 68%

D. 36%

Câu 11:

Cinchophene (X) là hợp chất hữu cơ dùng bào chế ra thuốc giảm đau (Atophan). Khi đốt cháy hoàn toàn 4,02gam X thì thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy sinh ra 24 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 12,54 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 224 ml (đktc). Biết X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. tổng số các nguyên tử trong phân tử cinchophene là:

A. 26

B. 24

C. 22

D. 20

Câu 12:

Este CH2=C(CH3)-COO-CH2-CH3 có tên gọi là

A.vinyl propionat

 B. metyl acrylat

C. etyl fomat

D. etyl metacylat 

Câu 13:

A là hỗn hợp (HCHO, CH3CHO). Oxi hóa m gam hỗn hợp A bằng oxi trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp 2 axit tương ứng (hỗn hợp B). Giả thiết hiệu suất 100%, Tỉ khối hơi của B so với A bằng x, Giá trị nào sau đây phù hợp với x

A. 1,357

B. 1,568

C. 1,268

D. 1,495

Câu 14:

Một α-amino axit có ký hiệu là Glu. Vậy tên nào sau đây không đúng với amino axit đó?

A. axit α-amino glutaric

B. glutamin

C. axit glutaric

D. axit 2-amino pentanđioic

Câu 15:

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt nên con người đang nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng khác thay thế

Trong các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió (3) mặt trời, (4) hóa thạch , (5) địa nhiệt tạo nguồn điện phát sinh từ trong lòng đất), (6) thủy triều, Số nguồn năng lượng sạch là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 16:

Hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe2O3 nặng 14,16 gam. Chia thành 3 phần đều nhau. Cho dòng khí H2 (dư) đi qua phần 1 (nung nóng) thì thu được 3,92 gam Fe. Cho phần 2 vào lượng dư dung dịch CuSO4 thì thu được 4,96 gam hỗn hợp rắn. Phần 3 được hòa tan vừa hết bởi một lượng tối thiểu V ml dung dịch HCl 7,3% (d=1,03g/ml). sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, được a gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn

Giá trị của V lần lượt là:

A. 6,25 và 15,12

B. 67,96 và 14,35

C. 56,34 và 27,65

D . 67,96 và 27,65

Câu 17:

Hòa tan hoàn toàn a gam Fe3O4 vào lượng dư axit HCl thu được dung dịch X. Thêm lượng dư bột đồng kim loại vào X, khuấy đều cho các phản ứng hoàn toàn. Lọc bỏ phẩn không tan. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch nước lọc, rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng khôi đổi, thu được 6,4 gam chất rắn. Giá trị của a là:

A. 8,38

B. 4,64

C. 6,96

D. 2,32

Câu 18:

Người ta mạ niken lên mặt vật kim loại (X) bằng phương pháp mạ điện. dung dịch điện chứa NiSO4, cực dương là Ni kim loại, cực âm là vật kim loại X có hình trụ (bán kính 2,5 cm, chiều cao 20 cm). Sự điện phân với cường độ dòng điện 1= 9A. Vật X cần được phủ đều một lớp niken dày 0,4 mm trên bề mặt. biết hiệu suất điện phân đạt 100%. Khối lượng riêng của Ni là 8,9g/cm3. Thời gian của quá trình mạ điện là:

A. 12,832 giờ

B. 12,697 giờ

C. 16,142 giờ

D. 15,678 giờ

Câu 19:

Hỗn hợp thuốc nổ đen gồm 68% KNO3, 15% S, 17% C (về khối lượng), khi cháy giả sử chỉ xảy ra phản ứng  do tạo cả sản phẩm rắn nên có hiện tượng khói đen

Cho nổ 10,00 gam khôi thuốc nổ đen trong bình kín dung tích 300 ml, nhiệt độ trong bình đạt 427,00 0C, áp suất gây ra trong bình khi nổ là

A. 36,16 atm

B. 35,90 atm

C. 32,22 atm

D. 25,78 atm

Câu 20:

Thả một viên bi hình cầu bán kính là r0 làm bằng kim loại Al nặng 5,4 gam vào 1,75 lít dung dịch HCl 0,3M. khi khí ngừng thoát ra (phản ứng hoàn toàn) thì bán kính viên bi là r1 (giả sử viên bi bị mòn đều từ các phía) nhận xét đúng là:

A. r0 =0,25 r1

B. r= r1

C. r=2 r1

D. r=2 r0

Câu 21:

Cho sơ đồ chuyển hóa: glucozo→X→Y→ Cao su BuNa. Hai chất X, Y lần lượt là

A.CH3CH2OH và CH2=CH2

B. CH3CH2OH và CH3COOH

C. CH3CH2OH và CH3-CH=CH-CH3

D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2

Câu 22:

Hệ thống dụng cụ dưới đây, trong thực tế có thể được sử dụng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, HCl, HF, F2, NH3, SO2, H2, C2H4

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 23:

Cho phản ứng :

C6H12O6 + K2Cr2O7 + H2SO4  (loãng) → CO2 + …

Sau khi cân bằng phương trình phản ứng với các hệ số tối giản thì tổng đại số các hệ số các chất tham gia phản ứng là:

A. 57

B. 20

C. 52

D. 21

Câu 24:

Nilon-6 là một loại:

A. Polieste

B. poliete

C. poliamit

D. polipeptit

Câu 25:

Đinitơ oxit là một chất khí không màu, có cảm giác say khi hít phải, có tác dụng giảm đau nên được dùng trong y khoa làm chất gây mê (20% khí O2 + 80% khí N2O) trong những ca phẫu thuật nhỏ.Nung nóng 26 gam một hỗn hợp gồm NaNO3 và (NH4)2SO4 (tỷ lệ khối lượng 1:1) đến khi phản ứng hoàn toàn thì được V lít khí N2O (đktc), coi rằng chỉ có phản ứng tạo N2O. Giá trị gần nhất của V là:

A. 3,48

B. 3,36

C. 3,43

D. 3,58

Câu 26:

Trong phân tử anđehit CnH2nO, tổng số liên kết xich – ma(δ) là

A. n

B. 3n

C. 2n

D. 2n-2

Câu 27:

Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ của phản ứng hóa học tăng lên bốn lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần khi nhiệt độ giảm từ 700C xuống 400C

A. 44 lần

B. 64 lần

C. 54 lần

D. 24 lần

Câu 28:

Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp 2 kim loại A và B có hóa trị không đổi trong hợp chất bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch X (không chứa ion ) và 896 ml (đktc) hỗn hợp khí Y gồm  NO2 và SO2 có tỷ khối so với H2 bằng 29,75, Nếu cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì không thấy kết tủa tạo thành, Cô cạn cẩn thận X được lượng muối khan là:

A. 9,22 gam

B. 6,96 gam

C. 6,34 gam

D. 4,88 gam

Câu 29:

Cho sơ đồ sau:

CnH2n+2-4H2X+Cl2, Fe, toY+NaOHdac,to,pcaoM+HClphenol

Ankan CnH2n+2

A. etan

B. metan

C. hexan

D. butan

Câu 30:

Hai nguyên tố X và Y lần lượt ở ô số 12 và 20 trong bảng tuần hoàn, nhận xét nào sau đay sai

A. Trong tự nhiên X, Y có nhiều ở dạng hợp chất

B. Nước chứa nhiều các ion dương của nguyên tố X, Y gọi là nước cứng

C. Điện phân nóng chảy muối clorua của X và Y có thể thu được khí Cl2 ở catot và các kim loại X, Y ở anot.

D. Muối sunfat của X tan tốt hơn muối sunfat của Y

Câu 31:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X

 

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây:

A. CH3COONa+HClCH3COOH+NaCl

B. CH3CH2Cl+NaOHH2SO4,170oCCH2=CH2+H2O

C. CH3NH3Cl+NaOHCH3NH2+NaCl+H2O

D. HCOONH4+NaOHHCOONa+NH3+H2O

Câu 32:

Cho sơ đồ các phản ứng (xảy ra trong dung dịch) giữa sắt và hợp chất

Fe+H2SO4XKMnO4+H2SO4Y+FeX+ZFeS

Các chất X và Z lần lượt là

A. Fe2(SO4)3 và S

B. FeSO4 và H2S

C. FeSO4 và CuS

D. FeSO4 và K2S

Câu 33:

Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng  chứa 15.55 gam muối. Vậy công thức của mol α-amino axit X là

A. lysin

B. Glyxin

C. alanin

D. valin

Câu 34:

Cho các phản ứng sau:

(1) glucozo + Br2 + H2O

(2) Fructozo + H2+ (xt, Ni, t0)

(3) Fructozo + dung dịch AgNO3/NH3

(4) glucozo+ dung dịch AgNO3/NH3

(5) Fructozo+ Br2 + H2O

(6) Dung dịch saccarozo + Cu(OH)2

Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 35:

Xenlulozo trinitrat còn gọi là pyroxilin, khi nổ không tạo khói nên gọi là thuốc nổ ( súng) không khói, sản phẩm của sự phân hủy này gồm N2, CO, CO2 và hơi nước. Khi cho nổ 400 gam pyroxilin (có 25,75% khối lượng là tạp chất trơ) thì sinh ra tổng thể tích khí (ở đktc) là:

A. 168 lít

B. 246,4 lít

C. 224 lít

D. 268,8 lít

Câu 36:

Cho 27,4 gam Ba kim loại vào cốc đựng 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32 % và CuSO4 2%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Giả thiết hiệu suất của phản ứng đều là 100 %. Khối lượng chất rắn T và nồng độ % của chất tan trong dung dịch Z lần lượt là:

A. 23,3375 gam và 3,053%

B. 44,6000  gam và 34, 69 %

C. 31,2125 gam và 3,035%

D. 31,2125 gam và 3,022%

Câu 37:

Một hợp chất thơm X chứa C,H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mH: mO = 21: 2: 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 38:

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. biết rằng phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,82

B. 17,73

C. 29,55

D. 23,64

Câu 39:

Axit no mạch hở không phân nhánh tạp chức, phân tử ngoài chức axit còn có thêm 1 chức ancol, công thức thực nghiệm của X là (C4H6O5)n. X là một loại axit phổ biến trong loại quả nào dưới đây

Câu 40:

Khi đun nóng axit α-lactic (axit 2-hidroxi propanoic) với axit H2SO4 đặc thu được một este X có CTPT C6H8O4, Nhận xét nào sau đây đúng

A. Phân tử X tạo vòng 6 cạnh

B. Tổng số liên kết pi (τ) trong phân tử X là 3

C. Tỷ số giữa liên kết xích - ma (δ): pi(τ) trong phân tử X là 10:1

D. X có mạch hở

Câu 41:

Nhận xét nào sau đây đúng

A. Bán kính các ion tăng dần là: Al3+<Mg2+<O2-< N3-

B. Dãy các chất sau: (1) AClO, (2) AClO2, (3) AClO3, (4) AClO4, tính oxi hóa và tính axit của dãy tăng dần theo trình tự: (1)< (2) <(3) <(4)

C. So sánh bán kính các tiểu phân phù hợp là: Mg< Mg2+< ; F< F-; Al3+<Al; O2-< F-

D. Bán kính các tiểu phân tăng dần là: Na<Mg<Al<Cl-

Câu 42:

Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng

A. Trùng hợp giữa axit adipic và haxametylen điamin

B. trùng ngưng từ caprolactam

C. trùng ngưng axit adipic với haxametylen điamin

D. trùng hợp từ caprolactam

Câu 43:

Cho sơ đồ sau: ancol X  anken Y  ancol Z. Biết rằng tỷ khối hơi của Z đối với X là 19/15. X là

A. C5H11OH

B. C3H7OH

C. C2H5OH

D. C4H9OH

Câu 44:

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch nước chứa 6,4 gam brom. Mặt khác để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH có trong X gần giá trị nào nhất sau đây

A. 1,4 gam

B. 0,72 gam

C. 1,56 gam

D. 1,2 gam

Câu 45:

Hỗn hợp X gồm hai axit mạch hở, no. nếu đem hóa hơi 16 gam hỗn hợp X thì được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5.6 gam khí oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư, thu được 47,5 gam kết tủa. Một thí nghiệm khác, khi cho 0,1 mol mỗi chất tác dụng hết với Na kim loại thì thể tích khí H2 thu được đều không vượt quá 2,24 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X là:

A. 15,28%

B. 18,25%

C. 18,75 %

D. 17,85%

Câu 46:

Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím hóa ẩm chuyển sang màu xanh là

A. metyl amin, amoniac, natri axetat

B. anilin, natri phenolat, natri hidroxit

C. anilin, etyl amin, amoniac

D. đimetyl amin, metyl amoni clorua, kali cacbonat

Câu 47:

Trong điều kiện không  có oxi, phát biểu nào sau đây đúng

A. Cr tác dụng với dung dịch HCl (nóng) tạo thành CrCl3

B. Kim loại Cr tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch NaOH

C. Zn khử được muối Cr(III) thành  Cr(II) trong môi trường axit

D. muối Cr(III) chỉ thể hiện được tính oxi hóa, không có tính khử

Câu 48:

Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2, trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thì được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là:

A. 0,868 mol

B. 0,707mol

C. 0,456 mol

D. 0,893 mol

Câu 49:

Cho hỗn hợp X gồm X Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2

B. Fe(OH)3

C. Fe(OH)2 và Zn(OH)2

D. Fe(OH)2

Câu 50:

Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Khi đó

A. Nồng độ của ion CH3NH3+ bằng 0,1M

B. dung dịch X có pH bằng 13

C. dung dịch X có pH lớn hơn 13

D. Nồng độ của ion CH3NH3+ nhỏ hơn 0,1M