Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 20)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm.

B. Tơ axetat.

C. Tơ nilon–6,6.

D. Tơ olon.

Câu 2:

Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?

A. CrO3.

B. Cr2O3.

C. Cr(OH)3.

D. Cr2(SO4)3.

Câu 3:

Công thức chung của các anđehit no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n–2O (n  2).

B. CnH2n+2O (n  1).

C. CnH2nO (n  1).

D. CnH2nO (n  2).

Câu 4:

Chất nào sau đây ở thể rắn được gọi là nước đá khô?

A. CO2.

B. SO2.

C. H2O.

D. CO.

Câu 5:

Tên gọi của C2H5COOC2H5

A. metyl axetat.

B. metyl propionat.

C. etyl propionat.

D. etyl axetat.

Câu 6:

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. H2S.

B. HNO3

C. CH3COONa.

D. Ba(OH)2.

Câu 7:

Clo hóa ankan X thu được hỗn hợp sản phẩm thế, trong đó có một sản phẩm chứa 55,906% clo về khối lượng. Công thức phân tử của X

A. CH4.

B. C4H10.

C. C2H6

D. C3H8.

Câu 8:

Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím?

A. Lysin.

B. Anilin.

C. Phenol.

D. Glyxin.

Câu 9:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 54,6.

B. 27,3.

C. 10,4.

D. 23,4.

Câu 10:

Số đồng phân cấu tạo ancol có công thức phân tử C4H10O là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 11:

Một mẫu nước có chứa các ion: K+, Na+, SO42-, HCO3- và Cl. Mẫu nước này thuộc loại

A. nước cứng tạm thời.

B. nước cứng toàn phần.

C. nước cứng vĩnh cửu.

D. nước mềm

Câu 12:

Thủy phân 0,1 mol saccarozơ trong môi trường axit (hiệu suất 80%), thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag thu được là

A. 34,56 gam.

B. 21,60 gam.

C. 17,28 gam.

D. 43,20 gam.

Câu 13:

Trong các tên gọi sau, tên nào là tên thay thế (theo IUPAC)?

A. Metanol.

B. Axit axetic.

C. Vinyl clorua.

D. Etilen.

Câu 14:

Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. Ca(NO3)2.

B. K2SO4.

C. NH4NO3.

D. K2CO3.

Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối natri của axit panmitic và axit stearic. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 16:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Al + Fe2O3to2Fe + Al2O3.

B. Zn + 2HCl (dung dịch)ZnCl2 + H2.

C. 2Mg + O2to2MgO.

D. Ca + CuSO4 (dung dịch)CaSO4 + Cu.

Câu 17:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y:

Khí Y

A. C2H6.

B. C2H2.

C. CH4.

D. C2H4.

Câu 18:

Cho 28,4 gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 75,5.

B. 77,2.

C. 78,2.

D. 76,7.

Câu 19:

Este nào sau đây không thể điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol?

A. CH3COOC2H5.

B. HCOOCH2CH2OOCH.

C. CH3OOCC6H5.

D. C2H5COOC2H3.

Câu 20:

Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Na2SO3, AlCl3, KNO3, NH4Cl, ZnSO4. Nếu chỉ dùng thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2 thì có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch?

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 21:

Cho các phát biểu sau:

(a)Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

(b)Amophot thuộc loại phân hỗn hợp.

(c)Dung dịch kali đicromat có màu da cam.

(d)Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(e)Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.

(f) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.

(g)Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Câu 22:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22,5%.

B. 25,5%.

C. 20,5%.

D. 18,5%.

Câu 23:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Nước Br2

Kết tủa trắng

Z

NaHCO3

Có khí thoát ra

T

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng bạc

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat.

B. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.

C. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic.

D. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.

Câu 24:

Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y đều mạch hở (được cấu tạo từ 1 loại amino axit, tổng số nhóm –CO-NH- trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ mol X : Y = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là

A. 116,28.

B. 110,28.

C. 109,5.

D. 104,28.

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol este đơn chức X bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được 36,6 gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là

A. 0,21

B. 0,22.

C. 0,20.

D. 0,23.

Câu 26:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

- Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

Số trường hợp ăn mòn điện hóa là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 27:

Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 và NaAlO2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa y (gam) vào thể tích CO2 tham gia phản ứng (x lít, ở đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22,5.

B. 19,7.

C. 27,5.

D. 17,6.

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dầu mỡ bị ôi thiu khi để lâu ngày trong không khí.

B. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

C. Các este thường ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

Câu 29:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H­­O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazơ tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 24,9 gam.

B. 28,9 gam.

C. 24,1 gam.

D. 24,4 gam.

Câu 30:

Thực hiện phản ứng tách nước ancol đơn chức, mạch hở X, thu được anken Y và ete Z. Biết tỉ khối hơi của Z so với Y là 2,643. Công thức của ancol X

A. C4H9OH.

B. CH3OH.

 C. C3H7OH.

D. C2H5OH.

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp X gồm stiren và hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 19,8 gam H2O. Mặt khác, cho lượng X trên tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, số mol Ag thu được là

A. 1,2.

B. 1,0.

C. 0,6.

D. 0,8.

Câu 32:

Nung hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 trong bình kín với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 2,965. Dẫn toàn bộ Y qua bột CuO (dư) nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 12 gam, đồng thời thu được 8,288 lít (đktc) khí duy nhất. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3

A. 22%.

B. 25%.

C. 23%.

D. 24%.

Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a)Cho lá kẽm vào dung dịch CuSO4.           

(b) Thổi khí CO qua bột MgO nung nóng.

(c) Nhiệt phân NH4NO2.                                

(d) Đốt cháy FeS2 trong không khí dư.

Các thí nghiệm sinh ra đơn chất là

A. (b), (c).

B. (a), (d).

C. (a), (b).

D. (a), (c).

Câu 34:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

Xto,chan khongY+HClZ+TX

Cho các chất: Fe(OH)2, Mg(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)3. Số chất có thể thỏa mãn X trong sơ đồ trên là

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 35:

Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau:

- Hai dung dịch XY tác dụng được với FeSO4.

- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.

- Hai dung dịch YT phản ứng được với nhau.

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl.

B. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4.

C. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3.

D. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.

Câu 36:

Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan B có khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong khí O2 (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3; 14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước. Cho chất rắn B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai chất hữu cơ X, Y (biết MX  <  MY). Số nguyên tử hiđro có trong Y

A. 10.

B. 8.

C. 2.

D. 6.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH (dư), thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Đốt cháy hết 4,63 gam X cần dùng vừa đủ 4,2 lít khí O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y vào dung dịch Ba(OH)2 (dư), thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30.

B. 35.

C. 28.

D. 32.

Câu 38:

Cho các phát biểu sau:

(a)Trong phân tử vinylaxetilen có chứa ba liên kết bội.

(b)Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ.

(c)Hiđro hóa hoàn toàn dầu thực vật thu được mỡ động vật.

(d)Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

(e)Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 39:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước). Gọi V là tổng thể tích khí (đktc) thoát ra ở cả hai điện cực. Quá trình điện phân được mô tả theo đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 3.

B. 2 : 5.

C. 3 : 8.

D. 1 : 2.

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 32.

B. 20.

C. 36.

D. 24.