Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 21)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho sơ đồ phản ứng:
Fe(NO3)2 X + NO2 + O2.
Chất X là
A. Fe(NO2)2
B. FeO
C. Fe2O3.
D. Fe3O4.
Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố
A. oxi.
B. hiđro.
C. nitơ.
D. cacbon.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na.
B. Ba.
C. Cu.
D. Al.
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen.
B. Tơ olon.
C. Tơ tằm.
D. Tơ axetat.
Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Nước vôi trong.
B. Giấm ăn.
C. Soda.
D. Xút.
Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch.
B. thủy luyện.
C. nhiệt luyện.
D. điện phân nóng chảy.
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu.
B. Ca.
C. Zn.
D. Fe.
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C2H5OH.
B. NaOH.
C. CH3COOH.
D. HF.
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
B. Cho Si vào dung dịch NaOH, đun nóng.
C. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Đốt muỗng sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng khí CO2.
Kim loại M là
A. Cu.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ag.
Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45 gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 65,38%.
B. 34,62%.
C. 51,92%.
D. 48,08%.
Cho các phát biểu sau:
(a) Axetilen và etilen là đồng đẳng của nhau;
(b) Axit fomic có phản ứng tráng bạc;
(c) Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh;
(d) Axit axetic được tổng hợp trực tiếp từ metanol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Vinyl axetat có công thức cấu tạo là
A. CH3COOCH=CH2.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH=CH2.
D. CH2=CHCOOCH3.
Cho 2,33 gam hỗn hợp Zn và Fe vào một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 896 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,91.
B. 3,57.
C. 8,01.
D. 5,17.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí O2 và thu được V lít khí CO2. Các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
Metanol là chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. Công thức của metanol là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. HCHO.
D. CH3CHO.
Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, thu được sản phẩm gồm
A. Na, Cl2, H2.
B. NaOH, Cl2, H2
C. NaOH, Cl2.
D. NaOH, H2
Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. N.
B. P.
C. K.
D. S.
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch nước brom |
- |
Dung dịch mất màu |
Kết tủa trắng |
Dung dịch mất màu |
Kim loại Na |
Có khí thoát ra |
- |
Có khí thoát ra |
Có khí thoát ra |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic.
B. Axit axetic, benzen, phenol, stiren.
C. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic.
D. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit acrylic
Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao (không có mặt O2), thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH (dư), thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan trong E là
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3.
C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3.
D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa đồng thời NaAlO2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol H2SO4 tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị m là
A. 77,7.
B. 93,35.
C. 89,45.
D. 81,65.
Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước (dư), thu được dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 37,80.
B. 40,92.
C. 47,40.
D. 49,53.
Cho các phát biểu:
(a) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại.
(b) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe.
(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4.
(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư), sau phản ứng thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Cho 14,2 gam P2O5 tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 27,3 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 350,0.
B. 452,5.
C. 462,5.
D. 600,0.
Cho 31,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Cu, CuO vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn. Lấy phần dung dịch Y cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,56 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 154,3.
B. 173,2.
C. 143,5.
D. 165,1.
Este X có công thức phân tử C8H12O4, Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối của hai axit hữu cơ mạch hở X1, X2 đều đơn chức và một ancol X3. Biết X3 tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; X1 có phản ứng tráng bạc; X2 không no, phân tử chỉ chứa một liên kết đôi (C=C), có mạch cacbon phân nhánh. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 7.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,25.
B. 18,85
C. 16,9.
D. 16,6.
Cho hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCxHyCOOH) và 0,01 mol H2NC3H5(COOH)2 tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,135 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 117.
B. 89.
C. 103.
D. 75.
Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 58,1.
B. 52,3.
C. 56,3.
D. 54,5.
Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X, Y (MX < MY), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là
A. 53,33%.
B. 71,11%.
C. 49,45%.
D. 69,57%.
Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 4,788.
B. 3,920.
C. 4,480.
D. 1,680.
Este X có công thức phân tử là C9H10O2. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 9.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Cho các phát biểu sau:
(a) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3;
(b) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường;
(c) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6;
(d) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2;
(e) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O;
(f) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 6,97%.
B. 9,29%.
C. 4,64%.
D. 13,93%.
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần một trong dung dịch HCl (dư), thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,0.
B. 24,0.
C. 27,5.
D. 24,5.
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho 11,16 gam E tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KOH là
A. 4,68 gam.
B. 5,04 gam.
C. 5,80 gam.
D. 5,44 gam
Cho dãy các chất: CH3COOH3NCH3, H2NCH2COONa, H2NCH2CONHCH2-COOH, ClH3NCH2COOH, saccarozơ và glyxin. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. 3.
B. 2
C. 5.
D. 4.
Cho các cặp dung dịch sau:
(a) NaOH và Ba(HCO3)2;
(b) NaOH và AlCl3;
(c) NaHCO3 và HCl;
(d) NH4NO3 và KOH;
(e) Na2CO3 và Ba(OH)2;
(f) AgNO3 và Fe(NO3)2.
Số cặp dung dịch khi trộn với nhau có xảy ra phản ứng là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.