Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 24)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. NaOH.

B. HCl.

C. KNO3

D. H2SO4

Câu 2:

Hiđrocacbon nào sau đây là ankan?

A. C3H8

B. C3H6.

C. C3H4.

D. C2H4.

Câu 3:

Metyl axetat có công thức là

A. HCOOCH3.

B. CH3COOCH2CH3.

C. HCOOCH2CH3.

D. CH3COOCH3

Câu 4:

Hợp chất nào sau đây có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?

A. Glucozơ.

B. Saccarozơ.

C. Fructozơ.

D. Sobitol

Câu 5:

Dung dịch nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím?

A. Gly-Gly.

B. Gly-Gly-Ala.

C. Alanin.

D. Gly-Ala.

Câu 6:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etylen terephtalat).

B. Poli(hexametylen ađipamit).

C. Poliacrilonitrin.

D. Poli(phenol fomanđehit)

Câu 7:

Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Cu.

Câu 8:

Kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. Crom.

B. Wonfram.

C. Molipđen.

D. Coban.

Câu 9:

Nước có tính cứng tạm thời có chứa anion nào sau đây?

A. Cl-, NO3-.

B. HCO3-, SO42-, Cl-.

C. SO42-, Cl-.

D. HCO3-.

Câu 10:

Nguyên tử kim loại kiềm ở trạng thái cơ bản có số electron lớp ngoài cùng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11:

Kim loại nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HNO3 loãng.

B. KNO3.

C. HCl.

D. H2SO4 đặc nóng.

Câu 12:

Kim loại sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo muối sắt(II)?

A. HNO3 loãng

B. Cl2.

C. HCl.

D. H2SO4 đặc nóng.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amophot là phân hỗn hợp.

B. Thành phần chính của quặng photphorit là Ca3(PO4)2.

C. SiO2 tan được trong dung dịch HF.

D. KH2PO4 là hợp chất lưỡng tính.

Câu 14:

Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ?

A. Cacbon.

B. Cacbon và hiđro.

C. Hiđro và oxi.

D. Cacbon và oxi.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mật ong rất ngọt chủ yếu là do fructozơ.

B. Saccarozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.

C. Glucozơ còn được gọi là đường nho.

D. Xenlulozơ được dùng chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh

Câu 16:

Thủy phân peptit Gly–Ala–Phe–Gly–Ala–Val, số đipeptit chứa Gly thu được tối đa là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 17:

Từ 16,2 gam tinh bột điều chế được m gam ancol etylic (với hiệu suất cả quá trình là 80%). Giá trị của m là

A. 3,68.

B. 9,20.

C. 4,60.

D. 7,36.

Câu 18:

Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X

A. C3H5N.

B. CH5N.

C. C3H7N.

D. C2H7N.

Câu 19:

Hòa tan hết 2,7 gam Al vào 200 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch X để thu được kết tủa lớn nhất là

A. 500 ml.

B. 300 ml.

C. 400 ml.

D. 100 ml.

Câu 20:

Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m + 0,8) gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của x là

A. 1,0.

B. 0,1.

C. 0,5.

D. 0,2.

Câu 21:

Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo thành từ một axit đơn chức một ancol đa chức, đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo có thể có của X

A. 2.

B. 5.

C. 7.

D. 9.

Câu 22:

Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

 (1) C7H18O2N2 (X) + NaOH to X1 + X2 + H2O                               

(2) X1 + 2HCl ® X3 + NaCl

(3) X4 + HCl ® X3                                                

(4) nX4  to tơ nilon-6 + nH2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.

B. Phân tử khối của lớn hơn so với X3.

C. X1 tác dụng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

D. X2 làm quỳ tím hóa hồng.

Câu 23:

Cho dãy gồm các chất sau: anlyl axetat, metyl fomat, phenyl axetat, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy trên khi bị thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5

Câu 24:

Cho sơ đồ sau:                               

Công thức cấu tạo của M

A. CH2=CHCOOCH=CH2.

B. CH2=C(CH3)COOCH2CH3.

C. C6H5COOCH2CH3.

D. CH2=CHCOOCH2CH2CH3.

Câu 25:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl.

(b) Thả một đinh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(c) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3.

(d) Nối một dây Fe với một dây Cu rồi để trong không khí ẩm.

(e) Đốt một dây Fe trong bình kín chỉ chứa đầy khí O2.

(f) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 26:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho bột CaCO3 vào dung dịch NaOH.    

(b) Cho bột Mg vào dung dịch Zn(NO3)2.

(c) Cho CaO vào nước.                                  

(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.

(e) Cho BaSO4 vào dung dịch HCl.

 Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hóa học, crom thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB.

(b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.

(c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.

(d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.

(e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III).

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm và hiện tượng được mô tả như sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH thì dung dịch thu được có màu vàng.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch kali đicromat loãng thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

(c) Cho bột đồng đến dư vào dung dịch muối sắt(III) sunfat, dung dịch từ màu vàng chuyển dần sang màu xanh.

(d) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch sắt(II) clorua thu được kết tủa màu đen.

(e) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, thấy ngay lập tức sủi bọt khí.

Số thí nghiệm được mô tả đúng hiện tượng là

A. 4

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 29:

Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,78 gam. Giá trị của m là

A. 2,02.

B. 1,54.

C. 1,22.

D. 1,95.

Câu 30:

Cho E là triglixerit được tạo bởi hai axit béo X, Y (trong ba axit panmitic, stearic, oleic; Mx < My) và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam E thu được 0,55 mol CO2 và 0,51 mol H2O. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,58 gam E bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp hai muối, trong đó có m gam muối của X. Giá trị của m là

A. 2,94.

B. 2,78.

C. 3,20.

D. 6,40.

Câu 31:

Este X được điều chế từ α-aminoaxit và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 51,5. Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch KOH 1,4 M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. Khối lượng chất rắn G

A. 32,01 gam.

B. 32,13 gam.

C. 11,15 gam.

D. 27,53 gam

Câu 32:

Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Z gồm Al2(SO4)3 (a mol) và H2SO4 (b mol). Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được (y mol) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là

A. 3 : 2.

B. 1 : 1.

C. 2 : 3.

D. 3 : 1.

Câu 33:

Cho các phương trình phản ứng hóa học sau (theo đúng tỉ lệ mol, các phản ứng đều ở điều kiện và xúc tác thích hợp):

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O               

(2) X2 + CuO → X3 + Cu + H2O

(3) X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3

(4) X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3                

(5) 2X4 → X5 + 3H2

Phát biểu nào sau đây sai?

A. X2 rất độc không được sử dụng để pha vào đồ uống.

B. X có 8 nguyên tử H trong phân tử.

C. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.

D. X5 có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3.

Câu 34:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 42,7.

B. 39,3.

C. 40,9.

D. 45,4.

Câu 35:

Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, YZ. Đốt cháy hoàn toàn 11,09 gam hỗn hợp E gồm X, Y, ZT cần vừa đủ 13,048 lít khí O2 (đktc) thu được H2O và 10,416 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác 11,09 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Cho 11,09 gam E tác dụng hết với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,61.

B. 5,80.

C. 4,68.

D. 5,04.

Câu 36:

Hai hợp chất hữu cơ X, Y (đều chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức), MX = 76 gam/mol, Y có vòng benzen. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml H2 (đktc). Chất Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam Z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác 4,48 gam Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z

A. 9.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Câu 37:

Cho các dung dịch sau: AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl3, Fe2(SO4)3, Ba(AlO2)2, Ba(HCO3)2. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Có 5 dung dịch khi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được kết tủa.

B. Có 2 dung dịch khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa.

C. Có 4 dung dịch khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa.

D. Có 3 dung dịch khi tác dụng với dung dịch H2SO4 dư, thu được kết tủa.

Câu 38:

Điện phân dung dịch X chứa 0,3 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với dung dịch X (lượng nước bay hơi không đáng kể). Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 3 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,4

B. 0,3

C. 0,2

D. 0,5.

Câu 39:

Hoà tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 111,27.

B. 180,15.

C. 196,35.

D. 160,71.

Câu 40:

Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M, thu được dung dịch X và V lít CO2 thoát ra (đktc). Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,6M và BaCl2 1,5M, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 1,0752 và 22,254.

B. 1,0752 và 20,678.

C. 0,448 và 25,8.

D. 0,448 và 11,82.