Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đun nóng m gam hỗn hợp a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

A. 42,12

B. 54,96

C.  51,72

D. 48,48

Câu 2:

Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, I = 20A cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần dùng vừa đủ 800 ml NaOH 1M. Nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 và thời gian điện phân là:

A. 1,6 M; 3860 giây

B. 3,2 M; 360 giây

C. 0,4 M; 380 giây

D. 0,8 M; 3860 giây

Câu 3:

Cho dãy chuyển hóa sau

p-Br-C6H4-CH2Brdd NaOH,toA1ddNaOH dac,to,pA2NaA4HCOOH,H2SO4A5

A5 có công thức là

A. HCOO-C6H4-CH2OH

B. HO-C6H4-CH2OH

C. HO-C6H4-CH2OCOH

D. HCOO-C6H4-CH2COOH

Câu 4:

Cho X là  hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2  là

A. 25,75.

B. 22,89.

C. 24,52.

D. 23,95

Câu 5:

Trong các muối sau. Muối nào dễ bị nhiệt phân nhất

A. NaNO3.

B. KBr.

C.KHCO3.

D.LiCl

Câu 6:

Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần của axit:

A. C6H5OH < p- CH3- C6H4-OH < p- O2N- C6H4-OH < CH3COOH

B. p- CH3- C6H4-OH <C6H5OH < p- O2N- C6H4-OH< CH3COOH.

C. C6H5OH < p- CH3- C6H4-OH < CH3COOH < p- O2N- C6H4-OH.

D. p- CH3- C6H4-OH< C6H5OH< CH3COOH< p- O2N- C6H4-OH

Câu 7:

Hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện là 1,93 (A). Nếu thời gian điện phân là t(s) thu được kim loại ở catot và 156,8 (ml) khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t(s) thì thu được 537,6 (ml) khỉ ở cả hai điện cực. Biết các khí đo ở đktc. Thời gian t và giá trị a lần lượt là

A. 1400 s và 4,5 gam.

B. 1400 s và 7 gam.

C. 1400 s và 7 gam.

D.  700 s và 3,5 gam

Câu 8:

Cho các trường hợp sau:

(1). Sục khí O3 vào dung dịch KI.

(2). Cho axit HF tác dụng với SiO2.

(3). Sục khí O2 vào nước clo

(4). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2

(5). Đun nóng dung dịch  H2O2 có xúc tác MnO2

(6). CaC2  tác dụng với nước

Số trường hợp tạo ra đơn chất là

A. 4

B3.

C5

D. 2

Câu 9:

Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ Y tế quy định có 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất này tối đa là:

A. 10 mg.

B. 12 mg

C. 900 mg.

D. 1500 mg.

Câu 10:

Cho hình sau:

Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây:

A. C2H2.

B. CH4.

C. C2H4.

D. NH3.

Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

(1). Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại kiềm

(2). Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm điện.

(3). Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

(4). Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn hay bó bột

(5). Để điều chế kim loại Al có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 hay AlCl3

(6). Kim loại Al tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C5

D.2

Câu 12:

Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị có cực?

A. CO2

B. NaF

CCH4

D.Cl2

Câu 13:

Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12 M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. HCOOH.

BCH3COOH.

CC2H5COOH.

DC2H3COOH

Câu 14:

Khí nào sau đây có thể làm mất màu nước Brom?

A. CO2

B. N2.

C. SO2

D. O2

Câu 15:

Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-  ;0,1 mol Na+; 0,3 mol Cl- còn lại là ion NH4+ . Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc, tổng khối lượng hai dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam? (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể)

A. 6,825 gam

B. 12,474 gam

C. 6,761 gam

D. 4,925 gam

Câu 16:

Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam este X (được tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol Z) bằng dung dịch NaOH thu được 23,04gam muối và m gam hơi ancol Z. từ Z bằng một phản ứng có thể điều chế được.

A. CH3COOH, C2H4, CH3CHO

B. CO2, C2H4, CH3CHO.

C. HCHO, CH3Cl, CH3COOH

DHCHO, C2H4, CH2=CH-CH=CH2

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3, lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại), sau một thời gian thu được chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: hòa tan dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất không tan.

- phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc)

Giá trị m là:

A. 16,8

B. 24,8

C.32,1

D. Đáp án khác

Câu 18:

Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức thu được hỗn hợp X gồm cacboxylic, anđehit, ancol dư, nước. Ngưng tụ toàn bộ hỗn hợp X rồi chia làm hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là

A. 40,00 %

B. 62,50 %

C. 50,00 %

D. 31,25 %

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là

A. 8m=19a-11b

B. m=11b-10a

C. 3m=22b-19a

D. 9m=20a-11b

Câu 20:

Chất nào sau đây không phản ứng trong dung dịch kiềm khi đun nóng

A. axit fomic.

B.saccarozo

CGly-ala

D. Metyl axetat

Câu 21:

Cho các nhận định sau:

(1). Saccarozo và glucozo đều có phản ứng thủy phân.

(2). Không thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau: glyxerol, glucozo, etanal.

(3). Axit axetic phản ứng được với dung dịch natri phenolat và dung dịch natri etylat

(4). Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp

(5). Bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic

(6). Để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin người ta tráng ống nghiệm bằng dung dịch kiềm loãng rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch .

Số nhận định sai là:

A. 3

B.2

C.4

D.1

Câu 22:

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Glucozo và fructozo là hai dạng thù hình của cùng 1 chất.

B. Glucozo và fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở

CGlucozo và fructozo đều tạo được dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

D. Glucozo và fructozo đều có nhóm chức CHO trong phân tử

Câu 23:

Cho các mệnh đề sau:

(I) HI là chất có tính khử mạnh, có thể khử được S+6 xuống S-2

(II) Nguyên tắc điều chế Cl2 là khử ion Cl- bằng các chất như KMnO4, MnO2, KClO3.

(III) phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là tiến hành điện phân các dung dich như H2SO4, HCl, NaSO4, BaCl2

(IV) Lưu huỳnh tả phương và lưu huỳnh đơn tả là hai dạng thù hình của lưu huỳnh.

(V) HF vừa có tính khử mạnh, vừa có khẳ năng ăn mòn thủy tinh

(VI) Ở nhiệt độ cao, N2 có thể đóng vai trò là chất khử hoặc chất oxi hóa

Số mệnh đề đúng là:

A. 3.

B.4.

C.5

D.2

Câu 24:

Cho phản ứng :

4H2 (khí) + Fe2O3(rắn)3 Fe (rắn) + 4H2O (hơi)

Trong các biện pháp sau:

(1) tăng áp suất;

(2) thêm Fe3O4 vào hệ ;

(3) nghiền nhỏ Fe3O4 ;

(4)thêm H2 vào hệ.

Có bao nhiêu biện pháp làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận?

A. 3.

B.4.

C.2

D.1

Câu 25:

Các chất trong dãy chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng gương

A.Axit fomic, metyl fomat, benzanđehit.

B. saccarozo, anđehit fomic, metyl fomat,             

C. methanol, metyl fomat, glucozo

Dđimetyl xetol, metanal, matozo

Câu 26:

khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất (không kể đồng phân hình học). Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 2.

B.4.

C.5

D.3

Câu 27:

Khi nhiệt phân NH4NO3, NH4NO2,CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là

A. 5.

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 28:

hỗn hợp X gồm bột Al (dư), Fe3O4 và CuO. Nung nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y không phản ứng được với:

A. AgNO3.

B. H2

C. H2SO4 loãng

D. NaOH

Câu 29:

cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng ion H+ và lượng kết tủa Al(OH)3 trong phản ứng của dung dịch chưa ion H+ với dung dịch chứa ion [Al(OH)4]- hoặc ion AlO2- như sau

Với X là nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Khối lượng kết tủa trong 2 trường hợp đều là a (gam). Dựa vào đồ thị, giá trị của a là

A. 0,468.

B. 1,95

C. 0,78

D. 0,936

Câu 30:

Cho sơ đồ phản ứng

Crto+Cl2, duXdd NaOH duY+Br2Z ( là hợp chất của Crom)

Chất Z trong sơ đồ trên là

A. H2CrO4.

B. Na2CrO2.

C. Na2CrO7.

D. Na2CrO4

Câu 31:

Cho các chất sau: axit glutamic, valin, lysine, alanin, trimetylamin, aniline. Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:

A. 1,1,4.

B. 3,1,2

C. 1,2,3

D. 2,1,3

Câu 32:

hỗn hợp X gồm axit a xetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

A.0,6.

B.0,8.

C.0,3.

D.0,2

Câu 33:

Hợp chất Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng có mùi hương đặc trưng. Là hương liệu quý dùng trong công nghiệp hương liệu và thực phẩm giúp làm đẹp da, tạo mùi hương đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Khi phân tích định lượng Geraniol thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất là % C=77,92%, % H=11,69%, còn lại là Oxi, công thức đơn giản nhất cũng là công thức phân tử. Vậy công thức phân tử của Geraniol là:

A.C10H18O.

B. C20H28O.

C. C10H20O.

D. C20H30O

Câu 34:

Hợp chất Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng có mùi hương đặc trưng. Là hương liệu quý dùng trong công nghiệp hương liệu và thực phẩm giúp làm đẹp da, tạo mùi hương đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Khi phân tích định lượng Geraniol thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất là % C=77,92%, % H=11,69%, còn lại là Oxi, công thức đơn giản nhất cũng là công thức phân tử. Vậy công thức phân tử của Geraniol là:

A.C10H18O.

B. C20H28O.

C. C10H20O.

D. C20H30O

Câu 35:

Phát biểu nào sau đây đúng

(1). Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH vì nhân bezen hút e của nhóm –OH, làm cho liên kết này phân cực mạnh. Hiđro trở lên linh động hơn.

(2). Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH được minh họa bằng phản ứng của phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn C2H5OH thì không phản ứng

(3). Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3, vì khi sục khí CO2 vào dung dịch C5H6ONa ta sẽ thu được C6H5OH kết tủa

(4). phenol  trong nước cho môi trường axit, làm quỳ tím hóa đỏ

A. 2,3

B1,2

C.3,4

D.1,2,3

Câu 36:

Cho các chất sau: propin, vinyl axetilen, glucozo, saccarozo, axit fomic, axit oxalic, andehit axetic. Số chất khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3

A. 2

B.3.

C5.

D.4

Câu 37:

Nung nóng hỗn hợp gồm 31,6 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 46,5 gam hỗn hợp rắn Y gồm 6 chất. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng thu được khí clo. Hấp thụ khí sinh ra vào 300ml dung dịch NaOH 5M đung nóng thu được dug dịch Z. Cô cạn Z được m(gam) chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là:

A. 79,8 g

B. 91,8 g.

C. 66,5 g.

D. 86,5 g

Câu 38:

Cho 13,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V1 lít SO2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được 15,2 gam rắn Q. Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400 ml dung dịch P chứa HNO3, và H2SO4 thấy có V2 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất thoát ra, còn 0,64 gam kim loại chưa tan hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc,. Giá trị V1, V2

A. 2,576 và 0,896.

B2,576 và 0,224.

C2,576 và 0,672.

D2,912 và 0,224

Câu 39:

Cho hỗn hợp gồm Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 vào dung dịch NaOH dư, sau phản  ứng kết thúc thu được phần rắn, lọc lấy phần rắn rồi chia làm 2 phần:

-  Phần 1: tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư

- Phần 2: Hòa tan vừa hết với dung dịch HCl

Số phản ứng oxi hóa khử tối đa có thể xảy ra là:

A. 8

B. 6.

C. 7

D.5

Câu 40:

Chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng ở Myanmar cao chừng 100m, đường kính khoảng 240m. Bao bọc ngôi bảo tháp của chùa này là 60 tấn vàng lá cùng với vô số kim cương và hồng ngọc dùng để trang trí…tạo nên sự lung linh huyền ảo. Yếu tố này tạo nên là do tính ánh kim của vàng. Nguyên nhân của tính chất này là:

A. Vàng có nguyên tử khối lớn.

B. Các ion kim loại vàng có thể phản xạ hầu hết những tia sang nhìn thấy được

C. Nguyên tử vàng có cấu trúc đặc khít nên vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được.

DCác electron tự do trong mạng tinh thể vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được

Câu 41:

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

A. 21,20

B19,9

C22,75

D20,35

Câu 42:

Cho các phát biểu sau:

(1). Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và ancol

(2). Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.

(3). Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...) hoặc rắn (như triolein...)

(4). Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

(5). Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch dài và không phân nhánh

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 4

C3

D2

Câu 43:

Một hỗn hợp X gồm Na và Al có tỉ lệ mol 1:2 cho vào nước thì thu được dung dịch A, một chất rắn B và 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng chất rắn B và hỗn hợp X lần lượt là

A. 1,35 và 12

B. 5,4 và 15,4

C5,4 và 14,5.

D2,7 và 13,5

Câu 44:

Đung nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 mol dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:

A. C2H5COOC2H5.

BCH3COOC2H5

CC2H3COOC2H5

DC2H5COOCH3

Câu 45:

Cho phản ứng :    Br2 + HCOOH  → 2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Brom là a (M). Sau 50(s), nồng độ Brom còn lại là 0,01M. Tốc độ phản ứng trên tính theo Brom là 4.10-5 (mol/l.s). Giá trị a là

A. 0,016

B. 0,018

C0,014

D0,012

Câu 46:

Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I - tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hóa Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự mạnh dần

A. Fe3+ < I2 < MnO4-

B. I2< Fe3+< MnO4-

CI2< MnO4< Fe3+.

DMnO4- < Fe3+< I2

Câu 47:

X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở 1500C, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình và 1500C áp suất bình vẫn là 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam H2 rồi cho qua bình Ni nung nóng (H=100%) thì thu được hỗn hợp Y. Khối lượng mol trung  bình của Y là:

A. 30

B. 46,5

C48,5.

D42,5

Câu 48:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm rắn gồm:

A. KNO2, CuO, FeO và Ag

B. KNO2, CuO, FeO và Ag2O

CKNO2, CuO, Fe2O3 và Ag

DK2O, CuO, Fe2O3 và Ag

Câu 49:

Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch : glucozo, glixerol, etanol, lòng trắng trứng

A. NaOH

B. HNO3

CAgNO3/NH3

DCu(OH)2

Câu 50:

Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) cho vào luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:

A. 80%

B. 20%

C60%

D40%