Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 8)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng :
A. Nước vôi.
B. Giấm ăn.
C. Muối ăn.
D. Phèn chua.
Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 7,20.
B. 6,66.
C 8,88.
D. 10,56.
Để hòa tan x mol một kim loại M cần dùng vừa đủ 2x mol HNO3 đặc, nóng giải phóng khí NO2. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau đây :
A. Fe.
B. Au.
C. Cu.
D. Ag.
Lượng glucozo cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là :
A. 1,44 gam.
B. 1,80 gam.
C. 1,82 gam.
D. 2,25 gam.
Cho các nhận xét sau :
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2) Khác với axit axetic, axit amino axetic có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic , aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α – amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit Gly – Phe – Tyr – Gly – Lys – Gly – Phe – Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chưa Gly.
(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Số nhận xét đúng là :
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã tham gia phản ứng. Tên gọi của este là :
A. etyl axetat.
B. metyl axetat.
C. n – Propyl axetat.
D. metyl fomat.
Cho các phản ứng sau :
Biết X là chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1 mol Z tác dụng hết với Na (dư) thì số mol H2 thu được là :
A. 0,10
B. 0,20.
C. 0,05.
D. 0,15.
Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là :
A. Mg, Zn, Cu.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cr.
D. Ba, Ag, Au.
Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện chuẩn) như sau : Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với Fe2+ trong dung dịch là :
A. Ag và Fe3+.
B. Zn và Ag+.
C. Ag và Cu2+.
D. Zn và Cu2+.
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là :
A. 20,16 gam.
B. 19,20 gam.
C. 19,76 gam.
D. 22,56 gam.
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozo có cấu tạo dạng mạch hở :
A. Hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh.
B. Phản ứng lên men thành rượu.
C. Phản ứng với CH3OH có xúc tác HCl.
D. Phản ứng tráng bạc.
Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. C2H3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. C2H5COOC2H5.
D. CH3COOC2H5.
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Ag và Cu :
(a) Cho x vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc)
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là :
A. (d).
B. (b).
C. (c).
D. (a).
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp Cao su Buna – S là :
A. CH2 = CH–CH=CH2 và CH3CH=CH2.
B. CH2=C(CH3)–CH=CH2 và C6H5CH=CH2.
C. CH2–CH–CH=CH2 và lưu huỳnh.
D. CH2=CH–CH=CH2 và C6H5CH=CH2.
Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là :
A. 5.
B. 7.
C. 8.
D. 6.
Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,l5M với cường độ dòng điện I = 1,34 A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catot sau điện phân là :
A. 3,45 gam.
B. 2,80 gam.
C. 3,775 gam.
D. 2,48 gam.
Xà phòng hóa 17,6 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là :
A. 20,8 gam.
B. 17,12 gam.
C. 16,4 gam.
D. 6,56 gam.
Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm :
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)3.
D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là :
A. 4,5.
B. 9,0.
C. 18,0.
D. 8,1.
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Polistiren
C. Polietilen.
D. Poli(etylen – terephtalat)
Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là :
A. 13,28 gam.
B. 52,48 gam.
C. 42,58 gam.
D. 52,68 gam.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ ?
A. Cr.
B. Sr.
C. Al.
D. Fe.
Cho phương trình hóa học của phản ứng :
2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng ?
A. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.
B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa.
C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng) thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ % của ZnSO4 trong dung dịch Y là :
A. 10,21%.
B. 18,21%.
C. 15,22%.
D. 15,16%.
Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là :
A. 6,40.
B. 5,76 .
C. 3,84.
D. 5,12.
Amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên gọi của X là :
A. Glyxin.
B. Lysin.
C. alanin.
D. valin
Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là :
A. 1,25.
B. 2,25.
C. 3,25.
D. 1,5.
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N – R – COOR’ (R, R’ là các gốc hidrocacbon), thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là :
A. 3,56.
B. 5,34 .
C. 4,45.
D. 2,67.
Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào thanh sắt). Giá trị của m là :
A. 1,44
B. 3,60.
C. 5,36.
D. 2,00.
Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại :
A. Zn.
B. Ag.
C. Pb.
D. Cu.
Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Cho hỗn hợp bột Al và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 3 muối. Các muối trong dung dịch X là :
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
C. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3.
D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, và AgNO3.
Cho dãy các chất : tinh bột, xenlunozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy khi phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo kết tủa là :
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu và HNO3 đặc, nóng là :
A. 10.
B. 12.
C. 18.
D. 20.
Một polime có phân tử khối là 280000 đvC và hệ số trùng hợp là 10000. Polime ấy là :
A. PVC.
B. PS.
C. PE.
D. teflon.
Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim ?
A. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.
B. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất.
C. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.
D. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.
Cho các phát biểu sau :
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacsbon và hidro.
(c) Dung dịch glucozo bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(d) Những hợp chất hữu có có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm – CH2 là đồng đẳng của nhau.
(e) Saccarozo chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là :
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N5+). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là :
A. 4,20.
B. 4,06.
C. 3,92.
D. 2,40.
Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là :
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C3H9N là :
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần 3,88 lít dung dịch NaOH 0,125M. Giá trị của V là :
A. 352,8.
B. 268,8.
C. 358,4.
D. 112.
Cho biết các phản ứng xảy ra sau :
(1) 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3.
(2) 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là :
A. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
B. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 2 ?
A. Metyl amin.
B. Trimetylamin.
C. Đimetylamin.
D. Phenylamin.
Amino axit X có công thức H2N – CxHy – (COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nito trong X là :
A. 11,966%.
B. 10,687%.
C. 10,526%
D. 9,524%.
Trong các polime : tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon – 6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlunozo là :
A. Tơ visco và tơ nilon – 6.
B. Tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. Sợi bông và tơ visco.
D. Sợi bông, tơ visco và tơ nilon – 6.
Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là :
A. Glyxylalanyl.
B. Glyxylalanin.
C. Alanylglixyl.
D. Alnylglixin.
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?
A. Phenyl axetat.
B. Vinyl axetat.
C. Etyl axetat.
D. Propyl axetat.
Nết vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn :
A. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
B. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
C. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
D. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 mol glixerol và :
A. 3 mol C17H35COONa.
B. 3 mol C17H33COONa.
C. 1 mol C17H33COONa.
D. 1 mol C17H35COONa.
Cho 1,792 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 4,728.
B. 3,940.
C. 1,576.
D. 2,364.