Đề thi thử THPTQG môn GDCD cực hay có đáp án (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Quyền của công dân.

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 2:

Đâu không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

D. Người vi phạm chưa đủ 18 tuổi.

Câu 3:

Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?

A. Phê bình.

B. Chuyển công tác khác.

C. Cảnh cáo.

D. Buộc thôi việc.

Câu 4:

Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. trái với các quan hệ xã hội.

B. trái pháp luật

C. không thiện chí

D. có lỗi.

Câu 5:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của cá nhân và tổ chức?

A. Đúng đắn.

B. Phù hợp.

C. Hợp pháp.

D. Chính đáng.

Câu 6:

Anh K điều khiển xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Anh K đã

A. thi hành pháp luật

B. sử dụng pháp luật

C. tuân thủ pháp luật

D. áp dụng pháp luật.

Câu 7:

Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?

A. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.

B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai

C. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà

D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng

Câu 8:

S và T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập kho đựng cổ vật và lấy trộm 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của S và T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 9:

Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự và dân sự

B. Hình sự và kỷ luật.

C. Hình sự.

D. Hành chính

Câu 10:

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Những người có tài sản.

B. Mọi công dân.

C. Những người có trình độ.

D. Những người từ đủ 18 tuổi.

Câu 11:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị truy tố trước pháp luật.

B. bị xử lí như nhau trước pháp luật.

C. phải chịu trách nhiệm hình sự.

D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 12:

Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. bố mẹ có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, con cái không có quyền đưa ra ý kiến.

C. lợi ích của cá nhân phải phục vụ lợi ích chung của gia đình, dòng họ; trên bảo dưới phải nghe.

D. vai trò của người chồng, người con trai trưởng được đề cao và quyết định các công việc chính trong gia đình.

Câu 13:

Những người lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao trong các doanh nghiệp luôn được người sử dụng lao động ưu ái và đãi ngộ đặc biệt. Hành động của người sử dụng lao động trên chính là bình đẳng trong

A. lao động.

B. sản xuất.

C. kinh doanh.

 

D. công việc.

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Chăm lo việc học tập, phát triển của con

  B. Xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật.

C. Tôn trọng ý kiến của con

D. Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ con.

Câu 15:

Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.” Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?

A. Đều là những quy định về quyền trẻ em

B. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em.

C. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em

D. Đều là những điều các em cần có.

Câu 16:

Pháp luật đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích. Nội dung này được pháp luật quy định trong quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền khiếu nại, tố cáo

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 17:

Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 18:

Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền gì?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự

Câu 19:

Cho các hành động: (1) Tung tin, bịa đặt nói xấu về sản phẩm của công ty khác; (2) Anh H phát biểu ý kiến về thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong cuộc hợp tổ dân phố; (3) Ông N bắt cháu H nhốt ở trong phòng 2 giờ. Hãy chọn đáp án đúng:

A. (1) và (2) Vi phạm quyền tự do của công dân.

B. (2) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. (3) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.

D. (1) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Câu 20:

"Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?

A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.

B. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.

C. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 21:

Quyền tham gia quản lý nhà nước là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp của nước ta được quy định trong văn bản nào dưới đây?

A. Luật Bầu cử.

B. Luật Dân sự.

C. Hiến pháp.

D. Luật Tố tụng Hình sự.

Câu 22:

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?

A. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.

C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân chủ tập trung

Câu 23:

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch, cán bộ cơ quan X có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở

B. Nói chuyện đó với nhiều người.

C. Tố cáo với người có thẩm quyền

D. Đăng thông tin trên Facebook.

Câu 24:

Anh A là người dân tộc Rơ Măm đã 30 tuổi và có đủ các điều kiện để tham gia ứng cử và bầu cử theo Luật Bầu cử. Trong đợt tổng tuyển cử năm 2016 anh A đã tự ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân nhưng trong đợt hiệp thương lên danh sách bầu cử anh A đã bị hội đồng bầu cử loại khỏi danh sách bầu cử vì lý do anh là người thuộc 16 dân tộc có số dân ít nhất. Việc làm của hội đồng bầu cử đã vi phạm quyền

A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. dân chủ của công dân.

C. công dân.

D. bầu cử và ứng cử.

Câu 25:

Chủ thể nào đảm bảo quyền sáng tạo của công dân?

A. Nhà nước.

B. Xã hội.

C. Cơ quan.

D. Nhà trường.

Câu 26:

Nhà nước ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền:

A. học tập.

B. bình đẳng

C. dân chủ.

D. sáng tạo.

Câu 27:

Đâu không phải nội dung của quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền được sáng tác văn học.

B. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.

C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Công dân có quyền học tập không hạn chế.

Câu 28:

Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em miễn phí 18001567 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em ra đời từ năm 2004 để mọi người có thể gọi tới mỗi khi gặp sự việc bất bình là đảm bảo cho quyền

A. Phát triển.

B. Sáng tạo.

C. Tự do.

D. Học tập.

Câu 29:

Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?

A. Cán bộ, chiến sĩ quân đội.

B. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân Việt Nam.

D. Cán bộ, chiến sĩ công an.

Câu 30:

Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây?

A. Công cụ và phương tiện lao động.

B. Phương tiện lao động.

C. Người lao động và công cụ lao động.

D. Công cụ lao động.

Câu 31:

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là

A. hệ thống bình chứa

B. kết cấu hạ tầng của sản xuất.

C. công cụ sản xuất.

D. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.

Câu 32:

M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống văn hóa.

B. Phát triển kinh tế.

C. Giữ gìn truyền thống gia đình.

D. Củng cố an ninh quốc phòng.

Câu 33:

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A. Nước lọc.

B. Không khí.

C. Điện.

D. Rau trồng để bán

Câu 34:

Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?

A. Anh C.

B. Anh A.

C. Anh A và anh B

D. Anh B.

Câu 35:

Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với trà sữa F của công ty K. Việc cố ý sử dụng nhãn hiệu gần giống với hãng trà sữa N, hình dáng và mẫu mã gần giống như vậy là thể hiện tác động tiêu cực của cạnh tranh đến việc

A. chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt

B. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức.

C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

D. sử dụng thủ đoạn phi pháp và bất lương.

Câu 36:

Khi cầu giảm sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung – cầu?

A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Thị trường chi phối cung cầu.

D. Cung cầu tác động lẫn nhau

Câu 37:

Khi giá cam là 15.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường Hà Nội lượng cam được bán ra đến 10 tấn cam. Nhưng khi lên tới 30.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 4 tấn cam một ngày. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Với mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và khả năng đáp ứng khác nhau.

B. Giá cam lên cao do sự quản lí, bình ổn giá của Nhà nước

C. Giá cam lên cao phụ thuộc hoàn toàn vào điều tiết của Nhà nước

D. Giá cam thay đổi là do nhu cầu tiêu dùng của người mua thay đổi.

Câu 38:

Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có

A. tiền đề cho công nghiệp phát triển

B. tạm thời ổn định bền vững.

C. tác dụng to lớn và toàn diện

D. bước đầu có ảnh hưởng.

Câu 39:

Công việc phải làm của công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyển đổi căn bản toàn diện

A. các dịch vụ.

B. về kinh tế xã hội.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế.

Câu 40:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của

A. tự động hóa

B. công nghiệp hóa

C. hiện đại hóa.

D. kinh tế tri thức.