Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải (P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:
A. Thực dân Pháp và tay sai
B. Thực dân Pháp
C. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật
D. Phát xít Nhật
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?
A. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang
B. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi.
C. Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên.
D. 17 nước châu Phi giành độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ?
A. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ.
B. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng.
C. Bảo đảm lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
D. Giúp Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu.
Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?
A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước.
C. Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
D. Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mĩ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Ngụy nhào.
Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì đã xác định được
A. Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN.
B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
C. Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D. Vai trò của tổ chức ASEAN.
Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam?
A. Khả năng chi viện của Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
B. Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
C. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã rút khỏi Miền Nam.
D. Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã làm được nhiệm vụ gì?
A. Lật độ chế độ chuyên chế Nga hoàng
B. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc
C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp.
D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc
Trong giai đoạn 1919 – 1925, sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Nhóm Cộng Sản Đoàn được lập ra.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập.
C. Thành lập Công hội (bí mật).
D. Bãi công của công nhân Ba Son.
Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” nhằm mục đích
A. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
B. Kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
C. Tham chiến trực tiếp với Pháp ở Đông Dương.
D. Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.
Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường
A. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ.
D. Sử dụng bạo lực cách mạng.
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 đã
A. phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp
B. tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
C. buộc pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh.
D. tiêu diệt lực lượng quan trọng của quân Pháp.
Nước nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Peru.
B. Argentina.
C. Cuba.
D. Mehico.
Theo thỏa thuận của hội nghị Pốt-xđam, việc giải giáp Quân Nhật ở Đông Dương được giao cho
A. Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc.
B. Quân đội Anh và Hồng quân Liên Xô.
C. Quân đội Mỹ và Hồng quân Liên Xô.
D. Quân đội Pháp và quân đội Mỹ.
Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do
A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài.
B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển.
D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.
Nội dung của ba chương trình kinh tế lớn được Đại hội VI (12/1986) đề ra là
A. Máy móc, lương thực - thực phẩm và hàng xuất khẩu.
B. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
C. Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc.
D. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc.
Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2/ 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là
A. Đông Dương Cộng Sản Đảng.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là:
A. Cục diện chiến tranh lạnh.
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực.
C. Sự hình thành xu hướng đa cực.
D. Xu thế toàn cầu hóa.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 chứng tỏ
A. Phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản đã phát triển mạnh mẽ.
B. Điều kiện thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi.
C. Hoạt động có hiệu quả của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Quá trình phát triển từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân đã hoàn thành.
Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
A. Phương thức tác chiến theo kiểu phong kiến.
B. Triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào.
C. Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất.
D. Mang tính địa phương, thiếu sự liên kết.
Thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng 1958 vì
A. Quân Pháp không quen thủy thổ và khí hậu Việt Nam
B. Bị quân dân ta đánh trả quyết liệt
C. Quân Pháp chủ quan và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng
D. Quân Pháp không có người chỉ huy tài giỏi
Trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thời gian nào được xác định là thời cơ ngàn năm có một?
A. Khi Nhật đầu hàng đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương
B. Khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
C. Khi Nhật đảo chính Pháp
D. Khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị” thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới
B. Trật tự hai cực Ianta được hình thành
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế
Cơ quan Tuyên truyền của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
A. Tiền Phong
B. Tin tức
C. Tuổi Trẻ
D. Thanh niên
Điểm chung của Hiệp ước Bali 1976 và định ước Henxinki 1975 là
A. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
B. Khẳng định sự bền vững của đường biên giới quốc gia
C. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
D. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
“Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở Nga?
A. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết.
B. Cách mạng Tháng 2 năm 1917.
C. Cách mạng 1905 1907.
D. Cách mạng tháng 10 năm 1917.
Nội dung nào sau đây không thuộc kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Chính quyền thực dân Pháp tại Nghệ - Tĩnh đầu hàng.
B. Nhiều lý trưởng, chánh tổng bỏ trốn.
C. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã thành lập các Xô Viết.
D. Hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tan rã ở nhiều thôn, xã.
Qua Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản suất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất thực dân
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
D. Phương thức sản xuất phong kiến
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào?
A. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương
B. Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh.
C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.
D. Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975)
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945)
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
Nội dung nào dưới đây không thuộc về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước
B. Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại
C. Lãnh thổ rộng lớn tài nguyên thiên nhiên phong phú
D. Chi phí cho quốc phòng của Mỹ thấp
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
C. Địa chủ, phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân.
D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của bộ chính trị trung ương đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở Việt Nam là
A. Kết hợp tiến công trên ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn và đô thị.
B. Kết hợp đấu tranh trên 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
C. Kết hợp tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
D. Kết hợp tiến công và nổi dậy giữa chiến trường chính và chiến trường phụ.
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
A. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai.
B. Tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp.
C. Tán thành việc gia nhập tổ chức quốc tế Cộng sản.
D. Tham dự hội nghị quốc tế nông dân.
Điểm chung trong mục tiêu của 3 kế hoạch Rơve, Đờ lát đơ tátxinhi, Nava mà thực dân Pháp thực hiện trong chiến tranh Đông Dương là gì?
A. Buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.
B. Giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
C. Giành thắng lợi để xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ 1965-1968, lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng?
A. Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đồng minh của Mỹ.
C. Quân viễn chinh Mỹ.
D. Quân đội Sài Gòn.
Nội dung nào sau đây là quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)?
A. Pháp cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập.
C. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do.
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 của nhân dân Việt Nam?
A. Có hậu phương miền Bắc vững chắc.
B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng.
D. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước.
Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1957) là quyết định của bộ chính trị trung ương Đảng trước chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
C. Chiến dịch đường 14 - Phước Long
D. Chiến dịch Tây Nguyên
Căn cứ địa cách mạng là
A. Địa bàn bí mật mà địch không ngờ tới.
B. Địa bàn chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Nơi cung cấp chủ yếu về sức người, sức của cho cách mạng.
D. Nơi chính quyền dịch tan rã hoàn toàn, nhân dân làm chủ.
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực
A. Công nghiệp vũ trụ
B. Công nghiệp nặng
C. Sản xuất nông nghiệp
D. Khoa học kỹ thuật