Đề thi thử THPTQG năm 2019 Môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết(đề số 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?

A. Xử lý nghiêm minh.

B. Lấy giáo dục là chủ yếu.

C. Chỉ phạt tiền.

D. Trừng trị thích đáng.

Câu 2:

Một hòn đá lăn từ độ cao 20m trên mặt phẳng nghiêng là thuộc hình thức vận động cơ bản nào sau đây của thế giới vật chất?

A. Vật lí.

B. Hóa học.

C. Cơ học.

D. Sinh học.

Câu 3:

Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào có giá trị pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật Hình sự.

C. Bộ luật Dân sự.

D. Luật Đất đai.

Câu 4:

Anh A vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại. Em B đi xe đạp điện bất ngờ sang đường, anh A không kịp xử lý nên đã va vào em B. Hậu quả là anh A và em B đều bị thương, xe máy của anh A và xe đạp điện của em B bị hư hỏng. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, ai thực hiện đúng pháp luật?

A. Anh A.

B. Cảnh sát giao thông.

C. Em B và cảnh sát giao thông.

D. Anh A và cảnh sát giao thông.

Câu 5:

Công ty S do ông V làm giám đốc đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước, đồng thời ông V còn chỉ đạo kế toán công ty là chị T tiêu hủy các chứng từ có liên quan. Biết chuyện đó nên anh X là nhân viên công ty đã tố cáo ông V, thấy vậy con ông V là M đã nhờ S, Q và K hành hung anh X, đồng thời đưa ông V trốn đi xa. Còn chị T do được gia đình vận động đã ra đầu thú. Những ai dưới đây có hành vi vi phạm pháp luật?

A. Anh S, anh Q, anh K.

B. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K.

C. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K, anh X.

D. Ông V, chị T, anh M, anh S, anh Q, anh K.

Câu 6:

Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta được thể hiện qua phương hướng nào sau đây?

A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Câu 7:

Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. từ 18 tuổi trở lên.

Câu 8:

Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị gây gổ nên anh C đã dùng dao đâm anh N bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh trai A, C, M, A.

B. Anh trai A, N, C.

C. Anh C.

D. Anh trai A, M, N, H, A.

Câu 9:

Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa được

A. thông qua.

B. biểu hiện.

C. thực hiện.

D. phản ánh.

Câu 10:

Theo nội dung quy luật cung- cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cung nhỏ hơn cầu.

C. cung bằng cầu.

D. cầu giảm, cung tăng.

Câu 11:

Cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật dưới dạng nào?

A. Có thể là không hành động.

B. Có thể là hành động.

C. Hành động.

D. Không hành động.

Câu 12:

Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?

A. Nên làm

B. Phải làm

C. Được làm

D. Không được làm

Câu 13:

Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

B. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.

C. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.

D. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 14:

Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của

A. mọi quá trình sản xuất.

B. mọi quá trình trao đổi, mua bán.

C. mọi tư liệu sản xuất.

D. mọi xã hội.

Câu 15:

Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Kỷ luật.

D. Hành chính.

Câu 16:

Ông H cho ông G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận, trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này, nhưng ông G không trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô xát. Thấy thế T (21 tuổi) và Q (19 tuổi) là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%. Ông H phải nằm viện điều trị hết 25 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông G.

B. Ông G, anh T và anh Q.

C. Ông H, ông B, anh T và anh Q.

D. Ông H.

Câu 17:

Ông A rủ ông B và ông C cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm nhưng ông C từ chối không đi. Biết chuyện này, vợ ông A đã ngăn cản chồng nhưng không được. Khi ông A và ông B đang phá khóa tủ thì bị phát hiện nên đã bỏ chạy. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A, ông

B. Ông C, vợ ông A.

C. Ông A, vợ ông A, ông B, ông C.

D. Ông A, ông B, ông

Câu 18:

Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa X có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 3 giờ, doanh nghiệp N là 2,5 giờ, doanh nghiệp Q là 3,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 3 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị?

A. Doanh nghiệp M.

B. Doanh nghiệp Q.

C. Doanh nghiệp N.

D. Doanh nghiệp Q và M.

Câu 19:

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

A. tư bản độc quyền.

B. phong kiến.

C. chiếm hữu nô lệ.

D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 20:

Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm

A. pháp luật dân sự.

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự.

D. chuẩn mực đạo đức.

Câu 21:

Công ty X ở tỉnh Y do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế. Biết được việc đó, anh C cùng với anh D và anh E đã làm đơn tố cáo ông A. Nhận được đơn tố cáo, cơ quan chức năng Z đã vào cuộc kiểm tra công ty X và buộc công ty X phải nộp lại đầy đủ số tiền thuế đã trốn và nộp thêm tiền phạt theo quy định của pháp luật. Những ai dưới đây đã áp dụng pháp luật?

A. Cơ quan chức năng Z.

B. Công ty X và ông A.

C. Anh C, anh D, anh E.

D. Cơ quan chức năng Z, anh C, anh D, anh E.

Câu 22:

Bản chất của mỗi trường phái triết học là trả lời các câu hỏi về

A. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

B. vật chất.

C. ý thức.

D. Mối quan hệ giữa ý thức và tư duy.

Câu 23:

Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật

A. không cấm.

B. cấm.

C. không đồng ý.

D. cho phép làm.

Câu 24:

Câu tục ngữ nào sau đây mang yếu tố biện chứng?

A. Trời cho hơn lo làm.

B. Giàu sang do trời.

C. Nước chảy đá mòn.

D. Sống chết có mệnh.

Câu 25:

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện

A. nghĩa vụ.

B. công việc chung.

C. trách nhiệm.

D. nhu cầu riêng.

Câu 26:

Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. kỉ luật.

C. hành chính.

D. hình sự.

Câu 27:

Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định.

B. Quy tắc.

C. Pháp luật.

D. Quy chế.

Câu 28:

Chị M trả nợ hết 800 nghìn đồng. Trong trường hợp này tiền đã thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.

B. phương tiện lưu thông.

C. phương tiện thanh toán.

D. thước đo giá trị.

Câu 29:

Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự

A. đấu tranh.

B. diệt vong.

C. tồn tại.

D. phát triển.

Câu 30:

Hành vi nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý ?

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thông.

B. Không tụ tập đua xe trái phép.

C. Kinh doanh không đúng theo giấy phép kinh doanh.

D. Kinh doanh không đóng thuế.

Câu 31:

Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, Chúng ta phải đứng lên!”. Trong đoạn trích trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết mâu thuẫn bằng

A. thương lượng.

B. hòa bình.

C. đấu tranh.

D. thỏa hiệp.

Câu 32:

Do bị chị N thường xuyên bịa đặt nói xấu mình trên facebook nên chị V cùng em gái là G đã đến tận nhà chị N để làm rõ mọi chuyện. Trong lúc chị V  và chị N đang nói chuyện, cô G đã sử dụng điện thoại di động quay và phát trực tiếp lên facebook, chồng chị N tức giận đã mắng chửi và đánh chị G đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Chồng chị N.

B. Vợ chồng chị N và cô G.

C. Chị N.

D. Vợ chồng chị N.

Câu 33:

Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 34:

Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện thực tiễn là

A. mục đích của nhận thức.

B. động lực của nhận thức.

C. tiêu chuẩn của chân lí.

D. cơ sở của nhận thức.

Câu 35:

Hình thức nào sau đây áp dụng với người vi phạm kỉ luật?

A. Cảnh cáo.

B. Phạt tiền.

C. Phê bình.

D. Cải tạo không giam giữ.

Câu 36:

Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm kinh tế.

B. trách nhiệm xã hội.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 37:

Loại cạnh tranh nào giữ vai trò là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Cạnh tranh lành mạnh.

B. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn.

C. Cạnh tranh không lành mạnh.

D. Mọi loại cạnh tranh.

Câu 38:

Anh B đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh B không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh A đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh B làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. Anh B đòi anh A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi. Anh B đã gọi anh D và anh Q đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Anh D và anh Q.

B. Anh A.

C. Anh A, anh B, anh D và anh Q.

D. Anh B, anh D và anh Q.

Câu 39:

Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. lượng.

B. độ.

C. điểm nút.

D. chất.

Câu 40:

Do mẫu thuẫn trên facebook giữa học sinh A với học sinh B và C nên B và C đã rủ H, N và M tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H, B, C, M, N đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A. H và B lao vào A và đánh dằn mặt, còn  N thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự. Hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Học sinh B, C, H, N.

B. Học sinh H, B, C, M, N.

C. Học sinh H, B và N.

D. Học sinh A, B, C, H, N.